Sử dụng loại thuốc kháng sinh như Streptonycin, Kanamycine, Gentamicin, Neomycine đều có thể dẫn đến điếc tai, số thuốc kháng sinh này có tên gọi là loại kháng sinh độc hại tai. Tính độc trong đó mạnh nhất là Streptomycin, nó có thể thông qua cuống rốn tổn hại đến tai trong của thai nhi.
Streptomycin là loại kháng sinh đầu bảng làm điếc tai, sau đó mới đến Kanamycine và Gentamicin. Ứng dụng liên hợp các thứ thuốc nói trên, cơ hội gây ra điếc tai nhiều hơn so với dùng riêng một thứ thuốc. Lượng thuốc dùng càng lớn, chủng loại càng nhiều, thời gian càng dài, cơ hội tạo ra tổn hại đến thần kinh thính giác càng nhiều, mức độ tổn hại càng nặng. Theo thống kê, trẻ em trong phạm vi 4 tuổi tỉ lệ bị điếc cao nhất.
Do chức năng bài tiết của trẻ sơ sinh phát triển còn chưa hoàn thiện, thuốc tích tụ nên dễ dàng dẫn đến tổn hại nghiêm trọng tai trong, có em chỉ sau một lần sử dụng thuốc với lượng nhỏ đã dẫn đến điếc. Những thuốc kháng sinh gây độc hại cho tai như Streptomycin, Kanamycine, Gentamicin, Neomycine gây tổn hại đối với thần kinh thính giác là điều không thể chối cãi. Các thuốc kháng sinh như Polymyxini B, Varcocin cũng có độc tính đối với tai ở mức độ khác nhau.
Đối với điếc tai do ngộ độc thuốc, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều triệu đặc hiệu và phương pháp dự tính tin cậy, do vậy làm tốt công tác đề phòng là vô cùng quan trọng.
Phải căn cứ vào chứng bệnh mà chọn dùng thuốc hợp lí. Bệnh chưa đáng phải dùng loại thuốc kháng sinh độc hại tai, thì kiên quyết không dùng. Khi cần thiết phải dùng, cần phải nắm vững lượng thuốc cần dùng, thời gian cần dùng, chọn phương pháp uống lượng ít nhiều lần, tuyệt đối không lấy lượng của người lớn dùng cho trẻ con.
Không được đồng thời dùng hai loại kháng sinh độc hại đến tai cùng một lúc. Thời -gian dùng thuốc, đồng thời cho uống vitamin A và vitamin B tổng hợp, có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh có tác dụng kháng độc. Trong thời gian dùng thuốc, phải thường xuyên theo dõi thính lực của trẻ, nếu có hiện tượng ù tai, tê dại xung quanh miệng, thì phải ngừng ngay việc uống thuốc, mời bác sĩ khoa tai kiểm tra và kịp thời điều trị.