Khái niệm
Chứng Khí âm đều hư là chỉ hai phương diện nguyên khí và chân âm trong cơ thể đồng thời bất tức, vừa có những chứng trạng suy tổn nguyên khí của ba tạng Phế, Tỳ, Thận, lại vừa có những biểu hiện ám hư nhiệt thịnh gây nên tân dịch của năm tạng bị hao tổn và doanh âm bất túc. Chứng này thường gặp ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối của ngoại cảm ôn bệnh hoặc nội thương tạp bệnh, bởi vì ốm lâu khỏi dùng các phép hãn, thổ, hạ, lợi thái quá, khí âm bị hao thương gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Khí âm đều hư là tinh thần mỏi mệt yếu sức, ra mồ hôi, đoản hơi, ho khan ít đờm, biếng ăn, miệng khô họng đau, chóng mặt hoa mắt, về chiều có cơn triều nhiệt, hồi hộp, lòng bàn chân tay nóng, mỏi lưng, ù tai, tiểu tiện ít, táo bón, lưỡi đỏ tía ít rêu, mạch Tế Sác vô lực v.v.
Chứng Khí âm đều hư xuất hiện rải rác trong các bệnh Xuân ôn, Thử ôn, Thấp ôn, Thu táo, và các bệnh biến trong nội thương tạp bệnh như Vị quản thống, Phế lao, Tâm quý và Lao tám.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng khí huyết đều hư và chứng Âm dương đều hư.
Phân tích
Vì nguyên nhân bệnh, bệnh tà và tính chất bệnh biến, bộ vị phát bệnh của chứng này không giống nhau, lâm sàng phải phân tích rõ ràng. Như chứng này có thể gặp trong bệnh Xuân ôn, phần nhiều do cảm nhiễm tà khí ôn nhiệt của thời lệnh mùa Xuân, tà nhiệt ẩn náu ở khí phận, nhiệt kết ở Dương minh làm hao khí và tân dịch, làm cho Vị Trường mất chức năng truyền đạo, biểu hiện chứng trạng mình nóng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, miệng khô họng đau, bụng dưới trướng đầy rắn chắc, táo bón, rêu lưỡi vàng khô, mạch Trầm Nhược v.v. điều trị nên ích Khí dưỡng âm, tăng tân dịch khơi thông táo bón, chọn dùng bài Tân gia Hoàng long thang ) gia giảm.
Trong bệnh Thứ ôn xuất hiện chứng Khí âm đều hư, phần nhiều do màu Hạ nóng lực, nhiệt tà dồn ép mồ hôi, rất dễ hao thương khí âm. Kim tử cửu y án trong Thanh đại danh y y án tinh hoa từng nói “nếu đã ra nhiều mồ hôi thì khí nhân đó mà bị hao ở bên ngoài, vì đại nhiệt thì âm sẽ bị hao ở bên trong”. Nếu Thử làm thương khí âm, có chứng trạng mồ hôi ra nhiều mà minh nóng, chân tay rã rời tinh thần mỏi mệt, miệng khát mà tâm phiền, mạch Hư mà vô lực; Điều trị nên thanh thử nhiệt để ích khí âm, cho uống bài Vương thị thanh thử ích khí thang (ôn nhiệt kinh vĩ) gia giảm. Nếu thử nhiệt lui mà khí âm hao tổn thái quá, phải đề phòng hao dịch khí thoát, có chứng trạng phát nhiệt đã lui mà ra mồ hôi không dứt, khát nước phiền nhiệt, đoản hơi suyễn gấp, mạch Tán vô lực; đây là khí không cố nhiếp mà âm không giữ gìn được ở bên trong, phải dùng ngay biện pháp ích khí liễm âm, sinh tân cố thoát, cho uống Sinh mạch tán (Nội ngoại thương biện hoặc luận) gia giảm.
– Chứng Khí âm đều hư xuất hiện trong bệnh Thấp ôn. Nguyên nhân phần nhiều đã qua phát hãn nhiều lần, lại vì tính của thấp dính trệ, ra mồ hôi mà thấp nhiệt không giải, thấp tà lấn át mà khí âm hao tổn quá nhiều, có chứng trạng phát nhiệt ra mồ hôi mà nhiệt không giải, mỏi mệt hụt hơi, vùng ngực bụng nổi hạch bồi khô trắng như xương khô, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn nhớt, mạch Tế Sác… đó là loại Khô bồi do khí âm đều hư, phép chữa phải ích khí dưỡng âm, sinh tân lI.m dịch, cho uống Sinh mạch tán hoặc Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện) gia giảm.
