Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Nha bào thường sống trong đất, bùn và xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Nha bào sẽ chuyển sang dạng gây bệnh với điều kiện sau: vết thương kín, nhiễm khuẩn (điều kiện yếm khí) tạo điều kiện cho nha bào bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ phát triển và tiết ra ngoại độc tố; cơ thể người bệnh chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch yếu; vi khuẩn uốn ván có 2 ngoại độc tố: Tetanospasmin quyết định tính gây độc và hướng thần kinh gây nên các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh uốn ván. Tetanolysin gây độc tế bào, tổn thương màng tế bào, độc với tim, tan máu và hoại tử.
Bệnh uốn ván không gây thành dịch, bệnh có thể xảy ra quanh năm, mọi nơi, mọi lứa tuổi, nhất là những người làm việc trực tiếp với ruộng đồng, xây dựng.
Đường lây, nha bào xâm nhập qua các vết thương ở da và niêm mạc. Các vết thương như bị gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng tay, ngoáy tai,… đên các vêt sâu như tai nạn giao thông, gẫy xương hở, bỏng sâu, sau mổ, sau đẻ,..
Bệnh không có miễn dịch tự nhiên, có vaccin tiêm phòng uốn ván.
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Thể điển hình
Thời kỳ ủ bệnh: là thời gian tính từ khi bị vết thương cho tới khi xuất hiện cứng hàm
Trung bình 6-12 ngày..
Không có triệu chứng lâm sàng, chủ yếu là các triệu chứng của vết thương. Thời gian ủ bệnh là một yếu tổ tiên lượng (thường thời giản ủ bệnh càng ngăn thì bệnh càng nặng).
Thời kỳ khởi phát: triệu chứng đầu tiên và duy nhất là cứng hàm
Khó há miệng, khó nhai, đau hai bên quai hàm.
Sau đó hàm càng ngày cứng lại, răng khít chặt.
Khám: sờ thấy hai bên cơ nhai có hiện tượng co cứng. Khi đè lưỡi hàm càng khít chặt.
Có khi làm mặt biến dạng, bộ mặt “già trước tuổi”.
Toàn thân: sốt nhẹ có khi không sốt, hơi mệt mỏi.
Thời gian khởi phát: tính từ khi cứng hàm đến khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên, trung bình từ 2-3 ngày. Đây cũng là một yêu tô tiên lượng, thời gian càng ngăn tiên lượng càng nặng.
Thời kỳ toàn phát: có 3 biểu hiện chính
Bệnh cảnh co cứng cơ:
Là nguyên nhân gây ra sự đau đớn cho người bệnh. Cứng hàm ngày càng rõ. Co cứng các cơ vùng mặt làm cho người bệnh có bộ mặt cười mếu, nhăn. Cứng gáy, co cứng các cơ thân mình, tùy theo ưu thế của việc co cứng nhóm cơ gấp hay cơ duỗi mà người bệnh có các tư thế nằm khác nhau:
Cơ duỗi co cứng ưu thế: người bệnh ưỡn người ra sau, cổ ngửa ra sau.
Cơ gấp co cứng ưu thế: người bệnh nằm cong lưng tôm.
Co cứng đồng đều 2 nhóm: người bệnh nằm tư thế uốn vặn thẳng.
Co cứng cơ bụng: bụng cứng như gỗ.
Co cứng các cơ ở chi dưới: 2 chân duỗi thẳng, bàn chân duỗi thẳng như chân ngựa.
Co cứng các cơ chi trên: tay co lại, khép vào mình.
Nếu các cơ hô hấp (lồng ngực) co cứng mạnh, người bệnh sẽ có dấu hiệu chẹn ngực như các cơ liên sườn không di động, khạc yếu, suy hô hấp, ứ đọng đờm dãi. Trong tình huống này phải mở khí quản cấp cứu chống suy hô hấp.
Con co giật
Trên nền co cứng xuất hiện các cơ co giật với đặc điểm co giật toàn thân và các cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc sau mọi kích thích (tiếng động, ánh sáng, thăm khám, tiêm chích,…). Có thể xuất hiện những cơn co thắt thanh quản gây ngạt. Trong cơn co giật người bệnh vẫn tỉnh hoàn toàn.
Roi loạn cơ năng:
Nuốt khó, không nuốt được nước bọt, phải khạc.
Tăng tiết nhiều đờm dãi, ứ đọng đờm dãi.
