CHẾ BIẾN MỘT SỐ THỰC PHẨM DƯỚI DẠNG DƯỢC PHẨM DÙNG TRONG

  1. Gạo Lứt, muối vừng

– Gạo Lứt, muối vừng: phải biết sử dụng từ khi chọn gạo, hạt muối, hạt vừng cho đến lúc rang nấu, chế biến, cả khi ăn nhai cho đúng cách thì mới thấy hết tác dụng của nó. “Ngọc thực” tăng cường sức sống và của “Thần dược” phòng, chữa bệnh tật. Muốn vậy thì mùa nào, gạo nấy, không để gạo ẩm mốc, nhất là gạo Lứt bảo quản càng khó hơn, vì chất Lipid tập trung chủ yếu ở lớp cám ngoài của hạt gạo. Sau một thời gian gạo sẽ có mùi khét. Đấy là mùi của các sản phẩm Oxy hóa Lipid. Bởi vậy phải thực sự là gạo mới, còn nguyên lớp cám và mầm gạo. Gạo đỏ càng tốt, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu càng hay. Sử dụng gạo Lứt, muối vừng chữa bệnh phải với ý thức coi “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”, gạo, vừng, muối kém phẩm chất coi như thuốc đã phế phẩm, không những không tăng cường được sức khỏe, không chữa được bệnh, mà còn nguy hại đến cơ thể. Đây là một trong những lý do của một số người cũng dùng gạo Lứt, muối vừng mà bệnh không khỏi, sức khỏe không tăng.

– Nấu cơm gạo Lứt: Trước khi nấu, chỉ cần rửa gạo cho sạch cát, sạn không nên vo mạnh tay, ngâm nước ấm trong vòng hai giờ rồi vớt gạo ra, lấy nước ngâm ấy, cứ hai phần nước thì một phần gạo, nếu thiếu nước thì lấy thêm vào cho đủ lượng. Đun sôi nước lên và đổ gạo vào nấu cho sôi đều, bỏ vào một ít muối biển cứ 01 lon gạo (250g) cho 1/4 thìa cà phê muối (02g) dùng đũa bếp quấy sơ qua cho đều. Đậy vung lại, đến khi nào cạn nước dùng lá chuối hoặc vải thấm nước phủ lên trên rồi đậy vung lại cho chặt để khỏi xì hơi. Đun nhỏ lửa cho đến khi cơm chín (từ khi nấu cho đến khi cơm chín khoảng hơn 01 giờ). Nấu bằng than, bằng củi, hay bằng điện đều được cả. Nấu cơm bằng nồi đất thì tốt hoặc nồi gang cũng được tùy theo điều kiện dụng cụ đã có. Nếu 02 lon gạo thì dùng nồi nấu 03 lon cho nhiều hơi và khi đậy kín, nước không tràn ra ngoài. Nếu có nồi áp suất nấu cơm càng ngon và gạo không phải ngâm trước mà cơm vẫn dẻo. Trong trường hợp thời gian ít, muốn nấu một lần cho nhiều bữa thì trước mỗi lần ăn, chỉ cần hâm nóng lại bằng cách xoi một lỗ to bằng đầu ngón tay trỏ, chế nước vào, rồi nấu, khi thấy cơm bốc hơi thì đảo cơm cho hơi lên đều, đậy vung lại để 10 phút, cơm sẽ mềm ngon.

– Rang muối vừng: Trước khi rang, đem vừng sẩy qua cho sạch rồi đổ nước vào khuấy cho đều để loại cát, sạn, xong đem phơi thật khô. Rang vừng, chảo phải thật nóng, dùng đũa khuấy đều, thấy vừng nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 05-07 vòng rồi đổ ra để giã. Đừng để vừng cháy quá thành khét hoặc sống quá không thơm.

