ĐẠI CƯƠNG

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus quai bị gây nên có tên Paramyxovirus. Virus quai bị có ái tính đặc biệt với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), tụy tạng và hệ thần kinh. Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Sau khi bị bệnh tạo được miễn dịch bền vững suốt đời.

Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp bằng đường hô hấp qua giọt nước bọt từ người bệnh sang người lành do hắt hoi, ho, nói chuyện,…

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong thời gian ủ bệnh, virus nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho. Sau khi vào máu gây nhiễm virus huyết lần đầu, virus đi tiếp đến các tổ chức địch, thường là tuyến nước bọt, mang tai, tuyến sinh dục, màng não.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh: từ 14-21 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Trong vòng 12-48 giờ có biểu hiện lâm sàng:

  • Đau vùng tai, đau trước lỗ tai, lan ra quanh tai, đau nhiều khi làm khó há miệng, nói khó.
  • Sốt cao 38-39° c hoặc cao hơn.
  • Mệt mỏi, đau đầu ăn ngủ kém.

Thời kỳ toàn phát

Kéo dài 7-8 ngày biểu hiện lâm sàng:

  • Sưng và đau tuyến nước bọt mang tai, vùng da chồ sưng căng bóng lên, nhưng màu sắc không đỏ.
  • Ống Stenon ở phía trong má phù nề, đỏ tấy nhưng không có mủ.
  • Sốt cao đối với thanh thiếu niên, trẻ em sốt nhẹ.
  • Hạch góc hàm, trước tai sưng to và đau, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, chảy máu cam.

Thời kỳ hồi phục

Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, người bệnh hết sốt, các triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.

BIẾN CHỨNG

Viêm tinh hoàn

Thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, đã trưởng thành về sinh dục.

  • Sưng tinh hoàn, thường xảy ra sau khi sưng mang tai 7-10 ngày, nhưng có thể sưng đồng thời với sưng tuyến mang tai.
  • Sốt cao 39 – 40°c, rét run, nhức đầu, mê sảng, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn
  • Đau nhói tinh hoàn lan xuống đùi. Da vùng bìu đỏ. Sờ nắn tinh hoàn rất đau, nhưng thừng tinh và mào tinh bình thường.

Viêm buồng trứng

Thường gặp ở phụ nữ đã quá tuổi dậy thì.

Biểu hiện sốt, đau và nổi cục di động ở 2 bên vùng hố chậu, người bệnh có rong huyết.

Viêm tụy

Bệnh thường xảy ra ở tuần thứ 2 (ngày 4-10).

  • Sốt thất thường trở lại.
  • Đau bụng vùng thượng vị, nôn, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng và chán ăn.
  • Xét nghiệm men Amylase trong máu và nước tiểu đều tăng rất cao. Đường huyết tăng cao và có thể có đường niệu.

Biến chứng hệ thần kinh

Viêm màng não do quai bị

Sốt cao đột ngột, ở trẻ nhỏ có thể có co giật liên quan với sốt cao.

Có hội chứng màng não, trẻ nhỏ có thể có thóp phồng và nôn.

Viêm não do quai bị:

Sốt cao đột ngột, rét run, mệt mỏi, nhức đầu mất ngủ.

Khám có rối loạn tri giác, và các biểu hiện của tổn thương thần kinh trung ương như co giật, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não…

Bệnh tiên lượng nặng, khỏi có thể để lại di chứng về tâm thần, vận động: rối loạn hành vi, động kinh, điếc, cấm khẩu,…

Biến chứng khác

Viêm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú.

Viêm cơ tim thoáng qua.

Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi hay gặp ở trẻ em.

Xuất huyết giảm tiểu cầu.

Viêm đa khớp.

ĐIỀU TRỊ

Sưng tuyến nước bọt mang tai

Cách ly người bệnh tối thiểu 2 tuần.

Nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.

Dùng thuốc an thần, giảm đau, hạ nhiệt, chòm nóng vùng sưng.

