Phân bố môi trường sống

Môi trường sinh thái: Sinh sống ở vùng ven núi, rãnh nước và sườn núi hoặc hố nước và nơi kênh nước v.v… Mọc hoang và nuôi trồng đều có.

Phân bố ở các vùng Hoa Bắc, Tây Bắc (Trung Quốc). Các nơi khác cũng có nuôi trồng.

Thu hoạch

Cây kỷ tử
Cây kỷ tử

Mùa Hạ, Thu lúc quả đã chín thu hái, bỏ đi cuống quả, để nơi râm mát hong gió đến khi vỏ quả nổi lên vết nhăn, lại phơi nắng đến khi vỏ ngoài khô cứng, thịt quả mềm mại là được. Gặp lúc trời mưa có thể dùng lửa nhỏ sấy khô.

Bào chế

Vị thuốc câu Kỷ tử
Vị thuốc câu Kỷ tử

Sàng sạch tạp chất, nhặt bỏ cuống và núm còn lại. Dùng sống.

Cương mục: Phàm dùng Cẩu kỉ, nhặt sạch cuống cành, lấy thứ tươi sáng rửa sạch, ngâm rượu 1 đêm, giã nát cho vào thuốc.

Khí vị:

Vị đắng, ngọt, khí hàn, không độc, vào kinh Túc quyết âm và Túc thiếu âm.

Chủ dụng:

Chữa tà khí trong 5 tạng, tiêu khát, nóng ở Trung tiêu, trị tê ở khoảng thớ thịt, và phong thấp, nội thương lao tổn nặng, hạ khí ở ngực sườn, khách nhiệt nhức đầu, thông lợi Đại, Tiểu trường, giữ vững tinh tủy, sáng mắt, khỏe gân xương, tráng dương. Thuốc bổ, thuốc phong đều dùng nó, càng thích hợp với người già dương hư, công năng chuyên vê bô Thận, nhuận Gan, thêm tinh, mạnh âm, không nhiệt, không táo, uống lâu nhẹ mình, chịu được rét và nắng.

Cấm kỵ:

Tuổi trẻ có chứng hỏa thì cấm dùng, chứng Tỳ hư, tiết tả thì phải kèm với Linh, Truật làm tá mới dùng được.

Cách chế:

Bỏ cuống, tẩm Rượu phơi khô dùng, cùng với Thục địa và Rượu nấu cao, uống lâu gân xương cứng mạnh, nhẹ mình, không già.

Nhận xét:

Câu kỷ cảm khí Xuân hàn của trời để sinh, lại được cả khí xung hòa của đất, vì nó ngọt, bình cho nên là thuốc chủ yếu có công năng chuyên bổ cho chân âm của Can và Thận. Họ Đào nói: xa nhà nghìn dặm chớ ăn Câu kỷ tử là nói sức cường dương của nó đó thôi.

Phụ

ĐỊA CỐT BÌ (vỏ rễ cây Câu kỷ)

Vị ngọt nhạt, tính chìm mà rất hàn, chuyên để lui mồ hôi, lao nhiệt nóng trong xương, phục hỏa ở Thận và Phế, bổ ích khí của Can, mát huyết, mát xương, trừ tà khí ở 5 tạng, tiêu khát, trừ nhiệt ở trung tiêu, ở cơ thịt, lợi đại tiểu tiện. Trị nóng ở trong xương công ngang với Đan bì, nhưng Đan bì giải chứng không ra mồ hôi, Địa cốt bì giải chứng mồ hôi ra nhiều. So với Tri, Bá đắng hàn sao bằng Địa cốt bì ngọt hàn, không hại khí của Dạ dày. Sách nói ruột tron thì cấm dùng Câu kỷ tử; hàn ở trong thì cấm dùng Địa cốt bì.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thể nhân vựng biên”

Bài Bá tử dưỡng tâm hoàn

Bá tử nhân 160g, Câu kỷ tử 120g, Mạch môn đông 40g, Đương quy 40g, Cam thảo 20g, Thạch xương bồ 40g, Phục thần 40g, Huyền sâm 80g, Thục địa 80g.

Thục địa giã nát, nấu thành cao, các vị khác tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 12-16g, ngày 2 lần.

Chữa doanh huyết bất túc, Tâm, Thận không điều, âm hư làm cho tinh thần hoảng hốt, ngủ hay mê, ra mồ hôi trộm. ”Trung y học tân biên”

Bài Bổ thận cố xung thang

Thục địa 15g, Câu kỷ tử 12g, A giao 12g, Đương quy 9g, Lộc giác sương 9g, Đỗ trọng 9g, Đại táo 5g, Thỏ ty tử 24g, Tục đoạn 9g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 9g, Ba kích thiên 9g, Sa nhân 9g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chủ trị: Thận khí bất túc, hai mạch xung nhâm không bền, thường bị hoạt thai.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Đại doanh tiễn

Đương quy 12g, Thục địa 24g, Câu kỷ tử 8g, Nhục quế 4g, Đỗ trọng 8g, Ngưu tất 8g, Cam thảo 4g. sắc, chia uống vài lần trong ngày. Chữa chân âm khuy tổn, lưng đau, hỏa bốc, họng đau, kinh ít, lưng gối đau mỏi… Có thể phối hợp với Sơn thù, Ba kích thiên, Nhục thung dung, ích trí, Liên tử.

Câu kỷ tử thường dùng chữa tiêu khát, cốt chưng, lao nhiệt, thường cùng phối hợp với Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Địa cốt bì, Hoàng bá, tri mầu

“Thánh huệ phương”

Trị mắt mờ dùng Câu kỷ tử 10 cân, Sinh địa 3 cân, cùng tán mạt, mỗi lần uống 1 thìa với Rượu.

“Thiên gia diệu phương”

Tất cả cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 12-16g, ngày 2 lần.

Có tác dụng dưỡng âm, sinh tân, chỉ khát.

Chữa bệnh đái tháo đường.

Gia giảm: Người hư yếu, bệnh nặng có thể thêm Nguyên sâm, Hoàng tinh, Thạch hộc; người hỏa hư có thể thêm Nhục quế, Phụ tử

“Hiệu phỏng tân phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Tuấn bổ tinh huyết cao

Thục địa    300g    Nhân sâm     100g

Câu kỷ tử   100g    Lộc giác giao 100g

Nhục quế 20g

Nhục quế gọt vỏ, tán nhỏ, các vị trên nấu riêng thành cao, thêm 100g Mật ong, tất cả cùng trộn đều, cho Lộc giác giao vào, đun tan, cất dùng dần, mỗi lần uống vài thìa.

Chữa Tiên thiên và Hậu thiên hư tổn, tinh huyết suy kiệt, gồm tất cả các chứng ngũ lao, thất thương, thường có sức mạnh hồi sinh. (Xem thêm vị Lộc nhung).

0/50 ratings
Bình luận đóng