BỆNH GIUN ĐŨA

Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến, thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nhưng có thể gây nhiều tai biến về nội khoa và ngoại khoa.

Nguyên nhân mắc bệnh

Do ăn phải các ấu trùng giun đũa ở rau sống, quả xanh, tay bẩn cầm vào thức ăn, thức ăn dính bụi hoặc ruồi nhặng bâu vào.

Triệu chứng có thể gặp

  • Giai đoạn ấu trùng (thường dễ bỏ qua):

+ Sốt: có khi sốt cao 39 – 49oC, có khi chỉ sốt nhẹ.

+ Đôi khi có khó thở, nổi mày đay.

+ Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu ái toan tăng 20 – 40%.

+ Chụp X quang tim phổi: có hình ảnh thâm nhiễm phổi nhất thời, biến mất sau một tuần.

  • Giai đoạn giun trưởng thành: từ tuần thứ 3 sau khi nhiễm, có thể gặp các triệu chứng như:

+ Triệu chứng về tiêu hoá:

o Đau bụng vùng quanh rốn, đau có tính chất mơ hồ. o Buồn nôn, ăn chậm tiêu, hay chảy nước bọt, tiêu chảy.

+ Triệu chứng nhiễm độc:

o Khó ngủ, vật vã, sốt nhẹ. o Ngứa, phù quink, nổi mẩn đỏ ở da.

o Có thể giật cơ, vẻ mặt buồn bã, hoặc biểu hiện giống viêm màng não.

Biến chứng

  • Gây tắc ruột cơ giới do búi giun gây tắc hoặc gây xoắn hoặc gây lồng ruột.
  • Gây viêm nhiễm đường mật, tụy do giun chui vào ống mật, ống tụy.
  • Viêm ruột thừa do giun.
  • Thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.
  • Giun chui ngược lên thực quản.

Điều trị

  • Theo dõi phát hiện các biến chứng để xử trí phù hợp.
  • Thuốc tẩy giun:

+ Mebendazon (vermox) 100 mg X 6 viên chia uống làm 3 lần vào mỗi buổi sáng.

+ Albendazon 400 mg uống 1 lần vào buổi sáng.

BỆNH GIUN MÓC

Bệnh giun móc là một bệnh mạn tính, do giun móc gây ra, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh có biểu hiện ở đường tiêu hoá nhưng trầm trọng lại là thiếu máu nhược sắc do giun có khả năng làm mất khối lượng máu lớn.

Nguyên nhân mắc bệnh

Trứng giun móc theo phân ra ngoài ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành ấu trùng giun móc. Khi người lao động tiếp xúc với đất cát không có bảo hộ lao động ấu trùng chui qua da vào máu gây bệnh.

Triệu chứng và biến chứng

  • Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da:

+ Nổi mẩn nơi ấu trùng xâm nhập.

+ Ngứa, lặn ngay không để lại vết tích.

  • Giai đoạn ấu trùng xâm nhập vào phổi, khi lượng ấu trùng nhiều gây ra sốt, khó thở như gặp trong bệnh giun đũa.
  • Giai đoạn giun ở ống tiêu hoá:

+ Đau vùng thượng vị, đau thất thường, trướng bụng (biểu hiện viêm tá tràng nơi giun móc cư trú).

+ Tiêu chảy lúc đầu phân lỏng, sau có máu, xen kẽ với những đợt táo bón.

+ Các biểu hiện của thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt…

Điều trị

  • Chăm sóc người bệnh như trong chăm sóc người bệnh thiếu máu nói chung.
  • Thuốc tẩy giun: mebendazon 100 mg/ngày X 3 ngày.
  • Thuốc chống thiếu máu: sắt folic, ferrovit…
  • Truyền máu khi cần thiết.

BỆNH GIUN KIM

Bệnh giun kim là một bệnh phổ biến ở nước ta, dễ lây lan. Bệnh tuy nhẹ nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ chung.

Nguyên nhân mắc bệnh

Do trứng giun kim dính vào tay rồi vào thức ăn, ăn phải trứng hoặc trứng bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào người qua đường hô hấp.

Triệu chứng và biến chứng

  • Ngứa hậu môn, thường về đêm, ngứa dữ dội, khám lúc ngứa thấy giun kim ở hậu môn.
  • Rối loạn tiêu hoá:

+ Đau bụng nhẹ từng cơn, không khu trú.

+ Chán ăn, đi ngoài phân lỏng, phân lẫn máu hoặc nhầy màu đỏ nâu, trong có nhiều giun kim.

+ Viêm ruột thừa vì giun chui vào.

