Trụy tim mạch hoặc tử vong đột ngột thường do rung thất trên bệnh nhân bệnh xơ vữa động mạch vành cấp hoặc mạn tính. Những nguyên nhân thường gặp khác được liệt kê trong Bảng 11-1. Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải (hạ kali máu nguyên phát), hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS. Tiến hành cấp cứu tim phổi ngay (CPR) theo sau bởi các biện pháp hồi sức tuần hoàn hô hấp nâng cao là bắt buộc. Rung thất hay suy tâm thu, mà không tiến hành CRP trong 4-6 phút thường dẫn đến tử vong.

BẢNG 11-1 NGƯNG TIM VÀ ĐỘT TỬ DO TIM

Nguyên nhân và các cấu trúc liên quan

  1. Bệnh mạch vành (hội chứng mạch vành mạn hoặc cấp)
  2. Phì đại cơ tim (vd: bệnh cơ tim phì đại)
  3. Bệnh cơ tim dãn nở
  4. Bệnh lý viêm (vd: viêm cơ tim) và thâm nhiễm
  5. Bệnh van tim
  6. Bất thường điện sinh lý tim (vd: hội chứng Wolff-Parkinson-White)
  7. Bệnh lý di truyền liên quan đến bất thường điện sinh lý (vd:hội chứng QT dài bẩm sinh, loạn sản thất phải, hội chứng Brugada, nhịp nhanh thất đa ổ đa dang liên quan catecholamine)

Các yếu tố góp phần vào chức năng

  1. Thiếu máu cục thoáng qua
  2. Tình trạng cung lượng tim giảm (suy tim, sốc)
  3. Bất thường chuyển hóa hệ thống
    1. Mất cân bằng điện giải (vd: hạ kali máu)
    2. Hạ oxy máu, toan hóa
  1. Những rối loạn thần kinh (vd: tổn thương CNS)
  2. Đáp ứng với độc chất
    1. Tác dụng phụ thuốc gây loạn nhịp
    2. Gây độc tim (vd: cocaine, ngộ độc digitalis)

QUẢN LÝ NGƯNG TIM

Hồi sức tim phổi cơ bản (BLS) phải bắt đầu ngay lập tức ( Hình 11-1):

  1. Gọi điện cấp cứu ngay (vd: 911); dúng máy khử rung ngoài tự động (AED) phục hồi nhanh nhất có thể.
  2. Nếu có tiếng thở khò khè, đánh giá hít phải vật lạ và thực hiện thủ thuật Heimlich.
  3. Tiến hành ấn ngực (ấn trên xương ức 4–5 cm) với tốc độ 100 lần mỗi phút mà không ngắt quãng. Người cấp cứu thứ hai nên tham gia và sử dụng AED nếu có thể.

Các bước chính trong hồi sức tim phổi

HÌNH 11-1 Các bước chính trong hồi sức tim phổi. A. Bắt đầu ép tim (ấn ngực) với tốc độ 100 lần/phút. B. Xác định đường thở nạn nhân vẫn thông thoáng. C. Người cấp cứu đã được huấn luyện bắt đầu hồi sức miệng thổi miệng nếu không có các thiết bị hồi sức tim phổi nâng cao. (Chỉnh sửa từ J Henderson, Hướng dẫn cấp cứu Y khoa, bản thứ 4, New York, McGraw-Hill, 1978.)

  1. Nếu có người cấp cứu được huấn luyện thứ hai, ấn đầu bệnh nhân ra sau, nâng cằm và bắt đầu hồi sức miệng qua miệng (mặt nạ bỏ túi thích hợp để ngăn ngừa lây truyền bệnh nhiễm trùng), trong khi vẫn tiếp tục ấn ngực. Phổi nên được thổi nhanh hai lần liên tiếp với mỗi 30 lần ấn ngực. Nếu người cấp cứu chưa được huấn luyện, chỉ cần ấn ngực, không cần thông khí, được khuyến cáo đến khi có khả năng cấp cứu hô hấp tuần hoàn nâng cao.
  2. Ngay khi có các thiết bị cấp cứu, bắt đầu hồi sức tuần hoàn hô hấp nâng cao với ân ngực và thông khí liên tục. Mặc dù thuejc hiện cùng lúc có thể, khử rung (≥300 J một pha, hoặc 120–150 J hai pha) chiếm ưu tiên cao nhất (Hình 11-2), theo sau bởi đặt đường truyền tĩnh mạch và qua ống nội khí quản hoặc nếu đặt nhanh ống nội khí quản chưa thể hoàn thành, bằng thiết bị túi-van-mặt nạ; việc hô hấp không nên gián đoạn trên 30 giây trong khi cố đặt nội khí quản.

Kiểm soát ngưng tim.

HÌNH 11-2 Kiểm soát ngưng tim. Tuần tự, rung thất hay nhịp nhanh thất hạ áp bắt đầu với cố gắng khử rung. Nếu thất bại, sau đó dùng epinephrine hay vasopressin và tiếp theo thuốc chống loạn nhịp. CPR, hồi sức tim phổi. [Chỉnh sửa từ Myerburg R. và Castellanos A. Chương 23, “Những nguyên lý Nội khoa Harrison” -18.]

  1. nên đặt đường tyền tĩnh mạch ban đầu quan tĩnh mạch trước khuỷu, nhưng nếu dùng thuốc không hiệu quả, Nên đặt đường truyền trung tâm (tĩnh mạch cảnh trong hoặc dưới đòn). NaHCO3 TM chỉ nên được cho nếu toan máu nặng dai dẳng (pH <7.15) dù thông khí thích hợp. Canci không được cho thường xuyên nhưng nên được dùng trên bệnh nhân đã biết hạ canxi máu, những bệnh nhân đã dùng liều độc thuốc đối vận kênh canxi, hoặc nếu nghĩ tăng kali máu cấp tính khởi đầu các dấu hiệu của rung thất kháng trị .
  2. Tiếp cận trụy tim mạch do rối loạn nhịp chậm, suy tâm thu hay hoạt động điện vô mạch được trình bày trong Hình 11-3.
  3. Hạ thân nhiệt liệu pháp (làm lạnh đến 32–34ºC trong 12–24 giờ) nên được xem xét đối với bệnh nhân còn sống mất ý thức sau ngưng tim.

XỬ TRÍ TIẾP THEO

Nếu ngưng tim do rung thất trong những giờ đầu Nhồi máu cơ tim cấp, tiếp tục chắm sóc sau nhồi máu cơ tim theo chuẩn (Chương 128).Theo trình tự chậm nhip tim/suy tâm thu

HÌNH 11-3 Theo trình tự chậm nhip tim/suy tâm thu (bên trái) hay hoạt động điện vô mạch (bên phải) được thực hiện đầu tiên bằng bằng hồi sức tim phổi liên tục và tím các nguyên nhân có thể điều trị. CPR, hồi sức tim phổi; MI, nhòi máu cơ tim. [Chỉnh sửa từ Myerburg R. và Castellanos A. Chương 23, “Những nguyên lý Nội khoa Harrison”-18.]

 

0/50 ratings
Bình luận đóng