Khó thở: do co thắt họng, co cứng các cơ hô hấp.
Có người bệnh đau vùng thượng vị do cơ bụng co cứng.
Bí đại tiểu tiện do co cứng các cơ thắt hậu môn, bàng quang.
Toàn thân: có thể sốt liên quan với tình trạng vết thương,… ý thức luôn tỉnh táo và thường có rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn thân nhiệt sốt cao 40°-41° c, da mặt lúc đỏ, lúc tái, vã mồ hôi đầm đìa, mạch nhanh, tăng tiết đờm dãi.
Hội chứng thể dịch: không đặc hiệu.
Bạch cầu máu bình thường hoặc tăng nhiều ít tùy từng người bệnh.
Urê, đường máu có thể tăng hoặc bình thường.
Thời kỳ hồi phục
Các cơn giật thưa dần rồi hết.Tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dàn. Miệng há rộng dần ra, phản xạ nuốt trở lại. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tùy theo mức độ bệnh.
Các thể lâm sàng
Uốn ván nhẹ: chỉ có biểu hiện cứng hàm đơn thuần, không có co giật, khỏi nhanh. Gặp ở những người được tiêm phòng đã lâu, hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Uốn ván nội tạng: đường vào là nội tạng, trong khu vực thần kinh giao cảm bụng, vết thương ở ruột non, đại tràng, nạo phá thai không an toàn, đẻ, sảy thai. Diễn biến nguy kịch, nguy cơ tử vong cao.
Uốn ván rốn: do nhiễm khuẩn ở rốn khi dụng cụ cắt không đảm bảo vô khuẩn, hoặc đẻ rơi. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 7-10 ngày, tối thiểu 3 ngày.
Lâm sàng: trẻ bỏ bú, mắt nhắm, khóc bé, co giật liên tục, rốn ướt, rụng sớm. Tiên lượng nặng, tử vong cao do suy hô hấp.
Uốn ván thể đầu: do vết thương ở vùng đầu – mặt – cổ. Có 2 thể: thể có liệt và không liệt.
Thể không liệt: đầu tiên xuất hiện cơn đau thắt họng, sau đó xuất hiện cứng hàm.
Thể có liệt:
Uốn ván đầu có liệt mặt ngoại biên. Thường do vết thương ở vùng mặt, thời gian ủ bệnh thường ngắn, trung bình 9 ngày, có biểu hiện đau vùng thái dương hàm. Dấu hiệu cứng hàm là dấu hiệu đầu tiên. Liệt mặt xuất hiện nhanh ở những thể nặng, thường liệt cùng bên với vết thương, hoặc liệt cả 2 bên nếu vết thương ở vùng sống mũi. Có khi có co thắt họng hoặc thanh quản. Khi uốn ván khỏi thì liệt hồi phục hoàn toàn.
Uốn ván có liệt mặt. Thường có liên quan với các vết thương ở vùng mi, hố mắt, lông mày, hay gây liệt dây III. Khi uốn ván khỏi thì liệt khỏi hoàn toàn.
Uốn ván khu trú ở các chi
Thường gặp ở những người đã tiêm vắc xin nhưng thời gian dài không tiêm nhắc lại hoặc bị vết thương có tiêm SAT ịserum Anti Tetanique) dự phòng nhưng không đủ.Thời gian nung bệnh lâu từ 1-2 tháng, có khi vết thương đã thành sẹo. Người bệnh xuất hiện đau và co cứng các cơ ở vị trí có vết thương, không có rối loạn cảm giác và không có liệt. Thể này hiếm gặp và có tiên lượng tốt.
Uốn ván trường diễn
Thường gặp ở những người đã tiêm vắc xin từ lâu trên 10 năm, đậm độ kháng thể trong máu giảm. Thời gian ủ bệnh kéo dài hàng tháng. Các cơn co cứng có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm làm cản trở sinh hoạt của người bệnh. Thể này rât hiếm gặp.
BIẾN CHỨNG
Tai biến về hô hấp
Đột ngột: bất chợt ngừng thở do co thắt thanh quản, trong cơn co cứng toàn thân gây nên suy hô hấp, cần phải mở khí quản cấp
Từ từ:
+ Do ứ đọng đờm dãi ngày càng tăng.
+ Xẹp phế nang do co thắt phế quản.
+ Giảm biên độ thở.