Còn muối rang khô, tán nhỏ rồi trộn vào vừng, phân lượng tùy theo từng người bệnh (theo Thực đơn số I). Còn với người không bệnh thì theo tuổi: Người lớn thường dùng từ 07-10g vừng /01g muối (phụ nữ đang cho con bú không được ăn mặn quá). Người già từ 08-12g vừng /01g muối. Trẻ em theo tỷ lệ như người già. Sau khi đã xác định tỷ lệ rồi thì cho tất cả vừng và muối vào cối giã vừa dập, không mịn quá, để dầu vừng thấm ra vừa đủ bọc các phân tử muối, giúp cho muối đủ thời gian đi đến nơi cần thiết trong cơ thể tránh tác dụng không đúng chỗ sinh khát nước. Muối vừng giã rồi nên cho vào chai, lọ nút kín và không nên để lâu quá một tuần lễ. Muốn bảo quản được vừng 02-03 tháng thì rang xong để nguội, không giã cho vào lọ nút kín khi cần làm muối vừng thì lấy ra.

Cách ăn cơm gạo Lứt với muối vừng: mỗi bát cơm trộn từ 01-02 thìa cà phê muối vừng tùy theo bát cơm đầy hay vơi, miễn là ăn cho vừa miệng và nhai thật kỹ; Nhai đến lúc cảm tưởng cơm đã biến thành sữa là được. Ăn vội, nhai dối đưa lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.

Cháo gạo Lứt đặc biệt: Chiên gạo Lứt trong dầu vừng rồi nấu cháo, để chữa bệnh phong thấp, bệnh sưng khớp xương và bệnh tim.

Gạo Lứt ăn sống: Một nắm gạo Lứt (15-30g) nhai kỹ ăn buổi sáng sớm trong một tháng sẽ trừ khử các loại sán lãi trong ruột (Triết y của Thuật Trường sinh G.Ohsawa).

Kem bột hắc mạch hoặc nếp than Lứt: Rang một thìa súp đầy bột hắc mạch hoặc bột gạo nếp than Lứt với hai thìa cà phê dầu vừng cho tới khi vàng sẫm. Thêm nước vừa đủ (khoảng 200ml) với một ít muối nấu sôi. Rất tốt cho người bệnh ung thư.

  1. Một số loại rau, củ, quả

2.1. Bí ngô nấu: cắt bí ngô từng miếng to, rắc muối bỏ vào nấu, ăn với nước mắm hoặc tương đậu nành, trị bệnh đái đường.

2.2. Bí ngô nấu chín với tương: cắt bí ngô từng miếng lớn, xào hành bằng dầu thực vật, rồi cho bí ngô, nước và muối vừa đủ nấu chín với tương trị bệnh đái đường.

2.3. Hạt bí ngô rang: Bỏ hạt bí ngô vào nồi rang lên, rưới vào một ít nước muối hoặc rang với một ít dầu thực vật. Chính là vị thuốc trừ giun sán, nhất là giun đũa.

2.4. Cà rốt xào khô: Thái 3 củ cà rốt theo chiều dọc, xào với một thìa dầu, thêm vừng rang nguyên hạt vào. Rất tốt cho bệnh xuất huyết.

2.5. Củ cải nấu (số 01): Lấy 02 thìa súp nước củ cải đổ vào 3/4 Lít nước. Thêm vào 02 thìa tương đậu nành và 01 thìa cà phê gừng nạo. Nằm trên gường mà uống. Nếu bị cảm phong, ra mồ hôi hết sốt. Có thể dùng củ cải trắng cũng được.

2.6. Củ cải nấu (số 02): Nạo củ cải đem ép lấy nước. Bỏ vào 02 phần nước và một ít muối, nấu sôi một lúc và mỗi ngày uống một lần. Không nên dùng quá 03 ngày. Chữa chứng phù nề.

2.7. Lá cúc nấu: Nấu 10 ngọn lá cúc tươi với 01 chén nước. Nấu sôi 15 phút cô đặc lại còn 2/3. Trẻ em uống mỗi tháng một lần để chữa sán. Hoặc xào 10- 20g lá cúc với hột và dầu vừng dùng như món rau. Trị sán, nhất là sán đũa và trị bệnh tê bại thần kinh.

