CÂY KHÔI
Folium Ardisiae Silvestris.
Tên khác: Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía.
Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitard., họ Đơn nem (Myrsinaceae).
Mô tả: Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15-40cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 2.
Phân bố: Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam – Đà Nẵng.
Bộ phận dùng: Lá
Thành phần hoá học: Tanin.
Công năng: Làm giảm độ acid của dạ dày.
Công dụng: Chữa đau dạ dày.
Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc: Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho
bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.