Tiêu chảy là chứng bệnh thường mắc phải trong các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh này đại tiện nhiều hơn bình thường, phân và nước tiểu loãng, lượng nước trong phân nhiều, có khi có cả chất béo, những chất không được tiêu hóa, hoặc có chứa cả máu đặc. Người bình thường mỗi ngày đại tiện một lần, có người 2-3 ngày mới đại tiện một lần, hoặc mỗi ngày 2-3 lần nhưng phân vẫn bình thường thì không nên cho rằng đó là bệnh tiêu chảy. Điều cần lưu ý là, người già và người ở thời kì hậu phẫu thường mắc chứng táo bón trực tràng tính, do phân lưu lại trong khoang trực tràng, kích thích lớp niêm mạc ở trực tràng, khiến cho số lần đại tiện tăng lên, qua nhiều lần tạo thành chứng lỵ, có khi còn đại tiện cả dịch nhầy ra ngoài, cũng không nên cho rằng đó là bệnh tiêu chảy mà trên thực tế đó là bệnh táo bón ở mức độ nghiêm trọng, đối với loại bệnh táo bón này cần tiến hành rửa ruột hoặc tìm cách đưa phân ra ngoài, y học gọi bệnh này là tiêu chảy giả.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Người mắc bệnh tiêu chảy y học không có thuốc điều trị, có thể dùng 5 – 10 gam lá chè cho trực tiếp vào miệng, nhai nát rồi nuốt vào bụng, cách này rất có hiệu nghiệm. Có thể dùng trà xanh, hoặc cũng có thể dùng trà nhài. Trà là đồ uống truyền thống của Trung Quốc và đây cũng là một loại thuốc tốt. Theo cách lí luận của Đông y, lá trà giúp cơ thể tỉnh táo, nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng lá trà còn có tác dụng diệt khuẩn, vì vậy nó có tác dụng kháng khuẩn ngăn tiêu chảy đối với bệnh tiêu chảy vi khuẩn cấp. Tuy nhiên cần chú ý hai điểm sau: một là trong lá trà ngoài chất tannins còn có những thành phần tạo sự hưng phấn như chất cà phê in, theophylline, v.v…, nếu dùng với số lượng nhiều có thể dẫn đến mất ngủ. Tiếp đó, thành phần chất tannins và phenol trong lá trà còn có thể tạo sự kích thích tràng vị, ảnh hưởng tới bộ phận dạ dày. Vì vậy, người bị bệnh về dạ dày hoặc mất ngủ không nên dùng cách này.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà chanh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lấy một quả chanh. Trước tiên chanh luộc chín rồi gọt bỏ vỏ, phơi khô, cho vào ấm sứ, cho một lượng muối ăn thích hợp vào ướp. Mỗi lần dùng một quả chanh, cho vào bát rồi dội đầy nước sôi lên, đậy nắp để trong 15 phút. Đây là đồ uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt bồi dưỡng sức khỏe, hòa vị điều hòa bài tiết.

Chú ý: Phương pháp này còn chữa trị chứng nấc, viêm tràng vị cấp tính, tiêu chảy nôn, vào mùa hè đây còn là đồ uống giải nhiệt và bảo vệ sức khỏe rất tốt.

– Trà táo đỏ với đảng sâm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 20 gam, táo đỏ 10 – 20 quả, lá trà 3 gam. Đảng sâm, táo đỏ sau khi rửa sạch cho vào đun cùng với lá trà là có thể dùng được.

Công dụng chữa trị: Bổ tì hòa vị, ích khí bồi dưỡng sức khỏe.

Chú ý: Thích hợp với những người thể lực suy giảm, người sau khi phát bệnh ăn uống kém đi, đại tiện ra phân loãng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tim đập nhanh hoặc đập loạn nhịp, phụ nữ có tạng nóng.

Đảng sâm
Đảng sâm

– Trà tứ quân tử

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 10 gam, bạch thuật 6 gam, phục linh 12 gam, cam thảo 4 gam. Đun thành thang thuốc dùng như trà.

Công dụng chữa trị: Bổ khí, kiện tì, dưỡng vị.

Chú ý: Phương pháp này điều trị được chứng hư tì vị khí, quá trình vận chuyển các chất yếu, ăn uống kém, giọng yếu, toàn thân mệt mỏi, đại tiện ra phân loãng.

– Trà đậu côve

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu côve bỏ vỏ 30 gam (nếu là đậu tươi là 60 gam), cho một lượng nước thích hợp vào đun cho đến khi đậu chín nhừ, chắt lấy nước, uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Bổ tì, giải nhiệt, tiêu ẩm.