+ Bội nhiễm phổi.
Tai biến về tim mạch
Ngừng tim đột ngột: có thể do co giật mạnh kéo dài, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi.
Trụy tim mạch: do độc tố uốn ván ảnh hưởng đến rối loạn thần kinh thực vật. Đặc biệt có thể do hậu quả của điều trị bằng thuốc an thần, giãn cơ gây trụy mạch không hồi phục.
Bội nhiễm
Viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mở khí quản.
Nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt sonde bàng quang.
Tai biến huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT)
Xuất hiện sớm: ngay sau khi tiêm xuất hiện choáng gọi là choáng phản vệ. Phải thử test trước khi tiêm, nếu bị dị ứng mà vẫn phải tiêm thì dùng phương pháp giải mẫn cảm.
Bệnh huyết thanh: thường xuất hiện vào ngày thứ 9 sau khi tiêm huyết thanh. Người bệnh có thể sốt cao trở lại, phát ban kiểu dị ứng, đau khớp, tăng hiện tượng co cứng cơ.
Tăng nguy cơ nặng các bệnh nền như đái tháo đường, xơ gan, suy thận,… làm cho bệnh uốn ván nặng hơn.
Các biến chứng khác: rối loạn nước điện giải, suy thận, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa do stress, loét do tỳ đè, teo cơ cứng khớp, sẹo khí quản,…
ĐIỀU TRỊ
Các thuốc điều trị
- Huyết thanh kháng độc tổ uốn ván (serum Anti Tetanique- SAT)
Tác dụng trung hòa ngoại độc tố còn đang lưu hành trong máu. Khi độc tố đã gắn vào thần kinh gây bệnh thì huyết thanh ít có tác dụng. Đôi khi huyết thanh còn có tai biến.
Tiêm 5000-10.000 đơn vị, tối đa 20.000 đơn vị. Tiêm bắp 1 lần duy nhất, thử test trước khi tiêm.
- Vaccin (giải độc tố uổn ván – Anatoxin Tetanique)
Vì bệnh uốn ván gây miễn dịch rất yếu nên phải dùng vaccin để gây miễn dịch chủ động cho người bệnh sau này.
Tiêm dưới da 3 lần, mỗi lần lml, cách nhau 10-15 ngày. Sau một năm tiêm nhắc lại.
Thuốc kháng sinh: có 2 mục đích.
Diệt vi khuẩn uốn ván: penicillin 1-2 triệu đơn vị, tùy theo tình trạng vết thương.
Kháng sinh chống bội nhiễm.
- Thuốc an thần chống co giật:
Thường dùng Seduxen 10mg, 5mg, sử dụng xen kẽ thuốc ức chế thần kinh giao cảm (cocktailyque).
+ Aminazin 0,025mg.
+ Dimedrol 0,05mg.
+ Dolargan 0,lmg (đối với trẻ em thay Dolargan bằng Spactein 0,05mg).
Sử dụng Thiopantal lg, … trong điều trị dãn cơ, nhưng có nhiều biến chứng liệt cơ hô hấp, tim mạch nguy hiểm hơn là trụy mạch không hồi phục. Chỉ dùng khi có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ hô hấp.
- Bồi phụ nước – điện giải và điều trị các biến chứng:
Bù nước và điện giải bằng truyền tĩnh mạch dung dịch mặn ngọt, Ringer lactate,… hoặc cho uống qua sonde dạ dày.
Nâng cao thể trạng cho người bệnh: truyền đạm moiriamin, vitamin,…
Chống xuất huyết tiêu hóa: dùng các thuốc giảm tiết acid.
Điều trị hồ trợ hô hấp: mở khí quản, thở máy khi
Người bệnh co cứng liên tục, cơn giật mau, kéo dài.
Dấu hiệu chẹn ngực (+).
Khạc yếu, ứ đọng dòm dãi nhiều.
Có cơn co thắt thanh quản.
Điều trị hồ trợ tuần hoàn.
Cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Hạ nhịp tim: khống chế cơn giật, đảm bảo thông khí, hạ nhiệt độ, xừ lý khi có cơn nhịp nhanh và huyết áp tăng.
Nâng huyết áp bù đủ dịch.
Truyền Dopamin liều 8-1 Opg/kg/phút.
- Xử lý đường vào:
Mở rộng vết thương, cắt lọc, lấy dị vật (nếu vết thương bẩn, hoại tử).