– Chứng này cũng có thể gặp trong bệnh Thu táo, mùa Thu táo tà phạm Phế, táo dễ hóa nhiệt làm thương khí âm, xuất hiện chứng trạng mình nóng, ho khan không có đờm, thở suyễn khát nước tâm phiền, ngực sườn trướng khó chịu, mũi miệng khô ráo, lưỡi ít rêu, ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ, mạch Tế Sác; điều trị theo phép thanh Phế nhuận táo, cho uống Thanh táo cứu Phế thang (Y môn pháp luật) gia giảm. Nếu táo tà hóa nhiệt, hun đốt Phế Vị, tân dịch ở trong bị hao tổn sẽ xuất hiện Phế Vị khí âm đều tổn thương, có chứng trạng mình nóng bứt dứt, ho khan liên tục, ngực bụng đau âm ỉ, Vị Quản có cảm giác nóng rát, họng khô miệng khát, lưỡi ráo rêu lưỡi tróc máng, mạch Tế Sác điều trị nên tri dưỡng Phế Vị, cho uống Sa sâm mạch đông thang gia giảm, nếu Ôn tà nhiệt độc, lấn sâu vào hạ tiêu, làm hao thương chân âm, hoặc dùng nhầm phép phát hãn, xuất hiện chứng hồi hộp, chóang váng không yên, tự ra mồ hôi không dứt là biểu hiện Tâm Thận khí âm đều hư; điều trị nên ích khí trấn nhiếp, phù chính bồi nguyên, chọn dùng bài Cứu nghịch thang (Ôn bệnh điều biện) gia giảm, cuối bài thuốc này nêu rõ “Mạch Hư đại muốn Tán, thêm Nhân sâm 2 đồng cân”.
– Trong biện chứng Nội thương tạp bệnh, chứng này thường liên luỵ hai Tạng Phủ trở lên. Như trong bệnh Vị quản thống, phần nhiều do ăn uống không điều độ, Tỳ Vị vốn hư lại thêm nội thương thất tình, Can khí uất trệ, khí uất hóa hỏa hoành nghịch phạm Vị, nung nấu làm hại Vị âm, biểu hiện là khí âm của Tỳ Vị và Can đều bị hư, có chứng trạng Vị quản đau âm ỉ và trướng đầy, chướng nhiều hơn đau, nhộn nhạo khô miệng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, có lúc ợ hơi, đại tiện lỏng loãng, vùng Vị quản có lúc có cảm giác nóng rát, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Huyền có lực ; điều trị nên điều Can hòa Vị, ích khí dưỡng âm, cho uống bài Dưỡng vị thang (Chứng trị chuẩn thằng) hợp với Thược dược Cam thảo thang (Thương hàn luận) gia giảm.
– Bệnh Phế lao xuất hiện chứng này, phần nhiều do phú bẩm hư yếu, nằm ngồi không thận trọng, mệt nhọc tư lự làm hao tán nguyên khí, chính khí bất túc, vi khuẩn Lao nhân chỗ hư mà vào làm tổn thương Phế âm, xuất hiện khí âm ở Tỳ Phế Vị đều hư, có chứng trạng khái thấu khạc ra huyết, về chiều nóng từng cơn, quầng mắt đỏ hồng, đoản hơi, tinh thần mỏi mệt, thanh âm thấp nhỏ tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, kém ăn, lưỡi đó ít rêu, mạch Tế vô lực, điều trị nên ích khí dưỡng âm, bồi bổ sinh kim, cho uống bài Nguyệt hoa hàn (Y học tâm ngộ) gia giảm.
