Định nghĩa
Mất thính giác một phần hoặc hoàn toàn.
Phân loại
MẤT THÍNH GIÁC DO TIẾP NHẬN: do tổn thương tai trong hoặc tổn thương dây thần kinh thính giác.
MẤT THÍNH GIÁC DO DAN TRUYỀN: do tổn thương ống tai ngoài hoặc tổn thương tai giữa (hệ thống màng nhĩ – xương nhỏ).
MẤT THÍNH GIÁC HỖN HỢP: do nguyên nhân gây mất thính giác tiếp nhận và mất thính giác dẫn truyền. Thường bắt đầu bằng điếc dẫn truyền dẫn tới tổn thương ốc tai.
MẤT THÍNH GIÁC TRUNG TÂM: không phải là ngưỡng nghe bị giảm mà là những hiện tượng phức tạp làm giảm khả năng phân biệt các tín hiệu lời nói và tích hợp các thông tin từ lòi nói. Được phân ra thành:
- Tổn thương các nhân và các đường từ ốc tai ở các nhân trong hành – cầu não lên tới vỏ não.
- Tổn thương vỏ não thuỳ thái dương ở hai bên.
- Điếc lời: xem từ này.
Triệu chứng
Ở TRẺ NHỎ: cần nghi ngờ trẻ bị điếc nếu thấy trẻ không có đáp ứng với tiếng động và lời nói, trẻ chậm nói. Cần lưu ý cha mẹ trẻ về nguy cơ mắc điếc bẩm sinh: không tương đồng về Rh, mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ có mang, trẻ đẻ non, đẻ khó (thủ thuật sản khoa). Trong sáu tháng đầu, nếu trẻ không chớp mi khi có tiếng động mạnh thì có thể nghĩ tới trẻ bị điếc. Các kỹ thuật đặc biệt để phát hiện được áp dụng với trẻ trên 6 tháng. Giảm thính giác có thể làm trẻ chậm đi học.
Ở NGƯỜI LỚN: chú ý đến tiền sử về thời điểm bắt đầu có rối loạn về thính giác, về việc có ù tai, chóng mặt, tiền sử chấn thương sọ não hoặc chịu đựng âm thanh mạnh, các bệnh nhiễm khuẩn trước đó và việc dùng thuốc có độc tính lên tai.
Khám tai
SOI TAI: là thăm khám cơ bản nhằm xác định tình trạng của ống tai và màng nhĩ.
KHÁM THÍNH GIÁC
- Bằng lời nói: bình thường, nếu đối tượng dùng ngón tay bịt một lỗ tai vẫn nghe được tiếng nói nhỏ cách mình 4,5 m và nghe thấy tiếng nói bình thường cách mình 6 m.
- Bằng âm thoa: các nghiệm pháp Rinne và Weber (xem bảng). Cho phép so sánh sức nghe theo đường khí (khí đạo) và đường xương (cốt đạo). Trong điếc dẫn truyền, ngưỡng nghe theo khí đạo tăng còn sức nghe theo cốt đạo vẫn bình thường. Trong điếc tiếp nhận thì cả hai ngưỡng nghe khí đạo và cốt đạo đều tăng.
- Nghiệm pháp Fowler: (xem ở dưới) cho phép phân biệt điếc do ốc tai và điếc trên ốc tai.
NGHIỆM PHÁP MÊ LỘ HAY TIỀN ĐÌNH: (xem các nghiệm pháp tiền đình).
XÉT NGHIỆM CHUYÊN KHOA
- Đo thính lực: phép đo định lượng sức nghe và mất khả năng nghe, là xét nghiệm không thể thiếu được để theo dõi điếc và kết quả điều trị. Phải xét nghiệm trong phòng cách âm và gây ồn ở tai bên kia. Đo cảm giác nghe với các âm thuần nhất từ 128 đến 8000 Hz cho mỗi tai, theo khí đạo và cốt đạo. Các kết quả đo được ghi lại trên đồ thị cho thấy trường nghe ứng với các tần số khác nhau.
- Đo trở kháng của màng nhĩcho phép nghiên cứu độ di động của màng nhĩ, độ thông của vòi Eustache và phản xạ của cơ bàn đạp, độ di dộng của chuỗi xương nhỏ khi có kích thích âm.
- Ghi điện ốc tai: với đốĩ tượng không muôn hoặc không thể đáp ứng với kích thích âm, người ta đo đáp ứng ở ốc Xét nghiệm này chủ yếu có ích với trẻ nhỏ.
- Nghiên cứu điện thế nghe trên vỏ não: ghi hoạt tính điện vỏ não khi có kích thích âm (qua các điện cực đặt trên da đầu).
- Nghiên cứu điện thế nghe ở thân não.
- Ghi điện rung giật nhãn cầu: có ích trong việc phân tích các nghiệm pháp tiền đình.
