Tên bệnh “lệ phong”, bắt đầu thấy ở sách “Nội kinh”, lại có tên là bệnh “đại phong”. Các sách “Trúc hậu phương”, “Chư bệnh nguyên hậu luận”, đều gọi là bệnh (lại). Sách “Thiên kim yếu phương”, sách “Ngoại di bí yếu”, thì gọi là “ác lại” và “lệ dương”. Hiện nay thông thường gọi là “ma đại phong” hoặc “ma phong”. Bệnh này là một bệnh truyền nhiễm có tính chất ngoan cố:

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân bệnh này chủ yếu là do 3 thứ phòng, trùng, thấp, và cũng có quan hệ với các phương tiện như đại dương, khí hậu, tình hình sinh hoạt.

  • Phong

Như thiên “Phong luận” sách “Tố vấn” nói: “Phong hàn lấn vào phần mạch mà không tán đi thì gọi là “lệ phong””. Đó là nói rõ phong là nguyên nhân gây nên bệnh này.

  • Trùng

Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nhận rằng một số chứng bệnh của bệnh này, là kết quả của trùng ăn lân vào ngũ tạng và còn nêu rõ ràng, trùng là do “phong độc” lấn vào phần lý mà sinh ra. Sách “Tam nhân phương” lại nêu rõ rằng “cũng có do truyền nhiễm mà mắc bệnh”.

Các sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”, “Tiết kỷ y án” và “Phong môn toàn thư” đều nhấn mạnh về sự quan hệ của địa phương, khí hậu và hoàn cảnh sinh hoạt đối với bệnh này. Sách “Tiết kỉ y án” có những câu: “…sau khi say rượu nhập phòng, tắm gội, trèo núi, lội nước.,.vùng Hoài dương,

Lĩnh nam, Mẫn việt hay mắc bệnh này”. Sách “Phong môn toàn thư” nói:

“Miền Đông Nam là chỗ đất thấp gần nước, thì bệnh này rất nhiều vì khí trời tương đối nóng, khí đất ẩm thấp”. Những thuyết trên đều nói rõ bệnh này có quan hệ với khí hậu thấp nhiệt.

Còn có mặt dự phòng thì từ đời đại Tuỳ, Đường đã có nhận thức đến tình trạng yếu của bệnh này, cho nên có lập ra “trại người hủi” hoặc dự phòng bằng cách cho người bệnh cách ly gia đình ở một mình trong núi sâu.

  1. BIỆN CHỨNG

Về chứng trạng của bệnh này đại khái có thể chia làm hai thời kì trước và sau:

  • Thời kỳ trước

Mặt như quang dầu, khi đỏ thẫmf khi nhạt, lông mày thưa rụng, thân hình có chỗ thịt tê dại, không biết gì, chỗ tê dại hoặc to như đồng tiền, hoặc to như bàn tay, không ra mồ hôi, châm kim vào không đau, da dẻ hay Lở, lở hình như hởi và ghẻ, hoặc như vẩy cá, hoặc như lỏ đồng tiền, sắc mặt hoặc trắng, khắp người ngứa, hình như có sâu bò, và phần nhiều thấy chỗ bắp thịt chỗ hồ khẩu gầy tóp đi.

  • Thời kỳ sau

Lông tóc thưa đi rõ rệt, thân thể có nhiều vùng thịt đã chết, các chỗ mặt vai cánh tay, tay chân và bắp chân hay mọc mụn lở hối loét. Nặng thì có thể thấy môi vều răng rụng, mặt xếch chân co, đốt ngón chân, tay teo, rút gan bàn chân thủng toạc, sống mũi lõm xuống, hình thể tổn thương,                       I

mặt mũi biến đổi, khắp mình lở loét, hôi thối không thể chịu nổi.

Bệnh tình của bệnh này khá dài, tuỳ từng lúc có thể do những nguyên nhân khác, mà phát sinh ra kiêm chứng. Nói tóm lại bệnh này là thuộc về thực nhiệt, nhưng dằng dai lâu ngày tất nhiên cũng làm cho chính khí hư, sách Tiết kỉ y án, đã có biện luận và nhận thức như sau:

“Nếu miệng lưỡi sưng đau, nước bẩn thường chảy ra, khát nước, phát nóng, hay uống nước lạnh, đó là nhiệt độc ở thượng tiêu. Chân răng chảy máu nóng mà đại tiện bí kết, đó là chứng nhiệt độc dầm thấm. Nước bẩn

tuy hết, miệng lưỡi không khỏi hoặc phát nóng hay khát mà không uống nước lạnh, đó là hư nhiệt”.

Chẩn đoán bệnh này còn nên chú ý đến các tình trạng truyền nhiễm và lịch trình tiếp xúc, đồng thời có thể xem dùng 4 phương pháp dưới đây, để giúp cho việc chẩn đoán.