– Chứng khí âm đều hư xuất hiện trong bệnh Tâm quý, phần nhiều do cơ thể vốn hư yếu, Tỳ Vị bất túc, tư lự quá độ hao thương tâm huyết, huyết hư thì âm suy, xuất hiện khí âm của Tỳ Vị và Tâm đều hư, có chứng trạng tim hồi hộp không yên, chóng mặt hoa mắt, sắc mặt trắng xanh, miệng khô họng đau, nóng bàn tay chân nóng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, lưỡi đỏ nhạt, ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Kết Đại; điều trị nên ích khí dưỡng tâm, tư âm ninh thần, chọn dùng bài Thiên vương bổ tâm đan (Thế y đắc hiệu phương hoặc Trích Cam thảo thang(Thương hàn luận) gia giảm.
– Chứng này cũng xuất hiện trong Lâm chứng, phần nhiều do bị chứng lâm lâu ngày không khỏi, nguyên khí của Tỳ Vị suy tổn, lại thêm mệt nhọc quá sức, phòng thất vô độ, hoặc dùng thuốc thấm lợi nhiều hại tân dịch, xuất hiện Khí âm của Tỳ Vị và Thận đều hư, lại vì cứ mệt nhọc thì phát bệnh, cho nên gọi là Lao lâm, có chứng trạng tiểu tiện giỏ giọt, tái phát nhiều lần, tinh thần rã rời khốn đốn, bụng dưới trướng nặng, miệng khô họng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác, điều trị theo phép kiện Tỳ ích khí, tư âm bổ Thận, cho uống Thất vị đô khí hoàn (Y tông kỷ nhiệm biên) gia giảm.
Trên đây giới thiệu những trọng điểm từ Tỳ Vị khí hư mà ảnh hưởng đến Tạng Phủ khác rồi xuất hiện chứng này; Đương nhiên, còn có thể do Phế khí hư hoặc Thận khí hư mà ảnh hưởng đến các Tạng phủ khác rồi xuất hiện chứng này, như có thể thấy Phế Tỳ khí âm đều hư mà hình thành bệnh Phế nuy; có thể thấy Phế Tâm khí đều hư mà thành bệnh chính xung; Phế Can khí âm đều hư mà thành bệnh Khái huyết; Phế Thận khí âm đều hư gây nên bệnh Suyễn; Tâm Thận khí âm đều hư dẫn đến bệnh Bất mị. Can Tỳ Thận khí âm đều hư dẫn đến bệnh Trúng phong v.v. Tóm lại, lâm sàng nên xuất phát từ học thuyết chuyển thể và mối liên quan của các Tạng Phủ để tìm ra các bộ vị Khí âm đều tổn thương và các Tạng Phủ trực tiếp, mới có thể từ trong những bệnh phức tạp rắc rối Phân tích được rõ ràng, không thể rối loạn
Cũng cần chỉ rõ, vô luận là bệnh ngoại cảm hay nội thương, chứng này phần nhiều gặp ở người vốn khí hư hoặc âm hư, và hay phát bệnh vào mùa Hạ Thu; bởi vì mùa Hạ nóng nực rất dễ hao khí thương âm, Thu táo xâm nhập rất dễ hóa nhiệt, nung đốt khí âm gây nên chứng Khí âm đều hư.
Ngoài những nguyên nhân đã nói ở trên, cũng cần coi trọng đến nhân tố bắt nguồn từ việc chữa chạy, bởi vì từ việc dùng thuốc hạ nhầm, dùng thuốc thổ nhầm, làm ra quá nhiều mồ hôi, dùng thuốc thấm lợi vô độ đều có thể làm cho nguyên khí của cơ thể suy tổn, âm dịch mất dần, từ đó mà xuất hiện chứng này, không thể không thận trọng.
