Phúc thông tức là đau bụng; nơi đau gồm vùng trên rốn, xung quanh rốn và vùng hạ vị. Đau bụng là một triệu chứng cơ năng có thể gặp trong rất nhiều bệnh. Trên lâm sàng đau bụng có thể phân ra làm hai tình huống cấp thống và cửu thống. Cấp thống có nghĩa là sự đau xảy ra một cách đột nhiên, mức độ đau có thể rất nặng; cửu thống đến rất lâu và chậm, có khi đau, khi không, mức độ đau có thể hoà hoãn. Nguyên nhàn gây bệnh rất nhiều như: ngoại cảm lạnh, thường ăn những thức àn sống lạnh làm ảnh hưởng đến sự truyền đạo vận hoá của tỳ vị, hoặc do trong người vốn đã bị hàn lãnh cảm vào làm đau, có thể do bên trong uất kết thấp nhiệt làm trở trệ sự sơ tiết của can mộc và sự vận hoá của tỳ thổ, có thể do giun sán tích bên trong quấy động, có thể do can uất khí trệ, huyết ứ đình tụ… Tất cả làm cho kinh khí của tam âm kinh không còn thông xướng, uât kết không thông mà bất thông thì thống (không thông thì đau).

TRỊ LIỆU

Chứng trạng: Vùng bụng bị đau, bên trên lên đến trung quản, bên dưới xuống đến vùng hạ vị, đau đến không chịu nổi, ngồi đứng không yên hoặc đau ngấm ngầm, khi đau khi dứt, hoặc làm cho nôn mửa, đại tiện bí, bụng bị trướng, thích ấm, mạch thì huyền hoặc trầm thực, rêu lưỡi dày có hạt.

Phép trị: Sơ thông khí cơ, đuổi tà, dứt đau.

Xử phương: Dùng mai hoa huyệt vùng rốn gia thêm các huyệt khác.

Phép châm cứu: Châm trung quản 5 phân, khí hải 5 phân, cứu thiên xu thuỷ phân đều 5 tráng; châm quan nguyên, túc tam lý đều 5 phân; châm đại trường du, tam tiêu du đều 3 phân. Hư chứng và hàn chứng thì bổ, kiêm cả cứu; nhiệt chứng và thực chứng thì tả, không cứu, không lưu kim.

Phép gia giảm : Nếu đau đầu châm thêm tả thái dương, phong trì đều 3 phân, nếu đầu choáng váng tăng thêm thượng tinh, bách hội đều 2 phân, bổ. Nếu đau vùng bụng dưới châm thêm tam âm giao, đại cự hư đều 5 phân tả pháp.

CẤM KỴ

Kỵ dầu mỡ chiên, thức ăn lạnh hoặc cứng.

Y ÁN

Thí dụ 1 : Khí trệ phúc thống

Bà Lư … 62 tuổi, làm ruộng, khám ngày 21-4…

Khám lần 1: Đau quanh rốn và vùng bụng đã hơn mấy tháng, khi đau khi dứt, tuy đau không dữ dội lắm những khi bệnh phát lên thì đứng ngồi không yên, trướng bụng, không muốn ăn uống. Bà đã từng điều trị tại bệnh viện nhiều lần nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Hơn nữa gần đây mỗi lần bệnh phát tác thì kèm theo mắt hoa và tối sầm, đầu choáng váng, tai kêu…

Thể chất ngày càng suy nhược, mệt mỏi, mất sức, mạch thôn quan huyền đại, xích lại nhược, lưỡi đỏ nhạt, rêu it. Đây thuộc chứng can uất khí trệ, thận dương hư suy.

+ Phép trị: Sơ can, kiện tỳ, ôn bổ hạ nguyên.

+ Xử phương : Châm bể bách hội 3 phân; tả thượng tinh 3 phân; châm thái dương 3 phân, bình bổ bình tả; châm trung quản 5 phân tiền tả hậu bổ; bổ khí hải 5 phân, cứu 3 tráng; châm túc tam lý 1 thốn, tiền tả hậu bổ; tả nội quan 5 phân, cứu thiên khu 3 tráng.

Khám lần 2 (25 tháng 4): Sau khi châm chứng hoa mắt đầu choáng váng thấy giảm, ăn khá hơn, số lần đau bụng giảm xuống.

+ Xử phương : Sửa lại dùng phép cứu mai hoa vùng rốn và bụng, tức là cứu thủy phân, khí hải, thiên khu, thần khuyết mỗi huyệt 5 tráng; châm bổ quan nguyên 5 phân; châm túc tam lý 1 thôn bình bổ bình tả; châm bổ bách hội, ấn đường đều 3 phân.

Khám lần 3 (30 tháng 4): Sau khi châm lần trước, bụng đau được giảm hơn phân nửa, ăn nhiều hơn, theo phép đó tiếp tục châm và cứu.

Khám lần 4 (3 tháng 5): Các chứng đều bình phục, thể chất ngày càng khoẻ hơn; tiếp tục cứu trung quản, khí hải, thiên khu, túc tam lý mỗi huyệt 9 tráng nhằm củng cố hiệu quả của trị liệu, saụ đó tiếp tục cứu 3 lần nữa, bệnh khỏi.

Thí dụ 2 : Chứng phúc thống do hàn trệ

Bà Trương Thị Q … 24 tuổi, làm ruộng, khám ngày 29-4…

Khám lần 1: Sáng nay thình lình bà bị đau bụng, đi khám bệnh và được uống thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tối nay bệnh tình đau dữ dội, đau đến muốn đứt hơi, người nhà xin được châm cứu. Khám thấy: bệnh nhân bụng to như cái trống, như có hình khối u to bằng nắm tay, trong bụng trên dưới đều như thế, mắt trừng miệng há, mồ hôi và đầm đìa, tay chân lạnh như đá, đại tiện ra chất phân lỏng có nước, mạch trầm trì, lưỡi vàng, rêu lưỡi dày. Đây là thuộc chứng hàn thấp ngưng kết, khí huyết ứ trệ.

+ Phép trị: Kiện tỳ tiêu trệ, ôn trung lý khí, chỉ thống.

+ XỬ phương: Châm bổ trung quản 5 phân; bổ khí hải 5 phân, bổ thuỷ phân 1 phân, cứu 5 tráng; cứu thần khuyết và thiên khu đều 5 tráng; tả túc tam lý 1 thốn, cứu 3 tráng; tả đại trường và tiểu trường du 3 phân; tả xích trạch, uỷ trung đều 5 phân; tả thừa sơn, tam tiêu du đều 1 thốn. Sau khi châm khoảng 10 phút thì cơn đau dứt nhưng bụng vẫn còn trướng to; sau đó châm thêm tả nội quan, nội đinh, tam âm giao đều 5 phân.

Khám lần 2 (30 tháng 4): Sau khí châm cơn đau dứt, bệnh trướng tiêu, tiêu chảy cũng dứt; châm theo phép trên và cứu, gia giảm, châm được 5 lượt nữa, các chứng đều khỏi.

0/50 ratings
Bình luận đóng