Rửa sạch bằng oxy già, nước muối sinh lý.
Ket hợp kháng sinh toàn thân.
Đối với uốn ván do nạo phá thai, sau đẻ nếu có sót nhau có thể nạo lại và dùng kháng sinh liều cao.
- Chăm sóc toàn diện:
Để người bệnh nằm ở phòng yên tĩnh, tránh ánh sáng, kích thích, cách biệt khu nhiễm khuẩn.
Theo dõi sát, xử lý kịp thời các biến chứng xảy ra (ngạt, khó thở, co giật liên tục, ngừng thở, ngừng tim).
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân, lăn trở chống loét do tỳ đè.
Đặt sonde dạ dày và cho ăn qua sonde đảm bảo 2500 calo, 2,5 lít nước/24 giờ (người lớn).
Dinh dưỡng đầy đủ protid, glucid, lipit, các vitamin.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UỐN VÁN
1. Nhận định
Hỏi
Đường vào: vết thương, đinh đâm, gai đâm,…?
Thời gian từ khi vị vết thương đến khi xuất hiện có dấu hiệu mỏi hàm, khó há miệng là bao lâu?
Có co cứng và đau các cơ?
Có khó nuốt không?
Có sốt, nhiệt độ bao nhiêu?
Có khó khạc, khó thở không?
Thăm khám thể chất
Dấu hiệu sinh tồn:
Nhiệt độ: thường không sốt hoặc có thể có sốt tùy thuộc vào tình trạng vết thương, tình trạng bội nhiễm, nhiễm độc nhiệt độ 39-40° c.
Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao, khi co cơn co giật hoặc có thể không đo được trong trường hợp sốc trụy tim mạch.
Huyết áp: bình thường theo tuổi, trong trường họp sốc huyệt áp tụt, kẹt hoặc không đo được.
Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh, thở theo hỗ trợ của máy thở
Da, niêm mạc, tình trạng vết thương
Đánh giá tình trạng vết thương: dập nát, hoại tử, hay liền sẹo, vết thương sạch hay bẩn, có còn dị vật không?, vết mổ, sản dịch (uốn ván sau đẻ hoặc sau nạo phá thai),
Các vùng tỳ đè như vùng cùng cụt, 2 gót chân, bả vai, vùng chẩm: đỏ da, trượt, loét sâu, hoại tử?
Da hồng hào trong trường hợp bình tường, có thể đỏ tím trong khi xuất hiện cơn co giật. Có khi nhợt, tái trong trường hợp rối loạn thần kinh thực vật hoặc khi bị trụy tim mạch.
Vã mồ hôi sau cơn giật.
Hô hấp:
Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, khó thở trong trường hợp suy hô hấp.
Tình trạng tăng tiết đờm dãi: ứ đọng đờm dãi, khó khạc, tính chất của đờm dãi
Tuần hoàn:
Mạch nhanh trong khi cơn co giật.
Da nổi vân tím, hạ thân nhiệt, chi lạnh trong trường hợp nặng, trụy tim mạch.
Giai đoạn sốc mạch, huyết áp không đo được.
Tình trạng toàn thân:
Ý thức của người bệnh: tỉnh táo hay đang sử dụng an thần.
Khám bụng: co cứng các cơ thành bụng, cơ ngực,…
Đại tiện: thường bí đại tiểu tiện, đi ngoài phân đen trong trường họp xuất huyết tiêu hóa.
Nước tiểu: giai đoạn biến chứng suy thận, nước tiểu ít hoặc vô niệu.
Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh uốn ván
Khống chế cơn giật cho người bệnh
- Chăm sóc
Tiêm thuốc an thần khống chế cơn co giật, hoặc cho người bệnh uống thuốc an thần đúng giờ, đủ liều lượng. Hạn chế tiêm bắp (lưu ý khi thực hiện thuốc giãn cơ, phải sử dụng đúng liều lượng và đứng theo dõi khi người bệnh hết cơn co giật).
Hút đờm dãi khi xuất tiết.
Sắp xếp người bệnh tại buồng bệnh yên tĩnh, tránh kích thích.
Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (nếu sử dụng an thần liều cao, dài ngày thì bắt buộc phải đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để tiêm).
Bù đủ nước cho người bệnh bằng đường uống, đường truyền tĩnh mạch.
Giữ an toàn cho người bệnh tránh ngã.