Những điều trình bày ở trên, trong quá trình biến hóa của chứng này thường có kiêm cả các bệnh tà uất – đàm – ứ. Khí âm đều hư mà kiêm cả khí uất, phần nhiều do tình tự ức uất, Can uất hóa hỏa mà làm cho khí âm hao thương nặng thêm, như có các chứng ho khan, thở suyễn. Khí âm đều hư mà kiêm cả đàm nhiệt, phần nhiều do Tỳ khí hư mà đàm thấp ứ đọng ở trong, hóa táo nhiệt mà khí âm càng tổn hại, như có chứng chóng mặt v.v. Khí âm đều hư mà kiêm cả ứ huyết, phần nhiều do ứ huyết ngăn trở mà hóa nhiệt thương âm, như có các chứng Ế cách và Trưng tích. Đối với các trường hợp có kiêm bệnh tà, nên áp dụng phép vừa công vừa bổ, dứt khoát không được dùng liều thuốc mạnh; Nếu công phạt thái quá, sẽ phạm sai lầm đã hư lại ỉ làm hư thêm. Tục ngữ nói “ôn dương thì dễ, hồi phục âm thì khó khăn”, nói lên việc khôi phục khí âm phải có một quá trình, nên sử lý từ từ không được nôn nóng hấp tấp, dùng bừa thuốc tư nhị làm trở ngại sự sinh phát của Vị Khí. Chứng Khí âm đểu hư nếu không khôi phục dần dần, khí hư liên luỵ đến dương, có thể dẫn đến chứng âm dương đều hư. Đây là thời kỳ phát triển cuối của chứng khí huyết âm dương hư, tất nhiên liên luỵ đến gốc rễ Thận âm, Thận dương. Cuối cùng, vì nguyên âm, nguyên dương suy kiệt, âm dương chia lìa, sinh mạng cũng ngừng hoạt động.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Khí Huyết đều hư với chứng Khí âm đều hư, trên lâm sàng cả hai đều biểu hiện khí hư như tinh thần mệt mỏi yếu sức, đoản hơi, ăn không thấy ngon. Nhưng chứng Khí Huyết đều hư là hai phương diện Khí và Huyết đều suy tổn, nguồn sinh hóa của cơ thể bất túc, công năng Tạng Phủ giảm sút, có chứng trạng tinh thần mệt mỏi yếu sức, đoản hơi, chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, sắc mặt tái xanh kém tươi, chân tay tê dại, móng tay chân nhợt, lưỡi nhạt bệu, Mạch Tế Nhược vô lực. Điểm chủ yếu khác với chứng Khí âm đều hư ở chỗ: Một là chứng Khí huyết đều hư, cả khí với huyết cùng mắc bệnh, còn chứng Khí âm đều hư, là cả khí âm đều mắc bệnh. Hai là loại trên có chứng trạng của Huyết hư rõ ràng như chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, sắc mặt trắng xanh, môi miệng và móng tay chân không tươi. Còn chứng khí âm đều hư thì xuất hiện rõ ràng chứng trạng”âm hư sinh nội nhiệt”như ho khan ít đờm, miệng khô họng đau, về chiều triều nhiệt, lòng bàn chân tay nóng. Ba là chứng Khí huyết đều hư trong quá trình diễn biến tật bệnh, có thể do huyết hư đến nỗi âm khuy, dẫn đến khí âm đều hư, về cơ chế bệnh hai chứng này có liên quan đến nhau. Bốn là chứng Khí huyết đều hư về điều trị nên bổ dưỡng khí huyết, còn điều trị chứng Khí âm đều hư nên theo phép ích khí dưỡng âm sinh tân.
– Chứng Âm Dương đều hư với chứng Khí âm đều hư, cả hai đều thuộc hư chứng, hơn nữa đều có biểu hiện chứng Âm hư. – Nhưng chứng Âm Dương đều hư chủ yếu là chỉ nguyên âm, nguyên dương của Thận đều hư ; vô luận âm dương của Can, Phế,Tâm, Tỳ bất túc, phát triển đến giai đoạn cuối, tất nhiên sẽ liên lụỵ đến chân âm chân dương của Thận, bởi vì chân âm chân dương của Thận là cơ sở của dương khí và âm dịch toàn thân, cho nên lâm sàng chỉ âm dương đều hư tức là chỉ Thận, còn bộ vị bệnh biến của chứng Khí âm đều hư thì không nhất định là ở Thận, mà năm Tạng đều có thể xuất hiện. Chứng Khí âm đều hư có những chứng trạng của khí hư rõ rệt như tinh thần mỏi mệt yếu sứ, tiếng nói thấp nhỏ và đoản hơi; Chứng Âm dương đều hư không chỉ biểu hiện âm dịch bất túc mà còn thấy cả biểu hiện dương khí bất túc hoặc dương hư sinh ngoại hàn. Ví dụ như bệnh Phế lao dẫn đến chứng âm dương đều hư, có thể thấy biểu hiện ớ Phế bộ như các chứng trạng ho khan, khạc ra huyết, suyễn gấp thở dốc, động làm thì bệnh nặng thêm, lại có thêm các chứng trạng của âm hư trong xương nóng âm ỉ, mồ hôi trộm di tinh, và có thể thêm các chứng trạng của dương hư như lưng đùi mỏi lạnh, cơ thể lạnh chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, dương nuy, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế v.v. Cho nên lâm sàng chỉ cần nắm vững đặc điểm dương hư sinh hàn thì chuẩn đoán phân biệt hai chứng không khó khăn.
