Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Khoa học hiện đại cho rằng, có 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng, thứ nhất là do thiếu vitamin C, thứ hai là do những chứng bệnh về răng miệng như sâu răng, khoang miệng bị loét v.v… Trong lá trà có chứa hàm lượng các vitamin khá cao như vitamin C, trong trà cao cấp có thể đạt tới 500 mg/ 100 gam, mà người lớn trưởng thành, mỗi tháng cần tới khoảng 60 mg, cho nên chỉ cần uống 5-6 cốc trà là đủ. Trong lá trà còn có nhiều canxi, có tác dụng chống sâu răng. Những chất này có thể hoà tan chất béo, tiêu trừ được chứng hôi miệng. Trà còn có tác dụng tốt trong trừ hôi miệng, đặc biệt là chứng hôi do uống rượu, hút thuốc, ăn tỏi. Nước trà còn có thể diệt những loại vi khuẩn ký sinh trong miệng, ngăn ngừa chứng viêm khoang miệng. Đặc biệt là trà khổ đinh, nếu thường xuyên uống trà khổ đinh, tỷ lệ và số lượng mắc bệnh loét miệng giảm đi rõ rệt.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà hương nhu
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hương nhu. Cho nước ấm vào trong cốc, thêm nước nóng hãm trong khoảng 15 phút, súc miệng nhiều lần rồi nhổ ra, khoảng 1/2 chỗ nước ngâm là có thể dùng để uống thay trà được. Mỗi ngày làm uống 1 lần, mỗi lần hãm uống từ 2-3 lần.
Chú ý: Phương trà này có thể trị chứng hôi miệng do thận không tốt. Những người dạ dày yếu không nên dùng loại trà này. Hương nhu tính vị cay, hơi ấm và có mùi thơm, có thể tăng mùi thơm, giảm thấp, hoà trung chống nôn, phát tán phong hàn, là một loại thuốc tốt cho miễn dịch và chứng hôi miệng
- Trà quế hoa
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 gam quế hoa, 1 gam hồng trà. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào cốc nước ấm, đun sôi lên, đậy nắp trong khoảng 10 phút, uống thay trà nhiều lần.
Công dụng chữa trị: Thơm miệng, giải độc, trừ hôi miệng.
Chú ý: Phương trà này chủ trị hôi miệng, nóng trong, đau răng, dạ dày nóng và chứng sâu răng. Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng dạ dày nóng, hoặc thấp nhiệt, hoặc chứng đau răng la nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này. Quế hoa tính vị cay ấm, thơm, có thể trị được chứng hôi miệng, có thể trị được cả chứng đau răng. Lá trà tính vị đắng, hàn, có thể hạ được nóng ở dạ dày, chống loét, giúp tiêu hoá tốt, trị tích tụ dầu mỡ, làm sạch răng. Hai thứ kết hợp lại là loại thuốc hay để trị được chứng hôi miệng và bệnh đau răng. Có thể thấy, nếu dùng đơn lẻ một trong hai loại dược liệu này cũng rất tốt. Nhưng hàm lượng vitamin C trong hồng trà nhiều hơn hàm lượng vitamin trong trà xanh, cũng là món trà trên nhưng nếu dùng trà xanh thì cần dùng tới khoảng 3 g trà xanh, thì vẫn đạt được hiệu quả tốt.
- Trà quế hoa hồng trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy khoảng 2-3 gam quế hoa, 150 ml nước, 1 gam hồng trà. Cho quế hoa vào nước đun sôi lên, sau đó cho hồng trà vào. Mỗi ngày làm 1 lần uống, chia ra uống nhiều lần, ngậm lâu trong cổ họng.
Công dụng chữa trị: Trừ đau, thơm miệng, giải độc.
Chú ý: Phương trà này cũng có hiệu quả rất tốt đối với việc điều trị chứng đau răng, hôi miệng, kiết lỵ v.v…
- Trà bạc hà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam bạc hà, 3 gam cam thảo, 1 gam trà xanh. Sau khi trộn đều cả 3 thứ vào nhau, thêm nước vừa đủ vào đun sôi trong khoảng 10 phút, mỗi ngày uống 1 lần, uống mỗi lần 1 chút, nhưng chia ra nhiều lần, uống khi nước còn nóng ấm. Có thể thêm nước và 25 gam mật ong, cũng làm như trên rồi uống.
Công dụng chữa trị: Tán nhiệt, thơm miệng.
Chú ý: Phương trà này thích hợp dùng với chứng hôi miệng, cảm nắng, viêm amiđan.
- Trà đặc
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3 gam lá trà. Cho lá trà vào nước sôi đun trong khoảng 5 phút thành nước trà đặc, dùng để súc miệng, mỗi ngày làm trên 10 lần.
Công dụng chữa trị: Sát khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, phòng viêm loét.
Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng loét khoang miệng, sâu răng.
- Canh rễ lá chè
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam rễ lá chè. Rễ lá chè thái mỏng, cho vào nước đun sôi 15 phút thành canh, mỗi ngày làm uống 1 lần thay trà.
Công dụng chữa trị: Giải nóng, mát dạ dày.
Chú ý: Phương trà này còn thích hợp với chứng viêm loét miệng.
Những điều cần ghi nhớ
Muốn phòng ngừa bệnh hôi miệng cần làm tốt mấy điều sau đây:
Thứ nhất là phải chú ý các bệnh về răng miệng. Nếu vệ sinh răng miệng kém, những người bị sâu răng, viêm nướu (lợi), viêm chân răng, loét miệng hoặc các chứng bệnh có liên quan đến sâu răng, chảy máu chân răng thì khoang miệng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, sau đó phân giải chất lưu huỳnh, làm khoang miệng có mùi khó chịu, dẫn đến hôi miệng.
Thứ hai là cần chú ý các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột, ví dụ như bộ máy tiêu hoá bị viêm loét, viêm dạ dày mãn tính, chức năng tiêu hoá không tốt v.v… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng. Gần đây, chúng ta còn phát hiện ra rằng, nhiều người lây nhiễm vi khuẩn dẫn đến chứng bệnh dạ dày, đặc biệt là những người bị mắc viêm nhiễm này có tỷ lệ mắc hôi miệng rất cao, nhưng sau khi chữa khỏi chứng hôi miệng cũng giảm hẳn rõ rệt. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn trực tiếp sinh ra chất lưu huỳnh, dẫn đến hôi miệng.
Thứ ba là những người hút thuốc, uống rượu, uống cà phê, thường xuyên ăn hành, tỏi và các thức ăn có tính chất kích thích và cay khác, hoặc thói quen thích ăn những thức ăn nặng mùi như đậu phụ thối, trứng gà muối đều dễ mắc chứng hôi miệng.
Thứ tư cần chú ý chứng viêm mũi, viêm họng, viêm khoang mũi, đặc biệt là viêm mũi mãn tính, có mùi hôi rất rõ rệt.
Thứ năm là ăn uống điều độ để giảm béo. Vì mắc bệnh không thể không ăn, hoặc người già chức năng của tuyến tuỵ suy giảm, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt rối loạn trao đổi chất, dẫn đến tuyến tuỵ tiết dịch ít đi, điều này có lợi cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, từ đó dẫn đến chứng hôi miệng.