Lao hạch hay gặp ở cổ, Đông y gọi là loa lịch, dân gian gọi là tràng nhạc; trẻ em và thanh niên hay mắc, bệnh thường kéo dài.
Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc can, đởm; can uất khí trệ làm tân dịch ngưng tụ thành đàm mà sinh ra bệnh. Đàm và khí uất lâu ngày hoá hoả ảnh hưởng đến phần âm xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt. Hạch khó tiêu, khi hoá mủ vỡ khó liền miệng.
Trên lâm sàng tuỳ theo giai đoạn bệnh, bệnh lao hạch được phân loại và chữa như sau:
THỂ ĐÀM KHÍ UẤT KẾT
Triệu chứng: Gặp ở thời kỳ mới mắc bệnh, hạch rắn, không có chứng trạng toàn thân rõ ràng.
Phương pháp chữa: sơ can hành khí, hoá đàm tán kết.
Bài thuốc:
Bài 1: Hạ khô thảo hoặc Cây cải trời 40g.
Sắc đặc ngày uống một lần.
Bài 2:
Cải trời (Hạ khô thảo Nam) 40g
Xạ can 8g
Sắc đặc ngày uống một lần, hoặc nấu thành cao uống ngày một liều như trên.
Bài 3: Kim ngân hoa nấu với cháo gạo nếp.
Bài 4: Thư can di kiên gia giảm:
|
THỂ ÂM HƯ HOẢ VIÊM (ÂM HƯ NỘI NHIỆT, GẶP Ở LAO HẠCH CÓ KÈM THEO RỐI LOẠN GIAO CẢM DO ĐỘC TỐ VI TRÙNG LAO)
Triệu chứng: sốt hâm hấp về buổi chiều, 2 gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, hay ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.
Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hoá đàm nhuyễn kiên.
Bài thuốc:
Bài 1:
Huyền sâm 16g Hạ khô thảo 16g
Địa cốt bì 12g Mẫu lệ 16g
Mai ba ba 12g
Bài 2: Thanh cốt tán gia giảm:
Ngân sài hồ 12g Huyền sâm 12g
Thanh hao 6g Sinh mẫu lệ 40g
Miết giáp 40g Xuyên bối mẫu 4g
Địa cốt bì 12g Tri mẫu Ỉ2g
Nếu phế âm hư thêm Sa sâm 12g, Mạch môn 12g.
Thận âm hư thêm Thục địa 12g, Kỷ tử 12g, Bạch thược 12g, Ngũ vị tử 8g. Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g.
Huyết hư thêm Tang thầm 12g, Hà thủ ô 16g, A giao 2g.