2.8. Cà phê Bồ công anh: Rễ Bồ công anh rửa sạch, phơi khô thái nhỏ, xào dầu cho vàng đổ vào cối xay cà phê. Nấu bột sôi 10 phút (01 thìa cà phê 01 chén nước). Lọc uống. Người đau tim và đau thần kinh uống rất tốt.

2.9. Cà phê tổng hợp: Dùng 03 thìa gạo Lứt, 02 thìa gạo mỳ, 02 thìa đậu dỏ, 01 thìa đậu xanh và 01 thìa rau diếp quăn. Tất cả rang riêng cho vàng. Trộn lại và xào với một ít dầu để nguội, xay nhỏ. Cứ mỗi thìa súp pha nửa Lít nước. Nấu sôi 10 phút đem uống. Chữa bệnh bón và chứng nhức đầu kinh niên. Người lao động trí óc uống rất tốt.

2.10. Chè bồ đề: Lấy lá nấu. Chứng mất ngủ “Dương’’ có thể dùng được.

2.11. Chè sắn dây: khuấy 01 thìa cà phê trong một ít nước rồi đổ vào 1/4 Lít nước bắc lên bếp khuấy đến khi nào trong, thêm một ít tương đậu nành. Đây là món uống có hiệu quả chữa bệnh ỉa chảy, sổ mũi cũng rất tốt. Trị cả chứng viêm ruột và khi bị cảm phong, cúm hoặc biếng ăn.

2.12. Chè sen: (Chè liên căn). Nghiền một củ sen sống dài 06cm lấy nước, thêm vào 10% gừng, một ít muối. Cứ 01 thìa cà phê nước sen pha 01 tách nước nóng. Ngày uống 03 lần, không được uống gì khác. Dùng trị ho, suyễn và chữa chứng mất ngủ “Âm”.

2.13. Chè lâu năm và ô mai: Rang lá chè già 03 năm. Thêm muối và 01 quả ô mai. Nấu sôi 10-15 phút. Trước khi uống, thêm một ít nước tương. Lọc máu rất tốt.

2.14. Chè xanh tươi và tương đậu nành: Chè xanh lá còn dính trên cây 03 năm rang độ 10 phút rồi đem nấu 10 phút. Cho 01 thìa tương đậu nành vào. Nước này lúc bị thương hoặc đau tim uống rất tốt. Lọc máu, chữa bệnh thần kinh suy nhược, phong thấp, đau dạ dày, ăn không tiêu, nóng ruột. Dùng chè xanh tươi lâu năm cũng được.

2.15. Nước cháo gạo Lứt: Nấu cháo ăn, hoặc rang gạo cho vàng sẫm để 10 phần nước nấu sôi để ăn. Món này có thể dùng làm món ăn căn bản đối với người bệnh ăn không biết ngon. Nếu gạo rang và chè xanh rang thì có thể trộn với nhau dùng làm nước uống.

2.16. Ô mai muối lâu năm: Ô mai muối cho vào lọ trong 03 năm. Không những dùng giải khát mà còn để chữa sán, giun.

2.17. Hành khô xáo: cho muối vào hành và thêm ít tương đậu nành xào với dầu thực vật để ăn. Rất tốt cho bệnh tê thấp.

2.18. Xà lách soong xáo khô: Thái xà lách soong ra từng đoạn 03 cm xào với dầu thực vật để ăn. Cho muối và bỏ vừng vào càng thêm ngon. Rất tốt cho bệnh tê bại, thiếu máu hư huyết.

2.19. Củ sen xào: Nạo củ sen, trộn với hành. Thêm bột vào xào như bánh rán. Món này rất tốt cho người bị hen, đái đường, bệnh sưng khớp xương.

