Khái niệm

Ố Tâm là một chứng trạng muốn thể mà không thổ được, muốn nhịn cũng không xong. Mục Ố Tâm sách Chư bệnh nguyên hậu luận viết: “Trong Tam nhộn nhạo muốn mửa, gọi là ố tâm“, Tạp chứng mô sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Tuy gọi là ố Tâm mà thực ra là bệnh ở Vị khẩu chứ không phải là bệnh ở Tâm”.

Ố Tâm với Ái khí (y), Can ẩu (uế), Ách nghịch, Ẩu thổ v.v… đều là những chứng trạng thường gặp ở Tỳ Vị bệnh, lâm sàng cần phân biệt, có thể tham khảo ở các mục hữu quan.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Ố Tâm do Vị hàn: Có các chứng buồn nôn hoặc có khi kiêm cả Vị thông, hoặc bất thường ứa ra nước trong, nước bọt, gặp ấm thì dễ chịu, gặp lạnh thì bệnh nặng thêm, mặt khác còn có các chứng trạng kém ăn, đại tiện nhão, mỏi mệt, lưỡi nhợt, mạch Nhược.
  • Ố Tâm do Vị nhiệt: Có chứng buồn nôn hoặc có khi kiêm cả chứng cồn cào, nuốt nước chua, hôi miệng, mặt khác còn có các chứng tiểu tiện đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền hoặc Hoạt.
  • Ố Tâm do Vị âm hư(: Có chứng buồn nôn hoặc kiêm chứng nôn mửa kịch liệt, khát nước hoặc uống nước vào mửa ngay, không ăn được, đoản hơi, mỏi mệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
  • Ố Tâm do Can Vị bất hòa: Có chứng buồn nôn hoặc kiêm chứng nôn mửa, ngực khó chịu, đau sườn, đắng miệng, họng khô, ăn uống kém, hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền Tế.
  • Ố Tâm do thương thực: Có chứng buồn nôn muốn mửa, Ợ hăng nuốt chua, sợ ngửi mùi đồ ăn, Vị quản trướng đầy không muốn ăn uống, lưỡi và mạch bình thường.

Phân tích

Chứng Ố Tâm do Vị hàn với chứng Ố Tâm do Vị nhiệt: Hai chứng một thuộc hàn, một thuộc nhiệt. Thuộc Vị hàn, hoặc là do thể trạng vốn trung tiêu dương hư bất túc, hoặc do ăn quá nhiều thức sống lạnh làm tổn hại Vị khí, loại trên do bệnh trình dài mà bộc lộ hư chứng rõ rệt, loại sau do bệnh trình ngắn nên không bộc lộ hư chứng. Buồn nôn mà thường kiêm cả Vị thống, Vị dương bất túc, hàn thấp không hóa được, cho nên có lúc ứa nước trong, bọt dãi, gặp lạnh thì các chứng nặng thêm, gặp ấm thì đỡ. Trung dương bất túc thì kém ăn, đại tiện nhão, thiểu khí mỏi mệt, lưỡi nhợt, mạch Nhược v.v… là những chứng trạng Trung tiêu dương hư bất túc, điều trị theo phép ôn trung tán hàn giáng nghịch, dùng phương Phụ tử lý trung thang gia giảm hoặc Ngô thù du thang gia giảm.

  • Ố Tâm do Vị nhiệt, hoặc là do vốn ăn nhiều cao lương nồng hậu, lý nhiệt thịnh ở trong hoặc cảm mạo thử nhiệt, ngoại tà vào lý, đến nỗi Vị nhiệt khí nghịch mà buồn nôn, có biểu hiện nhiệt chứng như miệng hôi, nuốt chua, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Sác. Điều trị buồn nôn do lý nhiệt thịnh ở trong có thể dùng Thừa khí thang gia giảm, mà buồn nôn do thử nhiệt vào lý có thể dùng Trúc diệp thạch cao thang gia giảm.
  • Ố Tâm do Vị âm hư: Có chứng buồn nôn thường kiêm nôn mửa dữ dội, hoặc xuất hiện sau khi nôn mửa dữ dội, phần nhiều do thời kỳ cuối của nhiệt bệnh hoặc sau khi phẫu thuật lớn. Vị âm bất túc nghiêm trọng liền dẫn đến nôn mửa buồn nôn kịch liệt không ăn uống được, thậm chí uống một tý nước cũng mửa ra ngay, khát nước lưỡi đỏ, mạch Tế Sác, bộc lộ hàng loạt chứng trạng Vị âm bất túc rõ ràng. Điều trị nên dưỡng Vị âm, giáng nghịch khí, dùng phương ích Vị thang hợp với Quất bì trúc nhự thang gia giảm.
  • Chứng Ố Tâm do Can Vị bất hòa với chứng Ố Tâm do Thương thực: Can Vị bất hòa là Can khí uất trệ hoành nghịch phạm vị gây nên, cho nên phải có những chứng trạng Can khí uất trệ như đau sườn, đắng miêng, họng khô, mạch Huyền .v.v… điều trị nên sơ Can hòa Vị, dùng phương Sài bình thang hoặc Tứ nghịch tán hợp Nhị trần thang gia giảm. Chứng ố Tâm do thương thực là do ăn quá miệng làm hại Vị gây nên khiến cho Vị khí không giáng xuống, nghịch lên mà buồn nôn. Điều trị theo phép tiêu thực đạo trệ, dùng phương Tra khúc Bình vị tán hoặc Chỉ thực đạo trệ hoàn gia giảm.

Tóm lại, “nguyên nhân của chứng này có hàn, có thực, có đờm ẩm, có uế khí, có hỏa tà. có ẩm thấp thương

Vị, hoặc các tà khí thương hàn ngược lỵ bám ở Vị khẩu đều có cả. Nếu muốn xem xét, chỉ nên xem xét hư, thực, hàn, nhiệt là rõ hết. Bởi vì ố Tâm do thực tà, tà hết thì khỏi buồn nôn, nó đến nhanh nó rút cũng nhanh, Ố Tâm do hư tà thì phải làm cho Vị khí phục hồi hoàn hảo thì bệnh mới khỏi (Cảnh Nhạc toàn thư – Tạp chứng mò).

Trích dẫn y văn

  • Ố Tâm có do đờm, do nhiệt, do hư, đều dùng Sinh khương, tùy chứng mà dùng thuốc kèm theo… o tâm, muốn mửa không mửa, trong Tâm lờm lợm như người say thuyền, nên dùng Đại Bán hạ thang hoặc Tiểu Bán hạ phục linh thang hoặc Lý trung thang gia Bán hạ cũng được, Lại như trong Vị có nhiệt mà buồn nôn dùng Nhị trần gia Sinh khương chấp sao Hoàng liên, Hoàng cầm mỗi vị đều 1 tiền, rất hay (Ố Tâm – Đan Khê Tâm pháp).
  • Bởi vì ố là sợ mà ố, nên phát thành tiếng, ố tâm, nghĩ thấy vật đồ ăn nào thì bụng cảm thấy cộm lên mà sợ. Nếu coi ố là hay ố thì lý lẽ không thông (Minh y chỉ trưởng dẫn trong Tạp bệnh quảng yếu).
0/50 ratings
Bình luận đóng