Cách ánh lửa dọi má: Cho người bệnh đứng bên cạnh chỗ lửa rèn, trông xem sắc má, hễ đỏ là hủi, xanh thì không phải hoặc dùng hỏa thang rượu trong lò nơi ở nhà tôi, để nghiệm xem sắc mặt, hễ đỏ là phải, xanh là không phải, lại ở chỗ tối đen dùng vài chục que diêm đốt lên, soi vào mặt người bệnh hễ thấy sắc đỏ tức là hủi, người thường thì sắc mặt xanh nhợt.

Cách nghiệm bàn tay xem có đau không. Bảo người bệnh đập mạnh hai bàn tay vào nhau, hoặc ấn thử vào lòng bàn tay, nếu bệnh hủi thì đau không chịu được, người thường thì không đau.

Cách bảo người bệnh giơ tay để xem mầu sắc: bảo người bệnh đứng ngay ngắn không động đậy một tay giơ lên cao, một tay thòng lõng xuôi xuống, không cứ bên phải, hay bên trái, đằng trước hay đằng sau, người không bệnh thì bàn tay giơ lên tất nhiên là sắc trắng, bàn tay thõng xuống sắc đỏ, người có bệnh thì hai bàn tay đều trắng cả.

Cách dùng cây đa thử xem người bệnh ngứa hay không ngứa. Người sỢ bệnh hủi rất sợ cây đa, hễ thấy cây đa thì toàn thân rất ngứa, ngồi đứng không yên, tất nhiên phải cào gãi sạch hết rồi mối dễ chịu. Cách thử có thể là bảo người bệnh đứng dưới cây đa hoặc lấy cái rễ thõng xuống, thái nhỏ hoà với chè lụ can, cho uống, nếu là người bị bệnh hủi thì ngứa gãi không ngốt, người thường thì không thế.

  1. CÁCH CHỮA

Chữa bệnh này là phải chù yếu là trừ phong tiết độc, trừ phong tức là phát hãn, để tiết độc. Thời kì đầu có thể dùng cách châm kim cho chảy máu, Vương Khẳng Đường nói: “Cách chữa bệnh hủi là chủ yếu làm cho mất dịch vệ ra mồ hôi, nên cho luôn và nên châm cho ra máu luôn, đó đều là cách làm mất dinh vệ nhanh chóng. Trương cảnh Nhạc nói: “Nếu độc ở phần ngoài mà không chích vào khắp các chỗ đau và hai cánh tay, đùi, cổ tay, kẽ ngón của hai chân cho ra máu, thì độc không tan ra được. Nếu trong ngoài đều bị độc, mà không chích bên ngoài, bài tiết bên trong thì độc không thể nào hết được”. Cho nên trong thời kỳ đầu, cách chữa chủ yếu là phải giải cả biểu và lý. Dùng các bài như Thương nhĩ sao (1), Phòng phong thông thánh tán (2), Vạn linh đan (3). Thời kì sau, độc tà đã vào sâu, cách chữa chủ yếu là phải hoạt huyết thông độc, dùng các bài như Khu phong hoạt huyết hoàn (4), Truy phong tán (5), Hoàn cổ tán (6). Trên đây là phương pháp chữa chung, nếu nhiệt thịnh thì dùng Tam hoàng giải độc thang (7). Xuất hiện ra hiện tượng hư thì dùng Hà thủ ô (8), Bổ khí tả dinh thang (9). Ngoài ra nếu tình thế bệnh ổn định, thì dùng cách chữa trường kì, như Đại phong tử cao (10) và Tán phong hoàn (11). Có mụn vỡ loét thì nên theo cách chữa ngoại khoa.

  1. TÓM TẮT

Bệnh này lưu hành ở nước ta rất sớm, cho nên sách “Nội kinh” và sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”, đều có ghi chép tương đối tường tận, từ đời Minh trở về sau lại xuất hiện ra nhiều sách chuyên bàn về cách chữa bệnh hủi, như các sách “Phong môn toàn thư” của Tiến Hiểu Đình, sách “Giải vi nguyên tần” của Thẩm Chi Vấn, sách “Lộ đương cơ yếu” của Triết Lập Trai V. V…Những sách này đã có một tác dụng nhất định đối với cách dự phòng và điều trị bệnh này.

Phương pháp biện chứng luận trị về bệnh này, nói chung thì chia làm 2 thời kì là trước và sau, nhưng trên lâm sàng cần phải càn cứ vào thể chất bệnh nhân mạnh hay yếu, mà xử lí cho thích hợp.