2.20. Bột kê nhồi muối: Bột kê nhào nước nhồi muối, viên từng viên, cán bẹt ra cho vào lò nướng hoặc nướng qua ngọn lửa. Ăn với rau quả xào khô, bột kê rất Dương thích hợp với người bệnh Âm và cũng là món ăn chính chữa người bệnh ruột yếu.

2.21. Rễ Bồ công anh rang: Thái ra từng lát tròn. Rang với một thìa dầu và thêm ít tương đậu nành. Món này rất tốt với bệnh sưng khớp xương, cảm phong, đau tim.

2.22. Củ sen xào tổng hợp: Dùng củ sen 60g, củ hành 15g, cà rốt 10g, bí đỏ 15g. Thái tất cả xào với 60g dầu. Chữa bênh ho hen, ho lao…

2.23. Nước đậu đỏ: Nấu một thìa đậu đỏ với 02 Lít nước, đun cạn còn một nửa. Nước này chữa bệnh thân. Có thể thêm một ít muối, khi nào đậu nhừ và nổi bọt. Thường phải nấu 04 giờ, nhưng có thể nấu độ nửa giờ với vài phần rau câu. Chữa bệnh sưng thận, đái đường.

2.24. Trứng đánh với đậu nành: Đánh 01 cái trứng thêm vào hai phần nước tương đậu nành, uống ngay không nên nếm ngửi. Uống ngày 01 lần trước khi đi ngủ. Không nên uống quá 03 ngày. Đau tim uống rất tốt. Trứng này phải có trống (một đầu tròn, một đầu thon).

2.25. Ô mai tổng hợp: Ô mai 01 quả, bột sắn dây 01 thìa, tương đậu nành 03 thìa, gừng 01 thìa, nước 750ml. Nghiền một quả ô mai trong 250ml nước rồi cho bột sắn dây vào, thêm gừng, nước tương đậu nành vào và nấu cho đặc. Sổ mũi uống rất tốt.

2.26. Ngải cứu: Làm như cách uống lá cúc, uống hàng ngày. Chữa tất cả các bệnh giun (mỗi tháng uống 01 lần vào buổi sáng, bụng đói) đau tim, dạ dày và trở chứng khi có kinh nguyệt.

2.27. Kem gạo đặc biệt: Rang gạo, đổ vào 04 phần nước, nấu sôi trong 01 hoặc 02 giờ. Lọc với miếng vải. Một món thuốc bổ cho người bệnh, dùng ăn lúc sáng và người nào mệt nhọc dùng lúc chiều. Sau khi nhịn đói, ăn tầm bổ lại rất tốt.

2.28. Chè lâu năm và nhân sâm: Dùng chè lâu năm đã rang thêm vào miếng nhỏ nhân sâm, có thể thêm ít gừng, nấu sôi từ 10-15 phút. Thức ăn này không dùng nồi sắt hoặc nồi nhôm. Chè này thập toàn đại bổ, chớ dùng lâu quá và không dùng thường xuyên.

2.29. Bột sữa tổng hợp: Trộn bột gạo tẻ Lứt 40%, bột gạo nếp Lứt 15 %, bột đậu đỏ 10%, bột đậu đen 10%, bột đậu xanh 10%, vừng 10%, bột sen 05%. Một thìa bột tổng hợp pha 250ml nước, nấu 10 phút, khuấy đều, chữa bệnh ăn kém ngon. Có thể thay thế sữa mẹ.

2.30. Kem gạo Lứt rang: Rang gạo cho vàng đậm, xay mịn. Lấy 04 thìa súp bột cho vào ba bát nước, nấu độ 30 phút, nếu thì cần thêm nước cho vừa ăn. Ăn để hạ sốt.

2.31. Cháo gạo Lứt: Pha kem gạo vào với nước, thêm vào bánh mỳ đen và râu ngô thái nhỏ. Hạ sốt.

0/50 ratings
Bình luận đóng