ĐIẾC TIẾP NHẬN
Chẩn đoán
- Nghe kém các âm cao (đo thính lực: đường khí đạo tụt từ âm trầm sang âm cao).
- Nghiệm pháp RINNE: nghe âm thoa qua khí đạo tốt hơn là qua cốt đạo.
- Nghiệm pháp WEBER: đặt âm thoa lên một bên đỉnh đầu thì bên lành hoặc bên ít bị điếc nghe thấy rõ hơn.
- Nghiệm pháp FOWLER: thay đổi cường độ âm theo từng nấc, bệnh nhân so sánh âm nghe thấy ở tai lành và tai bị tổn thương. Có hiện tượng bù khi có cảm giác cường độ ầm thanh ở bên tai tổn thương tăng lên nhanh hơn là ở bên tai lành.
+ Hiện tượng bù gặp trong điếc Ốc tai (cảm giác) do tổn thương cơ quan nghe trong nội dịch mê lộ (cac tế bào Corti ở tai trong)
+ Hiện tượng bù không có trong điếc trên ốc tai (thần kinh) do tổn thương dây thính giác, thường do khối u cầu não – tiểu não.
- Khi dùng điện thoại, bệnh nhân nói to và nghe kém.
- Tiếng ồn xung quanh làm bệnh nhân khó hiểu lòi nói.
Căn nguyên
- Bẩm sinh: chấn thương sản khoa, mẹ bị mắc Rubeol trong lúc mang thai, mắc bệnh nguyên hồng cầu bào thai, dị dạng tai trong.
- Chấn thương: tổn thương tai trong hoặc tổn thương dây thính giâc.
- Bệnh mạch máu:
+ Điếc đột ngột: co thắt (đồ thị thính lực dẹt, ù tai, chóng mặt, cảm giác đầy tai), xuất huyết hoặc tắc các mạch máu của tai trong.
+ Điếc cũ do xơ vữa động mạch ốc tai – tiền đình.
- Viêm tai trong:
+ Bệnh do virus (viêm nội dịch mê lộ do virus): điếc đột ngột, sốt nhẹ, viêm mũi họng. Đôi khi là biến chứng của cúm, quai bị, sởi, tăng mônô nhiễm khuẩn hoặc nhiễm adenovirus.
+ Viêm màng não, viêm não, quai bị, zona.
- Thuốc độc với tai:
+ Kháng sinh: aminosid (streptomycin, amikacin, gentamicin, kanamycin, neomycin v.v…), vancomycin. Các kháng sinh này có gây tổn thương ở ốc tai và tiền đình. Macrolid (erythromycin v.v…).
+ Thuốc lợi tiểu: furosemid (nhất là ở người bị suy thận), bumetadin.
+ Salicylat: ù tai, điếc có phục hồi.
+ Quinin, quinidin, chloroquin.
Độc tính lên tai của các thuốc này tăng khi nồng độ trong huyết thanh cao và kéo dài, nhất là ở người già, người bị suy thận hoặc người bị mất nước. Sau một thời gian tiềm tàng xuất hiện điếc hai bên, đốì xứng, điếc rõ hơn với các âm cao, ù tai, chóng mặt và rối loạn thăng bằng.
- Chóng mặt Menière: điếc có chóng mặt.
- U dây thần kinh thính giác: u trung mô, xuất phát từ vỏ dây thính giác (phần tiền đình nằm trong ống tai trong); bị điếc cảm giác một bên, có ù tai, đôi khi bị rối loạn thăng bằng. Chẩn đoán dựa vào: không có hiện tượng huy động, thính lực đồ, điện thế nghe, chụp điện quang xương đá và chụp cắt lớp vi tính.
- Chấn thương do âm thanh quá mạnh (điếc do tiếng động): có thể phòng ngừa điếc ở một số nghề tiếp xúc với âm có cường độ cao (công nghiệp, sân bay, quân sự) bằng cách đeo mũ bảo hiểm có bịt tai. Đã có những trường hợp bị điếc do nghe nhạc rock có cường độ trên 85 dB.
- Nghễnh ngãng ở người già: điếc ở tuổi già, có thể xuất hiện sớm hơn và bắt đầu bằng giảm thính lực với các tần số cao (18 – 20 Hz), sau đó là với các tần số trung bình và thấp.
- Các nguyên nhân khác: tiểu đường, suy thận mạn tính, lipid huyết cao, chóng mặt Menière, hội chứng Alport.
Điều trị
TRẺ EM: do không thể điều trị chứng điếc tiếp nhận bẩm sinh nên việc phát hiện sớm là rất quan trọng để giúp đề ra chương trình phục hồi – giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở các trung tâm chuyên biệt.
NGƯỜI LỚN:
- Khi điếc đã gây cản trở cho sinh hoạt, làm việc: dùng máy trợ thính.