  • Rối loạn thần kinh:

+ Nghiến răng ban đêm.

+ Ngủ hay mê hoảng.

+ Hay buồn, cáu gắt.

+ Có thể có những cơn động kinh nhẹ.

Điều trị

  • Cần tiến hành tẩy giun cho cả nhà, cả tập thể.
  • Thuốc tẩy giun: mebendazon 100 mg X 2 viên/ngày X 3 ngày uống vào buổi sáng.

BỆNH GIUN CHỈ

Nguyên nhân mắc bệnh

  • Do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành.
  • Âu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi về ban đêm.
  • Bệnh phát sau khi có tỷ lệ nhất định ấu trùng giun chỉ.

Lâm sàng

Xuất hiện sau khi bị nhiễm ấu trùng 3 tháng.

  • Giai đoạn khởi phát

Đau bộ phận sinh dục.

Viêm hạch cấp ở các chi.

Sốt nhẹ 38oC – 38,50C

Phù, phát ban.

  • Giai đoạn toàn phát

Sưng hạch bẹn, nách, khuỷu.

Hạch sưng đỏ, đau, có khi chỉ nổi một cục rắn, trong hạch có nhiều giun chỉ.

Viêm bạch mạch nội tạng và ngoại biên:

+ Trong sâu: viêm màng bụng cấp.

+ Ngoại biên bạch mạch nở to vĩnh viễn và phù dưỡng chấp, nhất là bộ phận sinh dục.

Đi tiểu ra dưỡng chấp: nước tiểu trắng như nước vo gạo.

Phù chân voi: thường phù ở hai chân, dương vật.

Điều trị

  • Diệt ấu trùng giun chỉ: Banoxit 3 mg/kg/ ngày X 5 ngày liền.
  • Đi tiểu ra dưỡng chấp:

+ Rửa bàng quang, thông hút cục dưỡng chấp.

+ Phẫu thuật cắt bỏ thận.

MỘT SỐ BỆNH SÁN

Sán lá đường ruột

Triệu chứng lâm sàng

  • Thời kỳ nung bệnh khó xác định từ bao giờ, người bệnh có thể biểu hiện của thiếu máu.
  • Thời kỳ toàn phát:

+ Đau bụng, đau ran khắp bụng hoặc ở vùng tá tràng.

+ Tiêu chảy nhiều nước, soi phân thấy hồng cầu và thức ăn không tiêu.

+ Xét nghiệm có trứng sán trong phân.

Cách điều trị

Tẩy sán bằng tinh dầu giun, hạt cau.

Sán lá gan

  • Triệu chứng lâm sàng

Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Số lượng hồng cầu giảm.

Đau vùng gan âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau xuyên lên vai và ra sau lưng.

Gan to và đau. Vàng da. Cổ trướng.

Bụng trướng hơi, ợ hơi, ợ chua. Buồn nôn hoặc nôn.

Tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón.

Bệnh kéo dài gây phù toàn thân.

  • Cách điều trị

Thuốc tẩy sán: Paraziquantel 25 mg/kg/ uống chia 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ, uống thuốc sau bữa ăn.

Bệnh sán lá phổi

  • Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân ho nhiều về sáng, lúc đầu khạc đờm màu gỉ sắt, sau đờm có máu.

Bệnh kéo dài gây thiếu máu nặng.

  • Cách điều trị

Thuốc tẩy sán: emetin clohydrat.

Bệnh sán dây

Sán Tenia(sán dây ở lợn, ở bò, thân có nhiều đốt)

  • Triệu chứng:
  • Ở người khoẻ:

+ Chỉ có rối loạn tiêu hoá và sút cân.

+ Tìm thấy đốt sán ở trong phân.

  • Người già và trẻ em có thể thấy:

+ Ứa nước bọt, lợm giọng.

+ Nôn hoặc buồn nôn.

+ Tiêu chảy xen kẽ với những đợt táo bón.

+ Chán ăn, ăn vào có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu.

+ Có cảm giác đau tức vùng thượng vị.

+ Rối loạn thần kinh: nhức đầu, cơn động kinh.

+ Dị ứng gây nổi mẩn ngứa ngoài da.

Sán Botrio cephalus

  • Triệu chứng:
  • Thiếu máu nặng:

+ Mệt.

+ Da xanh, niêm mạc nhợt.

  • Phù hai chân.
  • Tim đập nhanh.
  • Rối loạn tiêu hoá:

+ Đau vùng thượng vị.

+ Nôn.

+ Tiêu chảy.

  • Xuất huyết đáy mắt.