Theo dõi
- Theo dõi tính chất cơn giật: cường độ, nhịp độ, đáp ứng thuốc an thần, nuốt sặc.
Theo dõi dấu hiệu chẹn ngực (co cứng liên tục, khó khạc, tím tái,..) báo bác sỳ chỉ định mổ khí quản cấp.
Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Tình trạng dinh dưỡng.
Tinh trạng bí đại tiểu tiện (sẽ gây cơn giật tăng nhiều hơn).
Đảm bảo thông khí cho người bệnh
- Chăm sóc
Đặt người bệnh tư thế nằm ngửa đầu cao, nghiêng mặt sang bên tránh hít sặc.
Đặt canuyn Mayo tránh cắn phải lưỡi khi lên con giật.
Hút đờm dãi ở miệng, ống NKQ, cannula MKQ đúng kỹ thuật.
Cho người bệnh thở ô xy theo chỉ định.
Bóp bóp Ambu nếu có con ngừng thở đột ngột.
Chuẩn bị dụng cụ, phụ bác sỹ đặt NKQ (khi chưa kịp mở khí quản) hoặc mở khí quản, thở máy hồ trợ.
Vệ sinh, thay băng cannula MKQ hàng ngày.
Vệ sinh răng, mũi, miệng 2-3 lần/ngày.
Rửa mắt và nhỏ thuốc hàng ngày. Đối với người bệnh thở máy, đắp mắt bằng gạc ẩm tránh khô giác mạc.
Thay sâu máy thở, phin lọc khuẩn hàng ngày.
Thay dây máy hút hàng ngày.
Cân bằng kiềm toan.
Thay đổi tư thế khi hút dòm (thực hiện sau khi tiêm an thần).
Vỗ rung tránh ứ đọng (thực hiện ở giai đoạn lui bệnh, con giật giảm dần).
Làm xét nghiệm cận lâm sàng theo y lệnh: xét nghiệm khí máu hàng ngày.
- Theo dõi
Đối với người bệnh chưa mở khí quản.
Theo dõi sát “dấu hiệu chẹn ngực” (tăng trưcmg lực cơ, co giật liên tục, tăng tiết đờm dãi, khó khạc, tím tái), báo ngay bác sỹ để chỉ định MKQ cấp.
Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, tình trạng tím tái, SpO2.
Tình trạng co cứng.
Đối với người bệnh mở khí quản, thở máy
Theo dõi nhịp thở kiểu thở, tình trạng tím tái, SpO2, SaO2.
Tình trạng chống máy.
Tình trạng tăng tiết: số lượng, màu sắc đờm.
Theo dõi thông số cài đặt máy thở.
Theo dõi sau cai thở máy.
Theo dõi sau rút cannula.
Duy trì khối lượng tuần hoàn
- Chăm sóc
Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.
Lẳp moniter theo dõi liên tục.
Thực hiện thuốc, truyền dịch theo y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Thực hiện thuốc nâng mạch và huyết áp theo chỉ định bằng bom tiêm điện hoặc máy truyền dịch đảm bảo đúng liều lượng và tốc độ (nếu có).
Hạ nhiệt độ cho người bệnh nếu có sốt cao.
- Theo dõi
Theo dõi mạch, nhiệt độ huyết áp 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ/lần tùy từng tình trạng của mỗi người bệnh.
Theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ, theo dõi biến chứng suy thận,…
Tình trạng xuất huyết: xuất huyết tiêu hóa như đi ngoài phân đen, dịch dạ dày có máu, bụng chướng,…
Đảm bảo dinh dường cho người bệnh
- Chăm sóc
Đặt sonde dạ dày và nuôi dưỡng qua sonde dạ dày (tất cả người bệnh uốn ván đều phải cho ăn qua ống sonde dạ dày).
Thay sonde dạ dày mỗi 5-7 ngày/lần, hoặc khi ống sonde cặn bẩn (không lưu ống thông quá lâu hoặc rút ra và đặt lại sau mỗi lần cho ăn để tránh kích thích).
Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đối với người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa và trường hợp chống chỉ định đặt ống sonde dạ dày.
Kiểm tra tình trạng tiêu hóa trước khi cho ăn (chướng bụng, xuất huyết tiêu hóa, vị trí ống sonde, tư thế người bệnh,…).
Chống táo bón cho người bệnh bằng thuốc hoặc thụt tháo.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ năng lượng (ăn súp, sữa, nước hoa quả) trung bình 2500k calo, 2,5 lít nước/24 giờ.