- Phòng ngừa điếc do thuốc: không để cho nồng độ thuốc trong huyết thanh cao quá mức gây độc, phát hiện sớm biểu hiện giảm thính lực (đo thính lực), ù tai và đi không vững.
- Các thể thứ phát: điều trị nguyên nhân (viêm màng não, giang mai, tiểu đường, khối u).
- Co thắt mạch máu: có thể thử dùng các thuốc gây giãn mạch ngoại biên.
Nghiệm pháp Weber | Nghiệm pháp Rinne | Nghiệm pháp Schvvabach | |
Phương pháp | Đăt đế âm thoa đang rung ở giữa trán hoặc ỏ trên đường giữa của đầu | Đạt đế âm thoa đang rung ỏ xương chũm; đến khi không nghe thấy nữa thì đặt ở gần vành tai (cách ống tai ngoài 4 cm) | So sánh thời gian nghe thấy âm thoa rùng được đặt ở xương chũm bệnh nhân và ờ người bình thường. |
Bình thường | Hai bên nghe thấy âm thoa bằng nhau. | Đường khí đạo nghe âm thoa lâu hơn đường cốt đạo (Rinne dương tính) | |
Điếc dẫn truyền một bên | Bên bị tổn thương nghe thấy âm thoa rõ hơn bẽn lành. | Bên tổn thương: đường cốt đạo nghe âm thoa rõ hơn đường khí đao (Rinne âm tính) | Bên tổn thương nghe thấy âm thoa lâu hơn so với người binh thường |
Điếc cảm giác hai bên | Bên tai lành hoặc ít điếc hơn nghe thấy âm thoa rõ hơn | Bên tổn thương: đường khí đạo nghe âm thoa rõ hơn đường cốt đạo (Rinne dương tính) | Bên tổn thương nghe thấy âm thoa ngắn hơn so với người bình thường |
ĐIẾC DO DẪN TRUYỀN
Chẩn đoán
- Khó nghe các âm trầm (thính lực đồ: đường cong khí đạo nằm ngang hoặc hơi lên cao, thấp so với mức độ điếc).
- Nghiệm pháp RINNE: cốt đạo nghe âm thoa rõ hơn khí đạo (Rinne âm tính).
- Nghiệm pháp WEBER: nếu đặt âm thoa ở đỉnh đầu thì bên điếc hoặc bên điếc hơn nghe thấy rõ hơn.
- Nghiệm pháp FOWLER: chênh lệch thính lực giữa hai tai không thay đổi, dù đo ở ngưỡng hay đo với các cường độ trên ngưỡng (không có hiện tượng bù).
- Dùng điện thoại: bệnh nhân nói nhỏ và nghe tương đối tốt.
- Nghe tiếng nói khi có tiếng ồn rõ hơn là khi im lặng (bàng thính Willis).
Căn nguyên
- Tắc ống tai: nút ráy tai (xem thuật ngữ này), nút biểu mô (màu xám, rắn, khó lấy).
- Viêm tai ngoài: rất đau, thành Ống tai ngoài bị phù, do nhọt, eczéma hoặc vết thương.
- Viêm tai do áp suất, xem từ này.
- Viêm tai giữa: cấp tính hoặc mạn tính, thường là hậu quả của viêm tai giữa thanh mạc từ lúc còn nhỏ vẫn còn (là nguyên nhân hay gặp gầy điếc dẫn truyền ở người lớn).
- Bẩm sinh: dị dạng tai ngoài hoặc tai giữa.
- Chấn thương: thủng màng nhĩ hoặc tổn thương chuỗi xương nhỏ.
- Xốp xơ tai: điếc từ từ do quá trình loạn dưỡng dẫn đến cứng khớp bàn đạp – tiền đình. Bệnh thường mang tính gia đình,
thường phụ nữ trẻ bị bệnh. Có thể xuất hiện vào lúc dậy thì và nặng lên khi có mang. Điếc hai bên, một bên bị nặng hơn. Chi tiết xem xốp xơ tai. - Xơ hoá màng nhĩ: trong tai giữa có mô sẹo xơ, gây nên các chỗ dính ở xung quanh các xương nhỏ và cửa sổ bầu dục. Điếc tăng lên sau mỗi lần bị sổ mũi. Màng nhĩ bị dày lên, xơ hoá, lõm vào do trong thùng màng nhĩ ít khí (vòi Eustache bị tắc).
Điều trị
- Trẻ em: chẩn đoán sớm và điều trị viêm-tai giữa tái phát, điều trị viêm tai thanh mạc; có thể phải dẫn lưu khí. Có khi phải mổ để điều trị viêm tai và viêm xương chũm mạn tính.
- Người lớn: các phương pháp mổ chữa điếc hay được dùng nhất để điều trị xơ cứng tai là tạo hình màng nhĩ và thay xương bàn đạp nhân tạo.