Tẩy sán dây

  • Nguyên tắc:
  • Trước hôm uống thuốc tẩy ăn nhẹ.
  • Sau khi uống thuốc nên dùng thuốc xổ và nằm nghỉ để tránh nôn.
  • Khi đi ngoài không được rặn và phải kiểm tra để tìm đầu sán.

* Thuốc tẩy:

  • Niclosamid 500 mg X 4 viên. Sáng nhịn ăn uống 2 viên, sau 1 giờ uống 2 viên.
  • Paraziquantel viên 600 mg, uống liều duy nhất.

CHĂM SÓC

Nhận định chăm sóc

  • Hỏi bệnh nhân:

+ Có tiếp xúc với những nguồn có ấu trùng giun, sán không: thông qua nghề nghiệp, tập quán hoặc thói quen ăn uống, ăn các đồ ăn sống như rau sống, gỏi thịt, hải sản…?

+ Những dấu hiệu và triệu chứng cơ năng? Có từ bao giờ? Đã khám và điều trị gì chưa?

+ Có được dùng các thuốc tẩy giun, nếu có là loại gì? bao giờ?

  • Nhận định thực thể:

+ Chú ý quan sát và thăm khám những biểu hiện về toàn trạng: thể tạng có gầy sút hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ em? Biểu hiện thiếu máu?

+ Thăm khám các bộ phận tìm các biến chứng.

  • Tham khảo các xét nghiệm, cận lâm sàng…

Lập kế hoạch chăm sóc

  • Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng.

Giảm các khó chịu, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân khi dùng thuốc tẩy.

Giáo dục bệnh nhân cách phòng tái nhiễm bệnh.

Thực hiện chăm sóc

  • Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân

Chế độ ăn đủ calo, cân đối giữa các thành phần, chế biến đảm bảo vệ sinh.

Thay đổi cách chế biến thức ăn, chia thành nhiều bữa ăn, động viên bệnh nhân ăn hết khẩu phần.

Thực hiện y lệnh một số thuốc như vitamin B, C, viên sắt, axit folic.

Thực hiện y lệnh truyền máu tươi cùng nhóm với những trường hợp thiếu máu nhiều.

  • Phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng

Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn như: mạch, nhịp thở, huyết áp, thân nhiệt.

Hằng ngày phải chú ý những bất thường ở các cơ quan bộ phận của cơ thể như: tiêu hoá, hô hấp, thần kinh… Khi nghi ngờ có biến chứng phải kịp thời báo cáo bác sĩ để có thể xử lý kịp thời, nhất là những biến chứng thuộc về ngoại khoa.

  • Giảm các khó chịu, hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân khi dùng thuốc tẩy

Bệnh nhân dùng thuốc tẩy giun, sán có thể gặp một số khó chịu như buồn nôn, cần dặn bệnh nhân ăn nhẹ trước khi dùng thuốc. Khi dùng thuốc cần nằm nghỉ, hoạt động nhẹ nhàng.

Hướng dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc theo đúng y lệnh về cách dùng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Cần chú ý theo dõi phân để biết kết quả dùng thuốc tẩy, một số trường hợp phải dùng thêm thuốc xổ để tăng hiệu quả.

Thực hiện y lệnh một số thuốc làm giảm triệu chứng như: thuốc chống nôn, chống ngứa, giảm đau và an thần…

  • Giáo dục sức khoẻ

Điều quan trọng để không bị mắc bệnh giun sán là phòng nhiễm ấu trùng vào cơ thể. Do đó giáo dục sức khoẻ, truyền thông sâu rộng trong cộng đồng là việc làm có hiệu quả nhất.

Giáo dục và thuyết phục người bệnh ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn.

+ Nên:

o Ăn chín.

o Uống sôi.

o Thức ăn phải được bảo quản sạch sẽ không để nhiễm bẩn.

o Định kỳ dùng thuốc tẩy giun 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần.

+ Không được:

o Ăn rau sống nhất là rau mọc dưới nước.

o Không ăn gỏi.

o Không dùng phân tươi để bón rau…

Quản lý tốt nguồn chất thải, dùng hố xí hợp vệ sinh.

Thường xuyên diệt ruồi, nhặng, muỗi, diệt ấu trùng ở ngoại cảnh. Có thói quen ngủ trong màn.

Khi làm việc phải có bảo hộ lao động phù hợp.

Đánh giá chăm sóc

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi: bệnh nhân giảm nhẹ hoặc hết các triệu chứng, không bị các biến chứng, biết cách phòng bệnh giun sán.

0/50 ratings
Bình luận đóng