Trích dẫn văn y
– Lại có loại Bạch bồi có nốt trắng nhỏ lấp lánh như thủy tinh, đó là thấp nhiệt làm thương Phế, tà khí tuy ra mà khí dịch bị khô, cần dùng vị thuốc ngọt để bổ; hoặc chưa đến nỗi làm thương khí dịch kéo dài thì đó là thấp uất ở Vệ phận, là lý do hãn không ra được gây nên, cần sử trí tà khí ở khí phận, Bạch bồi mà trắng như xương khô là xấu, là dấu hiệu khí dịch bị kiệt (Ngoại cảm ôn nhiệt thiên).
– Nhiệt vào huyết thất, thầy thuốc điều trị thanh cả khí và huyết, tà khí rút đi nửa chừng, dư tà chưa hết, mạch Sác, bài Hộ, dương hòa âm thang chủ chữa bệnh ấy – Bị thử tà và nhiệt kéo dài, ngủ không yên, ăn không ngon, thần thức lơ mơ, đó là âm dịch và nguyên khí cả hai đều bị hại, bài Tam tam tài thang chú chữa bệnh ấy – Kiết lỵ kéo dài, âm bị thương, khí bị hãm, giang môn trệ xuống, phải ngồi mỏi cả mông, bài Địa hoàng dư lương thang chủ chữa bệnh ấy. Kiết lị kéo dài, âm bị thương miệng khát lưỡi khô, sốt nhẹ ho nhẹ, bài Nhân sâm Ô mai thang thủ chữa bệnh ấy (Hạ tiêu thiên – ôn bệnh điều biện).
– Mạch tượng Hư Tế, tả quan hơi Huyền, Tỳ vị suy yếu từ lâu, Can dương vượng một phía, lại thêm vật vã quá mức, Tâm khí cũng hư. Từ vào Hạ đến giờ lại cảm nhiễm tà khí hàn thử, có các chứng trạng đau bụng tiết tả; Hiện tại bệnh đã giảm. Nhưng tảng sáng thì đau bụng sôi bụng, miệng ứa bọt rãi, chân tay các khớp đau mỏi, khát nước tâm phiền, đêm ngủ không yên, ăn thứ thơm tho thì đi lỏng, rêu ở giữa lưỡi tróc mảng, đây là chứng khí âm đều tổn thương, trung khí không vững vàng, dùng thang thuốc thiên về hàn thiên về nhiệt rất khó; nghĩ nên điều dưỡng Tâm Tỳ làm bền chắc trung khí; dùng Đảng sâm, Sơn dược, Táo nhân, Ô mai, Thược dược, Trích thảo, Bạch truật, Dương quy, Phục thần, Liệu đậu, Trích kỳ, ích trí, Hồng tảo...(Mã bồi chi y án – Thanh đại danh y y tán tinh hoa).
– Tuổi đã ngoài 70, bệnh đã hơn hai tuần, không những chân âm bị tổn thương, mà có thể chân khí cũng hao tổn, cho uống các vị Giao, Địa để vào âm và giữ gìn dịch, lại thêm Sâm Mạch vào khí để bảo tồn tân. Hay ngày nay có chiều hướng chuyển đỡ, xu thế mãnh liệt đã giảm dần, tân dịch cũng thấy hồi phục, chất lưỡi còn khô ráo chưa nhuận, đại tiện đã sáu ngày chưa đi, phủ khí kém sự thông giáng, tồn tại ảnh hưởng nhiệt đàm, vì thế còn lưởng vưởng. Phép trị vẫn theo nguyên ý có gia giảm thêm; Tây dương sâm, Tiên sinh địa, A giao, Tê giác, Thạch cao nung, Nhân trung hoàng, Qua lâu nhân, Đan bì, Ngân hoa, Cát cánh, Trúc lịch, Tang diệp (Kim tử cửu y án – Thanh đại danh y Y án tinh hoa).