Ăn lỏng.

Vệ sinh răng miệng.

Bài thuốc đông y: đậu xanh 30g, tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp vào vùng sưng, hoặc dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng.

Viêm tinh hoàn

  • Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế đi lại.
  • Điều trị bằng corticoids: prednisolon 60mg/ngày X 3-5 ngày (người lớn).
  • An thần, giảm đau: Analgin, aspirin l-2g/ngày.

Các thuốc này dùng từ 5-7 ngày, chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm chứ không hạn chế được khả năng teo tinh hoàn.

Viêm màng não

Truyền dung dịch Manitol để giảm áp lực nội sọ.

Nằm nghỉ tuyệt đối.

Giảm đau chống viêm.

Dùng corticoids pha với dung dịch glucose 5% truyền tĩnh mạch.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Công thức máu.

Men Amylase máu.

Men Lipase.

Đường máu và đường niệu.

Dịch não tủy.

Phân lập virus.

Quay bị

Hình ảnh: Sưng tuyến nước bọt và hình ảnh giải phẫu bộ phận sinh dục nam

QUY TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH QUAI BỊ

Nhận định

Hỏi bệnh

Sốt ngày thứ mấy, nhiệt độ cao nhất? có rét run.

Đau họng, nuốt có đau?

Đau 2 bên mang tai, đau trước lỗ tai, khó há miệng.

Mệt mỏi, đau đầu, ngủ kém?

Có đau nhói vùng tinh hoàn (nam giới) không?

Đau và nổi cục di động ở 2 hố chậu (nữ giới) không?

Có đau vùng thượng vị, nôn, chán ăn, đi ngoài phân lỏng?

Có biểu hiện co giật, yếu/liệt chi?

Thăm khám thể chất

Dấu hiệu sinh tồn: kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở,…

Khi có biến loạn sẽ biểu hiện:

  • Nhiệt độ: thường sốt cao liên tục 39- trên 39° c, rét run.
  • Mạch nhanh theo tuổi.
  • Huyết áp có thể bình thường, hoặc tụt huyết áp (ở giai đoạn sốc).
  • Nhịp thở nhanh theo tuổi.

Hô hấp: đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở, tím tái môi và đầu chi, nếu có điều kiện thì đo SpCb

Trường hợp biến chứng suy hô hấp có các triệu chứng sau:

  • Thở nhanh, thở rít.

+ Co kéo cơ hô hấp.

+ Ho, khò khè, khó thở.

+ Tím tái.

+ SpO2 < 92% với khí trời.

Tuần hoàn: kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp Khi có sốt cao

  • Mạch nhanh theo tuổi.
  • Huyết áp có thể tăng nhẹ.
  • Huyết áp hạ: giai đoạn suy hô hấp nặng có sốc huyết áp hạ hoặc không đo được.

Thần kinh: ý thức tỉnh táo tiếp xúc tốt, vận động?

Khi có biểu hiện biến chứng viêm màng não:

  • Rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.
  • Đau đầu, nôn, hoặc buồn nôn.
  • Vận động yếu, có thể liệt mềm.

Khám họng: họng có đỏ, có đau?

Da và niêm mạc:

  • Da, niêm mạc mắt đỏ do sốt cao.
  • Hai bên mang tai sưng, có thể đỏ, ấn đau.
  • Tinh hoàn sưng, đau.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Các xét nghiệm cần làm:

  • Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường, trường hợp viêm tinh hoàn, bạch cầu tăng.
  • Amylase: thường tăng.
  • Men Lipase: tăng trong viêm tụy.
  • Đường máu, đường niệu: có thể tăng.
  • Dịch não tủy: biểu hiện kiểu viêm màng não nước trong.
  • Siêu âm, X-quang.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh quai bị

Hạ sốt cho người bệnh, duy trì nhiệt độ ở mức độ ổn định tránh sốt cao co giật

Chăm sóc

xếp cách ly người bệnh buồng riêng, thoáng, hướng dẫn người bệnh đeo khẩu trang, nghỉ ngơi tại giường đặc biệt trong giai đoạn sôt.

