BƯỞI
Tên khoa học: Citrus maxima (Burm.) Merr.
Tên đồng nghĩa: Citrus aurantium L. var. grandis L., Citrus grandis (L.) Osbeck,  Citrus decumana L.
Họ Cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỡ, cao tới gần 10m. Cành có gai nhỏ mọc ở kẽ lá. Lá mọc so le, cuống có cánh. Hoa màu trắng mọc thành chùm có mùi thơm. Quả to, hình cầu, vỏ quả dày, trong có chứa nhiều múi. Hạt màu trắng, dẹt.
Ra hoa vào tháng 2 – 3. Cho quả vào tháng 7 – 8
Bưởi được trồng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh. Những nơi có bưởi ngon nổi tiếng: Đoan Hùng (Vĩnh Phú), Mê Linh (Vĩnh Phú), Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hoà (Đồng Nai), Diễn (Hà Nội).
Ở Đông Nám Á, Thái Lan là nước trồng nhiều nhất. Năm 1987 sản xuất được 76.275 tấn quả, đã xuất sang thị trường Hồng Kông, Singapore và Malayxia 6.900 tấn.
Trồng trọt và thu hái
Bưởi được nhân giống bằng hạt, ghép mắt và chiết cành. Ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam chủ yếu là phương pháp chiết cành.
Thu hoạch quả từ tháng 7.
Bộ phận dùng
– Quả
– Hoa
– Lá
Thành phần hoá học
Trong phần ăn được (các tép bưởi) có chứa: Nước (89%), protein (0,5%), lipid (0,4%), đường (9,3%), vitamin B1 (0,07 mg%), vitamin B2 (0,01 mg%) và vitamin C (44 mg%).
Vỏ có chứa tinh dầu (0,15%), pectin các hợp chất flavonoid (naringin). Hạt có chứa pectin
Hoa có chứa tinh dầu (0,10%)
Tinh dầu vỏ quả bưởi là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm, có các hằng số: d30: 0,8417, D30: + 103,620, n D30: 1,4702.
Thành phần chính là limonen (90%), terpenalcol (2,5%), sesquiterpenalcol (3%).
Tinh dầu vỏ bưởi Việt Nam có thành phần chính là limonen (41,45 – 84,62%), myrcen (8,28 – 50,66%). Các thành phần terpenalcol và aldehyd tồn tại ở hàm lượng rất thấp (< 1%).
Hoa bưởi Việt Nam điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước có thành phần chính là nerolidol (30,91 – 40,04%), farnesol (14,30 – 23,47%), linalol (9,22 – 23,76%).
Công dụng
Ngoài công dụng là quả dùng để ăn tươi, vỏ quả và hạt bưởi là nguyên liệu để điều chế pectin, các hợp chất flavonoid. Hoa là nguồn khai thác tinh dầu đáng lưu ý ở Việt Nam, tinh dầu hoa bưởi dùng làm thơm bánh kẹo, nước giải khát, dùng trong kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm.
Lá bưởi làm thuốc xông, nước thơm gội đầu.
Trong Y học cổ truyền còn sử dụng quả của một số loài Citrus thu hái ở các thời điểm khác nhau với tên chỉ thực và chỉ xác làm thuốc hành khí giúp cho sự tiêu hoá.
Ghi chú:
Một số tinh dầu được sản xuất từ các bộ phận vỏ quả, hoa, lá của một số loài Citrus được lưu hành trên thị trường:
  1. Lemon oil, Oleum Citri, được điều chế từ vỏ quả chanh Citrus limon (L.) Burm., f. bằng phương pháp ép. Sản lượng hàng năm khoảng 2.158 tấn (1990). Tinh dầu có mùi thơm của vỏ chanh, thành phần chính là Limonen (>90%), các aldehyd khoảng 3 – 5%, alcol khoảng 1%. Tinh dầu được dùng để pha chế đồ uống, làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ sản xuất bánh kẹo…
  2. HOA CÚC VÀNG

justify">Neroli oil, Oleum Florum Aurantii, được điều chế từ hoa cây cam đắng, Citrus aurantium L. ssp. amara L. bằng phương pháp cất. Tinh dầu có mùi thơm rất dễ chịu, thành phần chính là linalol linalyl acetat và các alcol khác. Tinh dầu là nguyên liệu quan trọng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa.

  • Petitgrain oil, Oleum Petitgrain,  được điều chế từ lá cây cam đắng, Citrus aurantium L. ssp. amara L. bằng phương pháp cất. Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Thành phân chính của tinh dầu là linalyl acetat (khoảng 50%), lnalol (khoảng 20%) và một số alcol khác. Tinh dầu được dùng để pha chế nước hoa, xà phòng và mỹphẩm.
  • Grapefruit oil, Oleum Citri paradisi, được điều chế từ vỏ quả cây bưởi lai, Citrus paradisi Marf. (Citrus decumana var. Racemosa Roem.) bằng phương phép ép và cất kéo hơi nước. Sản lượng tinh dầu hàng năm là 694 tấn (1990). Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Thành phần tinh dầu tương tự tinh dầu vỏ bưởi và được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để pha chế đồ uống, kẹo gôm, kem lạnh.
  • 5/51 rating