Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn vận động giảm chú ý gặp ở trẻ em bao gồm những biểu hiện: tăng hoạt động, giảm chú ý và xung động.

Nguyên nhân của rối loạn này gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau như di truyền, tổn thương não thời kỳ chu sinh, rối loạn của các chất dẫn truyền thần kinh thuộc hệ adrenergic và serotoninergic, các yếu tố tâm lý và môi trường bất lợi.

CHẨN ĐOÁN

Ba nhóm triệu chứng của rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý

Tăng hoạt động

  • Luôn vận động chân tay, không thể ngồi yên một chỗ.
  • Luôn đứng dậy trong lớp học hoặc ở những nơi cần phải ngồi yên.
  • Hay leo trèo ở những nơi không thích hợp.
  • Không giữ được yên lặng trong khi chơi những trò chơi tĩnh
  • Nói quá nhiều

Giảm chú ý

  • ít chú ý chi tiết, không cẩn thận, có nhiều sai sót.
  • Kém tập trung chú ý, dễ bị kích thích bên ngoài lôi cuốn làm mất tập trung.
  • Khó duy trì chú ý trong công việc và trò chơi.
  • Không thường xuyên lắng nghe.
  • Không thường xuyên tuân theo kỷ luật và không hoàn thành được nhiệm vụ được giao (không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng).
  • Kém tổ chức trong công việc và hoạt động.
  • Né tránh và không chịu làm công việc đòi hỏi phải suy nghĩ.
  • Hay làm mất các đồ dùng.
  • Hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.

Xung động

  • Thường xuyên trả lời trước, không đợi người hỏi kết thúc câu.
  • Không kiên trì chờ đợi theo thứ tự.
  • Thường xuyên ngắt lời người khác và bỏ dở cuộc nói chuyện với người khác.

Theo DSM IV: rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý được phân chia thành 3 thể dựa vào biểu hiện nào chiếm ưu thế?

  1. Thể tăng hoạt động, xung động chiếm ưu thế.
  2. Thể giảm chú ý chiếm ưu thế.
  3. Thể phối hợp.

Để chẩn đoán xác định cần có những tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh nhân phải có ít nhất là 8 trong số 3 nhóm triệu chứng đã nêu trên.
  • Rối loạn khởi phát ở trẻ em trước 7 tuổi.
  • Các triệu chứng thường xuyên xảy ra và kéo dài ít nhất trong 6 tháng, gặp trong hai hoặc nhiều hoàn cảnh khác nhau.
  • Rối loạn gây ra lo lắng và ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội, học tập và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
  • Tiêu chuẩn loại trừ: không phải là rối loạn phát triển lan toả, tâm thần phân liệt và các loạn thần khác.

ĐIỀU TRỊ

Thuốc

  • Sử dụng thuốc an thần kinh như haloperidol, risperidal nếu bệnh nhân có những biểu hiện tăng hoạt động quá mức và xung động mạnh.
  • Dùng các thuốc chống trầm cảm như amitriptilin có kết quả trong một SCT trường hợp.
  • Các thuốc kích thần như methylphenidat (Ritalin) làm giảm đáng kể các triệu chứng tăng hoạt động và xung động, còn các triệu chứng giảm chú ý điều trị bằng thuốc ít có hiệu quả.

Liệu pháp tâm lý

  • Kiên trì giải thích cho trẻ hiểu công việc.
  • Hướng dẫn trẻ sắp xếp công việc, lập thồi gian biểu hợp lý.
  • Xếp đồ đạc hợp lý để trẻ không làm hỏng, vỡ tránh nguy hiểm.
  • Dạy trẻ những hành vi thích hợp.
  • Huấn luyện cho trẻ những kỹ năng xã hội thích hợp.
  • Lập kế hoạch sửa đổi những hành vi sai và khen thưởng.
  • Tránh đánh mắng, trừng phạt trẻ.
  • Tăng cường cho trẻ tham gia trò chơi tĩnh và việc làm kiên trì.
  • Dạy thêm cho trẻ học kém.
  • Hợp tác vối nhà trường tìm ra phương pháp tác động hiệu quả.
  • Các điều trị hỗ trợ
  • Các thuốc tăng cường chuyển hoá ở tế bào thần kinh: Nootropil, cerebrolyzin.
  • Các yếu tố vi lượng: calci, magnesi, các sinh tố nhóm B,
  • Vui chơi nhóm, hoà nhập cộng đồng.
  • Theo dõi điều trị
  • Cần phải có một đội ngũ nhân viên tham gia như: bác sĩ nhi, chuyên gia tâm lý, giáo viên kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường.

Bênh nhân chủ yếu đươc theo dõi ngoai trú và đánh giá định kỳ.

5/51 rating
Bình luận đóng