Đo nhiệt độ theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Nới rộng quần áo, chăn.

Hạ sốt cho người bệnh: chườm mát hoặc lau người bằng nước ấm.

Thực hiện thuốc hạ sốt bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch khi sốt cao theo ylệnh.

Khuyên người bệnh uống nhiều nước.

Theo dõi

Nhiệt độ, mạch, huyết áp 30 phút, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần tùy tình trạng mỗi người bệnh, 15- 30 phút đối với người bệnh sau dùng thuốc hạ sốt.

Giảm đau, giảm viêm cho người bệnh

Chăm sóc

Thực hiện y lệnh thuốc an thần, giảm đau paracetamol, Analgin, aspirin, thuốc giảm viêm như corticoides (sau khi ăn).

Chườm vùng sưng, hoặc có thể sừ dụng thuốc Đông y: đậu xanh 30g tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp vào chỗ sưng hoặc dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chồ sưng.

Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại, mặc quần lót chật đối với quai bị biến chứng viêm tinh hoàn.

Nằm nghỉ tuyệt đối đối với trường hợp biến chứng viêm màng não.

Đảm bảo thông khí cho người bệnh

Chăm sóc

Cho người bệnh thở ô xy khi có khó thở hoặc suy hô hấp.

Chuẩn bị dụng cụ, máy thở, bóng ambu hỗ trợ bác sỹ đặt NKQ đối người bệnh có biến chứng viêm màng não, hôn mê.

Theo dõi

Nhịp thở, kiểu thờ, tình trạng tím tái, SpO2, SaO2.

Theo dõi người bệnh thở máy (nếu có).

Theo dõi tình trạng tuần hoàn của người bệnh

Chăm sóc

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Chuẩn bị thuốc, dịch truyền, thuốc nâng huyết áp (khi cần) thực hiện theo chỉ định của bác sỹ.

Theo dõi

Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần tùy tình trạng mỗi người bệnh.

Theo dõi các biến chứng

Tổn thương thần kinh:

Viêm màng não.

Viêm não.

Tổn thương thần kinh sọ.

Theo dõi: tri giác, ý thức của người bệnh tỉnh hay lơ mơ,… đánh giá điểm Glasgovv.

  • Viêm tinh hoàn, mào tinh.
  • Viêm tụy cấp.
  • Biểu hiện trong các cơ quan:

+ Quai bị trong thai nghén.

+ Viêm buồng trứng.

+ Viêm cơ tim.

+ Viêm tuyến giáp.

Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân

Chăm sóc

  • Nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, tránh bội nhiễm, giúp người bệnh ăn ngon miệng.
  • Vệ sinh thân thể hàng ngày, lau người, lau mồ hôi bằng nước ấm đặc biệt đối với người bệnh sau hạ sốt.
  • Đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau.
  • Mặc quần lót nâng tinh hoàn, giảm căng và đau nhức.
  • Cho người bệnh ăn thức ăn dễ nuốt, tránh thức ăn lạnh, nóng, chưa làm cho người bệnh khó chịu.
  • Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu giàu năng lượng.

Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh người nhà người bệnh

Người bệnh đeo khẩu trang.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau đi khi vệ sinh hoặc sờ vào các vật dụng.

Nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại.

Mặc quần lót chật.

Uống nhiều nước, ăn mềm.

Hướng dẫn cách phát hiện các dấu hiệu biến chứng: đau nhói vùng tinh hoàn, đau quanh 2 hố chậu (nữ), đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, có biểu hiện li bì, hoặc mê sảng, yếu hoặc liệt chi báo ngay NVYT để xử trí kịp thời.

Người nhà người bệnh đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc người bệnh.

Hướng dẫn người chưa mắc nên tiêm vaccin phòng bệnh quai bị.

0/50 ratings
Bình luận đóng