Khái niệm
Chứng Hàn đàm còn gọi là Lãnh đàm, chỉ một loạt chứng trạng do hàn với đàm câu kết, hàn đàm ngăn trở Phế gây bệnh. Chứng Hàn đàm là do thể trạng vốn có đàm trọc lại cảm nhiễm hàn tà ở bên ngoài, hoặc dương hư sinh hàn, thủy thấp không vận hành, hàn với đàm câu kết gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng Hàn đàm là sắc đàm trắng và trong loãng, ngực khó chịu, suyễn khái, cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện nhão, chấ, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Hoạt.
Chứng Hàn đàm thường gặp trong các bệnh Háo, Khái thấu, Âu thổ.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Thấp đàm, chứng Phong đàm phạm phế.
Phân tích
Chứng hàn đàm xuất hiện trong các bệnh Háo, Khái thấu và Âu thổ, tuy đều có chứng biểu hiện cộng đồng như đàm kết hợp với Hàn, nhưng lại có những đặc điểm riêng và phép chữa cũng khác nhau.
– Chứng Hàn đàm gây nên bệnh Háo và Khái thấu là vì nguyên nhân bệnh và vị trí bệnh giống nhau, đều xuất hiện các chứng trạng của chứng Hàn đàm như đã nói ở trên. Nhưng Háo là do hàn đàm ẩn náu ở Phế gây nên bệnh suyễn thở đờm khò khè kéo cưa tái phát nhiều lần, khi không có cơn thì như nguời vô bệnh, khi có cơn thì thở gấp gáp, trong họng có tiếng khò khè; điều trị nên ôn hóa hàn đàm, lợi khí dẹp cơn suyễn, chọn dùng bài Tiểu thanh long thang(Thương hàn luận).
– Khái thấu xuất hiện trong chứng Hàn đàm là do hàn đàm ngăn trở Phế, Phế mất sự túc giáng gây nên, có đặc trưng là khái thấu kéo dài lúc nặng lúc nhẹ, sau lưng có cảm giác lạnh; điều trị nên ôn Phế tán hàn, hóa đàm chỉ khái chọn dùng bài Linh cam ngũ vị khương tâ thang(Kim Quỹ yếu lược) hợp với Nhị trần thang(Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương).
– Bệnh Ẩu thổ xuất hiện chứng Hàn đàm là do đàm đọng lại ở trong, Vị mất hòa giáng gây nên, có đặc điểm là Vị quản trướng đầy, ưa ấm sợ lạnh, nôn mửa ra đàm rãi; điều trị nên ôn hóa hàn đàm, hòa vị giáng nghịch, cho uống bài Tiểu bán hạ thang (Kim Quỹ yếu lược) hợp với Phục linh Quế chi Bạch truật Cam thảo thang(Thương hàn luận).
– Chứng Hàn đàm đa số ở người dương hư. Dương hư thì hàn thịnh, thủy thấp ngăn trệ, ngưng kết thành đàm. Người cao tuổi dương khí bất túc, rất dễ mắc chứng Hàn đàm. Trong một năm, mùa Đông âm hàn thịnh, bên trong bên ngoài cũng có tà khí, cho nên chứng hàn đàm dễ có cơn khá nặng về mùa Đông. Trong một ngày, buổi tối và ban đêm âm khí thịnh cho nên chứng hàn đàm thường có cơn nặng về buổi tối và ban đêm. Dân cư trú ở phương Bắc thường mắc chứng Hàn đàm nhiều hơn dân cư trú ở phương Nam.
Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Hàn đàm rất dễ xuất hiện chứng hậu kiêm chứng Tỳ dương hư và Thận dương hư. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp, cho nên người xưa có nói “Tỳ là cái nguồn sinh ra đàm”. Tỳ dương hư thì mất chức năng vận hóa, thủy thấp ngưng đọng sẽ sinh ra đàm, mặt khác thấp ngăn trệ lại tổn thương Tỳ dương, cho nên chứng Hàn đàm thường xuất hiện chứng Tỳ dương hư. iểu hiện chú yếu của chứng Tỳ dương hư là kém ăn, đau bụng vừa ưa ấm thích xoa bóp, tay chán không ấm, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn, mạch Trầm Tế vô lực. Thận dương là gốc rễ của dương khí toàn thân, có công chưng hóa thủy dịch, Thận dương hư thì mất quyền ôn hóa, thủy thấp ứ đọng ở trong tràn lên thành đàm; cho nên chứng Hàn đàm thường thêm cả chứng Thận dương hư. Biểu hiện chủ yếu của chứng Thận dương hư là lưng gối mỏi yếu, thân thể và chân tay lạnh, chóng mặt ù tai, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch Trầm Tế vô Lực.
Chẩn đoán phân biệt
– Chứng Thấp đàm với chứng Hàn đàm: Chứng Thấp đàm là do Tỳ khí hư yếu, thủy thấp không vận hành, tụ thấp sinh đàm gây nên. Chứng Hàn đàm là do trong cơ thể vốn có đàm trọc lại bị ngoại cảm hàn tà hoặc Tỳ Thận dương hư, dương hư sinh hàn, thủy thấp không hóa được, ngưng tụ sinh đàm gây nên.
Chứng Thấp đàm với chứng Hàn đàm đều có thể xuất hiện chứng trạng đàm trắng loãng, vùng ngực đầy tức, khái thấu thở gấp, lưỡi nhạt rêu trơn; Chẩn đoán phán biệt giữa hai chứng ở chỗ chứng Thấp đàm có đặc trưng là mửa ra đàm lượng nhiều, kém ăn buồn nôn, thân thể và vùng ngực nặng nề đó là do thấp tà làm khốn đốn Tỳ Vị. Còn chứng Hàn đàm thì chất đàm trong loãng, cơ thể ớn lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện trong đại tiện lỏng, có đặc trưng của Hàn tượng.
– Chứng Phong hàn phạm Phế với chứng Hàn đàm; Chứng phong hàn phạm phế là do ngoại cảm phong hàn ẩn náu ở trong Phế, Phế vệ không tuyên thông gây nên. Vì Phế mất sự túc giáng, tân dịch không phân bốc ược, ngưng tụ thành đàm, cho nên chứng đàm phong hàn phạm Phế biểu hiện đàm trắng loãng, khái thấu, gần giống với chứng Hàn đàm. Nhưng chứng Phong hàn phạm Phế còn có thể kiêm các chứng trạng thuộc biểu hàn như phát sốt sợ lạnh, đầu mình đau mỏi, mũi tắc mũi chảy nước trong; cho nên có thể làm cơ sở để phân biệt với chứng Hàn đàm.
Trích dẫn y văn
– Chứng Lãnh đàm là do Vị khí hư yếu không lưu thông được thủy cốc, cho nên đàm với thủy kết tụ ở khoảng Hung cách, có lúc làm cho người ta khí nghịch, ứa nước chua, chân tay tím tái, không ăn uống được (Đàm ấu bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận.
– Bệnh ở Kinh Thận gọi là Hàm đàm; mạch Trầm, mặt đen sạm, tiểu tiện đau gấp, chân lạnh, hay sợ sệt, trong đàm có lẫn chấm đen mà loãng, dùng các bài Khương quế hoàn, Bát vị hoàn, Hồ tiêu lý trung hoàn (Đàm ấm – Y tôn tất độc).