PHỤ PHƯƠNG

  1. Thương nhĩ sao Dùng Thương nhĩ thảo (cây ké cả hột) 5 kg, hái lấy trước ngày lập thu, bỏ rễ và sâu, cắt ra thành đoạn dài 2 tấc, cho nước nấu đến 6 giờ đồng hồ, đem hai nước trước và sau, hoà cho đều lại đun khi còn khoảng 9 lạng thì thôi. Mỗi lần sau bữa cơm uống 2 thìa con, uống luôn hai thang, có thể thấy công hiệu.
  2. Phòng phong thông thánh tán: Phòng phong tửu, đại hoàng, mang tiêu, kinh giới, ma hoàng, hắc chi, bạch thược, liên kiều, xuyên khung, đương quy, bạc hà, hoàng cầm, thạch cao, hoạt thạch.
  3. Vạn linh đan: Mao sơn, thương truật, ma hoàng, khương hoạt, phòng phong, kinh giối, tế tân, xuyên ô, thảo ô, xuyên khung, thạch hộc, toàn yết, đương quy, cam thảo, thiên ma, hà thủ ô, hùng hoàng. Các vị tán hạt viên với mật mỗi viên 3 g, chu sa làm áo, dùng 9 cây hành sác làm thang mà uống, cho ra mồ hôi, không ra mồ hôi lại dùng để thúc ra.
  4. Khu phong hoạt huyết hoàn: Tạo giác thích, sơn giáp châu, tố du (váng sữa), đậu long, sà sàng tử, thiềm tô (nhựa cóc), thanh sương tử, thương nhĩ tử, phong tử phục, ngũ gia bì, dĩ nhân, bạch chỉ, thiên ma, phòng phong, bạc hà, ché thảo ô, tịnh thuyền y, toàn yết, bạch tật lê, xuyên khung, sinh địa, quy bản, xích thược, hồ ma nhân, xích linh, xuyên ngưu tất, cam thảo, hoàng liên, huyền sâm.
  5. Truy phong tán: Đại hoàng, xuyên uất kim, tạo giác thích, mỗi lần uống 5 g, gia thêm dầu hột đại phong 1 đồng 5 phân, phác tiêu 1 đồng, buổi sáng khi bụng đói hoà với rượu mà uống ấm, sau 3 – 4 giờ đồng hồ lại uống 1 lần, gia thêm ít mật, không nên nằm, đi ỉa vài lần, lây cháo loãng mà bổ.
  6. Hoán cơ tán: Ô tiêu xà (rắn hổ châu), bạch hoa xà, địa long, tế tân, mộc miết tử, bạch chỉ, thiên ma (cả thân cây), xích thược, mạn kinh tử, đương quy, uy linh tiên, kinh giới tuệ, cam cúc hoa, bất hôi mộc, tử sâm, mộc tặc, thiên môn đông, xuyên khung, cam thảo, hồ sa nhân, thương truật tắm nước gạo, thủ ô tán bột, mỗi lần uống độ 5 đồng với rượu nóng – nếu không có tử sâm, bắc hôi mộc cũng được.
  7. Tam hoàng giải độc thang: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, xích thược, khổ sâm, huyền sâm, chỉ xác, tân lang, xuyên khung, đại hoàng, ngân hoa, bạch tật lê, bạch tân bì, độc hoạt, cam thảo.
  8. Hà thủ ô: Hà thủ ô, đương quy thân, xuyên sơn giáp, sinh địa, thục địa, cấp mơ (tắc kè), trắc bách diệp, tùng châm (lá thông), ngũ gia bì, xuyên ô, thảo ô, nấu với rượu ngon mà uống, cho ra mồ hôi, kiêng gió.
  9. Bo khí tả dinh thang: Liên kiểu, thăng ma, cát cánh, hoàng cầm, sinh địa, hoàng liên, địa long, đương quy, hoàng kì, tô mộc, toàn yết, nhân sâm, bạch đậu khấu, cam thảo, nước 2 bát rượu 1 bát, đun còn 1 bát, bỏ bã, dùng nhựa ngô đồng 1 phân, thủy điệt, manh trùng đều 3 con (sao), xạ hương 5 ly, đào nhân 3 hột, nghiền nhừ cùng tán bột cho vào trong thuốc, sắc đến khi còn 7 phân, uống sau khi ăn cơm.
  10. Đại phong tử cao; Chỉ dùng 1 vị đại phong tử bỏ vỏ nghiên nhừ, cho vào đó sứ bịt kín, đặt vào nước sôi, sắc đến khi mầu đen như cao.
  11. Tán phong hoàn: Đại phong tử, ý dĩ nhân, kinh giới, khổ sâm, bạch tật lê, tiêu hồ sa, thương nhĩ tử, phòng phong, bạch hoàn xa, thương truật, bạch phụ tử, quế chi, đương quy, tần giao, bạch chỉ, tahro ô, uy linh tiên, xuyên khung, câu đằng, mộc qua, thỏ ty tử, nhục quế, thiên ma, xuyên ngưu tất, hà thủ ô, thiên niên kiện, thanh môn thạch (chế) xuyên ô, tri mẫu, chi tử, nghiên nhỏ viên với nước. Người lớn bắt đầu dùng 2 g, mỗi ngày 2 lần, sau 3 ngày, không có phản ứng lợm giọng nôn mửa, mỗi lần có thể thêm 5 phân, sau 8 ngày mỗi ngày 3 lần, trước khi ăn cơm, uống với nước chè lâu năm, kiêng ăn các thứ: Cá, thịt gà, lợn, ngỗng, trâu, dê, măng mới mọc (còn lông), rau cải, rau cải dầu, hại vị, khoai cù, ớt, gừng sống.
0/50 ratings
Bình luận đóng