CÀ PHÊ
Có 3 loài chính:
Cà phê chè (Coffea arabica L).
Cà phê mít (Coffea exselea Chev.).
Cà phê vối (Coffea robusta Chev.).
Họ Cà phê – Rubiaceae
Đặc điểm thực vật
Câycà phê sống lâu năm. Thân gỗ, cao 3-5m (cà phê chè) hoặc 10 – 15m (cà phê vối, mít. Vỏ thân thường mốc trắng. Cành chia 2 loại: các chồi vượt và các cành ngang mọc từ các mắt của chồi vượt. Các cành tạo thành tầng quanh thân chính và cành vượt. Lá đơn, mọc đối, hình dạng khác nhau tùy theo loài: Hình trứng hay hình lưỡi mác (cà phê chè và cà phê vối) hình bầu dục (cà phê mít). Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hay thành chùm màu đỏ tím hay đen ngà, có lớp thịt quả bọc quanh hạt. Mỗi quả có hai hạt, dính vào nhau bởi một mặt phẳng phía trong, mặt ngoài của hạt cong hình bầu dục.
Phân bố
Cà phê chè (Coffea arabica L) được trồng nhiều ở vùng châu Mỹ la tinh, Trung Phi, ấn độ, Papua New Guinea, Indonexia, Philippin, Mianma.Thái Lan và Việt Nam;
Cà phê mít (Coffea exselea Chev.) được trồng nhiều ở Indonexia,Việt Nam,ấn Độ, Thái Lan, Đông Timo, Đài Loan, Nigeria, Congo, Moritani, Guyana, Surinam, Sao Tomé, Liberia, malaysia, Philippin Loài cà phê vối (Coffea exselea Chev.) được trồng nhiều ở Indonẽia, Việt Nam, ấn Độ…
Ở Việt Nam, cà phê do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỉ XIX hoặc đầu thế kỉ XX. trồng nhiều ở vùng đồi núi trung du của các tỉnh miền Trung và miền Bắc, vùng Tây Nguyên như Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai…
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Hạt và lá
Thu hoạch cà phê bằng cách hái quả chín đang còn ở trên cây, hoặc đợi khi quả chín rụng rồi nhặt. Mùa hái cà phê từ tháng 11 đến tháng một năm sau, cà phê vối: tháng 1 – 4, cà phê mít: tháng 4 – 8. Thu hoạch về đem phơi khô, rồi giã cho chóc vỏ, sẩy sạch; hoặc hái về loại bớt thịt quả bằng cách sát dưới nước, sau đó ủ cho lên men 2 -3 ngày, rồi rửa sạch, phơi khô, xát sẩy cho hết lớp vỏ giấy ở hạt. Khi rang cà phê phải rang chín tới giữa hạt mà ngoài không bị cháy, cắt hạt thấy màu bên trong giống màu bên ngoài. Cà phê rang rồi phải đậy kín.
Lá hái về phơi trong râm mát đến khô.
Thành phần hóa học
Hạt cà phê chứa 0,3 – 2,5% cafein và có ít theobromin, theophyllin, phần lớn alcaloid kết hợp với acid clorogenic. Ngoài ra còn có chất béo, protein, trigonellin, đường và chất vô cơ…
Công dụng và liều dùng
– Cà phê sống: Giã nát ngâm rượu uống chữa tê thấp.
– Cà phê rang: Pha nước uống có tác dụng kích thích thần kinh, trợ tim và lợi tiểu tiện. Có tác dụng giải độc thuốc phiện và say rượu.
Người ta còn dùng viên cà phê ngậm để làm tinh thần sảng khoái, minh mẫn và chống buồn ngủ trong khi làm việc.
– Lá: Chữa phù thũng, giúp ăn uống mau tiêu, ngày uống 20 – 40g dạng thuốc sắc.
– Cafein có tác dụng trợ tim và lợi tiểu nhẹ. Được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn
(viêm phổi, thương hàn), ngất, phù thũng, chữa suy tim. Dùng kích thích thần kinh và cơ trong vài trường hợp suy nhược thân kinh, đau dây thần kinh. Người lớn uống 0,25 – 1,5g dạng viên, bột, pôxio, dung dịch, chia làm nhiều lần trong ngày, hay tiêm dưới da 0,25 – 1,50g/ngày. Trẻ em 2 tuổi trở lên dùng 0,02 – 0,05g chia làm nhiều lần trong ngày.
(viêm phổi, thương hàn), ngất, phù thũng, chữa suy tim. Dùng kích thích thần kinh và cơ trong vài trường hợp suy nhược thân kinh, đau dây thần kinh. Người lớn uống 0,25 – 1,5g dạng viên, bột, pôxio, dung dịch, chia làm nhiều lần trong ngày, hay tiêm dưới da 0,25 – 1,50g/ngày. Trẻ em 2 tuổi trở lên dùng 0,02 – 0,05g chia làm nhiều lần trong ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn dược liệu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Bộ môn dược liệu (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học.
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.