Chú ý: Đồ uống này chủ trị các bệnh về bài tiết, bài tiết quá nhiều, khi đại tiện ra phân loãng như nước, không có mùi hôi, bị đầy bụng hoặc đau âm ỉ, hoặc bị chóng mặt, thể lực mệt mỏi, mặt vàng võ, bựa lưỡi trắng, mạch yếu. Đậu côve còn gọi là đậu côve Danh Nam, đậu Cao Mi, đậu trà, v.v…đều là những cây thuộc họ đậu. Thông thường vào khoảng thời gian lập đông thì ta nên hái những quả đậu đã chín, phơi khô, lấy ra những hạt giống, lại phơi khô một lần nữa. Lấy nhân đậu côve đã sạch cho vào nồi rang đều dưới lửa nhỏ cho đến khi chúng chuyển thành màu vàng, khi chín dần dưới tác động của nhiệt thì lấy ra để nguội giã nát rồi cho vào dùng. Món trà này có vị ngọt dịu, có chức năng bổ tì, giải nhiệt tiêu ẩm, có thể chữa được các chứng liên quan đến nóng ẩm, nôn ọe, bài tiết, yếu tì, nấc, ăn ít mà bài tiết nhiều, giải khát, v.v… Theo nghiên cứu của phương thuốc này đã chỉ ra rằng, trong đậu côve có chứa hàm lượng các chất protein (22,7%), chất béo (1,8%), cacbon hyđrat (57%), canxi, phot pho, sắt, axit phytic, magie, axit pantothenic, kẽm. Cuốn “Bản thảo cầu chân” đã luận giải về cách điều trị bài tiết đối với loại đậu côve này như sau: “Loại này có tác dụng bổ tì, có vị ngọt, bản thân đậu côve có mùi thơm, giúp củng cố chức năng của tì; giúp tì luôn có cảm giác dễ chịu; tì đắng ẩm mà ưa khô, đậu côve có tính nóng, càng củng cố chức năng của tì mà khắc phục được tính khô. Khi tì đã tốt, đường nước sẽ tự thông, không bị lẫn, còn những chất độc nóng ẩm từ mặt trời sẽ tự khắc chế được chỉ còn lại trong tì những chất có lợi, như thế liệu còn bệnh khát và bệnh về bài tiết được không?” Người có tì vị không tốt, mùa hè nên thường xuyên uống loại trà này có thể thanh nhiệt tiêu ẩm, phòng chữa bệnh về tả lợi.

– Trà nhị trần chỉ lợi

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà trần, trần bì 10 gam, gừng tươi 7 gam. Trần bì đem cắt nhỏ, trộn cùng với lá trà, gừng tươi rồi cho vào cốc giữ nhiệt, cho nước sôi vào, uống làm nhiều lần. Mỗi ngày dùng 2-3 thang.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu ẩm, thông khí chữa lỵ.

Chú ý: Món trà này chủ trị nhiệt lợi, đi lỵ, kiết lỵ ra máu đặc. Người khó khăn trong bài tiết không nên dùng, những người bị mất ngủ không nên uống trước khi ngủ.

Lá trà trần có tác dụng thanh nhiệt, gột rửa đi những chất độc bẩn, chữa viêm trừ lỵ. Theo nghiên cứu, tác dụng của vị thuốc trong lá trà chủ yếu do hàm lượng chất purine vàng chuyển hóa mà thành, ngoài ra còn chứa một hàm lượng lớn của axit tannic, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ngay từ thời Đường đã ghi “giải nóng độc hạ lợi, dùng một cân trà làm thuốc, người mắc bệnh lỵ đã lâu nên dùng” (theo ghi chép của Mạnh Tiên trong cuốn “Tất hiệu phương”). Trần bì có thể làm kiện tì bổ khí, thông tạng phủ, lại có tác dụng đào thải và vận chuyển những chất có lợi cũng như những chất cặn bã giúp tì khỏe mạnh, giúp cho lá trà ngăn tác dụng của bệnh lỵ, gừng tươi có tác dụng khai vị, chữa lạnh, ba vị thuốc trên đều có tác dụng giải nhiệt, điều hòa bồi bổ khí, ngăn trở bệnh lỵ.

Tác dụng của việc dùng món trà trần, vì trà tân nha có mùi thơm thanh nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt là chủ yếu- Trà lại có vị chát, có tác dụng bổ tì trợ giúp tiêu hóa, chữa chứng đi lỵ.