Bù đủ nước và điện giải cho người bệnh.
Cân người bệnh, đánh giá chỉ số BMI.
- Theo dõi
Tình trạng hấp thu của người bệnh.
Số lượng bữa ăn, số lượng thức ăn, loại thức ăn.
Chỉ số BMI.
Tình trạng đại tiểu tiện của người bệnh.
Xử lý vết thương và phòng tránh bội nhiễm
- Chăm sóc
Thay băng, rửa vết thưcmg hàng ngày, dẫn lưu mủ.
Mở rộng vết thưong, lấy dị vật (nếu có).
cắt lọc đối vết thương hoại tử.
Không băng kín vết thương.
Tiêm Serum Anti Tetanos (SAT), tiêm kháng sinh diệt vi khuẩn uốn ván (Penicilin); kháng sinh chống bội nhiễm.
Thực hiện quy trình phải đảm bảo vô khuẩn.
- Theo dõi
Tình trạng vết thương ( khô, hoại tử, loét…).
Tiến triển vết thương.
Theo dõi nhiệt độ.
Kết quả xét nghiệm: hồng cầu, bạch cầu.
Thực hiện y lệnh thuốc và xét nghiệm đầy đủ, chính xác, kịp thời
Thực hiện y lệnh thuốc an thần chống co giật theo giờ (sổ an thần), đúng liều lượng.
Thực hiện thuốc kháng sinh diệt khuẩn như penicillin, Metronidazol theo y lệnh.
Thực hiện thuốc kháng sinh chống bội nhiễm theo y lệnh.
Thực hiện thuốc trung hòa độc tố uốn ván (huyết thanh kháng độc tố uốn (SAT – serum Anti Tetanique) phải thử test trước khi tiêm.
Thực hiện thuốc trợ tim: hạ nhịp tim, nâng mạch huyết áp như Dopamin.
Thực hiện thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa (nếu có).
Truyền dịch cân bằng nước và điện giải; truyền máu, plama (nếu có) theo y lệnh.
Vệ sinh cá nhân, phòng chống loét tỳ đè
- Chăm sóc
Lau mồ hôi sau cơn giật.
Vệ sinh răng miệng, rửa mặt, mắt 2-3/lần/ngày.
Làm ẩm mắt và nhỏ mắt thường xuyên tránh khô giác mạc.
Vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục hàng ngày.
Thay gra, quần áo khi cần.
Thay đổi tư thế 2 giờ/lần (vùng bị tỳ đè), nằm đệm hơi, đệm nước phòng chống loét tỳ đè.
Vồ rung, xoa bóp, vận động các khớp giai đoạn hồi phục.
Vệ sinh dẫn lưu nước tiểu.
- Theo dõi
Tiến triển các vùng da bị tỳ đè.
Tình trạng tiến triển các vết thương do bị tỳ đè.
Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp.
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh
Người bệnh: giai đoạn lui bệnh, rút cannula mở khí quản.
Hướng dẫn tập hít thở sâu.
Hướng dẫn người bệnh tập cách ho khạc.
Tập vận động tay chân phòng ngừa cứng khớp.
Hướng dẫn cách tập ăn, nuốt khi được rút sonde dạ dày.
Tiêm phòng vaccin đầy đủ.
Người nhà người bệnh:
Giai đoạn đầu của bệnh
Không được tự ý cho người bệnh ăn qua đường miệng, đề phòng bị sặc.
Tránh mọi kích thích, người nhà thăm hỏi sẽ làm tăng nguy cơ co giật.
Hướng dẫn chuẩn bị thức ăn cho người bệnh uốn ván.
Hướng dẫn phối hợp cùng nhân viên y tế chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho người bệnh, lăn trở chống loét tỳ đè.
Hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường báo ngay nhân viên y tê đê xử trí kịp thời như: cơn co giật xuât hiện liên tục ngày càng tăng, giật mạnh, tím tái, khó khạc, khó thở,..
Giai đoạn lui bệnh, ra viện
Hướng dẫn cách xoa bóp, vận động các chi tránh teo cơ cứng khớp.
Khi người bệnh về nhà, cách tập đi, tập ăn qua đường miệng khi được rút sonde dạ dày (ăn từ từ, chia nhỏ bữa, ăn mềm giai đoạn đầu).