– Trà bội lan hoắc hương

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoắc hương 10 gam, bội lan 10 gam, nhân bạch khấu 5 gam. Ba loại thuốc này đem giã qua, rồi cho vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đợi 10 phút là có thể dùng được, vừa uống vừa cho thêm nước sôi vào, mỗi ngày một thang.

Công dụng chữa trị: Giải nhiệt, ngăn bài tiết.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người đã mắc bệnh khá nặng, bài tiết ra nước vàng, phần bụng quặn đau, nôn ọe.

– Trà mề gà mạch nha

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mạch nha 30 gam, mề gà 10 gam, gạo lốc 30 gam, lá trà 5 gam. Cho tất cả những vị thuốc trên vào nồi, rang cho vàng đều dưới lửa nhỏ, sau khi đã giã nhỏ cho vào cốc giữ nhiệt, cho nước sôi vào để trong vòng 20 phút là có thể uống như trà, mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy.

Chú ý: Món trà này dùng cho những người bị đau bụng do tiêu chảy, đại tiện ra chất nhầy đặc hoặc phân có lẫn tạp chất, loãng và có mùi hôi khó ngửi.

– Trà củ từ bạch truật

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bạch truật 20 gam, củ từ 20 gam, phục linh 15 gam, ô mai 10 gam, đường đen vừa đủ. Cho những vị thuốc trên vào nồi, cho một lượng nước vừa đủ vào, đun sôi 30 phút rồi dùng như trà, cho thêm đường đen vào rồi hòa tan ra, cho vào cốc giữ nhiệt rồi uống như trà, mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Bổ tì chữa tiêu chảy.

Chú ý: Món trà này dùng cho những người đại tiện ra phân loãng, có khi ra nước, khi ăn đồ tươi sống, đồ ăn ngấy nhiều dầu hoặc đồ khó tiêu hóa khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, khiến thể lực suy giảm.

bạch truật phiến
bạch truật phiến

Những điều cần ghi nhớ

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy cần chú ý ở mọi phương diện, làm sạch vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng tránh quan trọng đối với căn bệnh trên, cụ thể nên lưu ý mấy điểm sau đây:

Một là trước khi ăn những thực phẩm là động vật hoặc đồ hải sản cần phải nấu chín kĩ. Với những đồ hải sản như cá biển, tôm biển, cua biển, sứa biển đều có chứa loại vi khuẩn phẩy có khả năng hòa tan vào máu (còn gọi là khuẩn Bibrio Parahemolyticus), khi ta ăn phải những loại hải sản chưa chín kĩ trên có thể mắc phải bệnh truyền nhiễm do khuẩn phẩy gây ra; hoặc những loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt gà, thịt vịt, v.v… cùng những loại nội tạng, bắp thịt, trứng, các chế phẩm từ sữa đều chứa những loại khuẩn bẩn như khuẩn Salmonella, vì vậy khi mua những loại thực phẩm muối hoặc đã nấu chín, trước khi ăn nên nấu lại một lần nữa nhằm đề phòng sự truyền nhiễm của khuẩn Samonella.

Hai là cần phân biệt rõ thực phẩm đã qua sơ chế và thực phẩm đã nấu chín trong bữa ăn nhằm tránh sự truyền nhiễm chéo giữa chúng. Ngoài ra, không nên mua những thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh, cần giáo dục cho trẻ nhỏ thói quen giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt ngay từ nhỏ.

Ba là không ăn những thực phẩm đã hỏng và biến chất. Cơm thừa, cháo, sữa bò, chế phẩm từ sữa, cá, thịt, trứng, v.v… đều dễ bị sự truyền nhiễm của độc tố ở khuẩn cầu chuỗi, nếu ăn những thực phẩm này khiến người ta dễ bị nhiễm phải độc tố có trong khuẩn cầu chuỗi, vì thế, trước khi ăn cơm thừa, rau thừa v.v… cần nấu lại một lần nữa, thực phẩm lấy ra từ tủ lạnh cũng nên nấu lại mới được ăn.

Bốn là khi người bệnh bị tiêu chảy, trong quá trình chăm sóc và điều trị cần chú ý cách li với người bệnh, ví dụ, nên cách li đối với người từ khi mắc bệnh cho đến khi mất đi triệu chứng của bệnh sau một tuần, những thức ăn mà người bệnh dùng nên giống với những thức ăn của các thành viên trong gia đình nhưng phải để đồ ăn riêng, dùng xong đồ ăn phải dùng nước sôi khử trùng nhằm diệt hết vi khuẩn, chăn đệm đã qua sử dụng của người bệnh có thể đem ra ngoài phơi dưới ánh nắng mặt trời một lúc cũng có thể có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

 

5/51 rating
Bình luận đóng