Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm, nhiều tháng, hậu quả dẩn đến xơ hóa các nephron và giảm dần các chức năng của thận như : đào thải các sản phẩm chuyển hóa, thăng bằng kiềm toan, duy trì cân bằng nước điện giải và chức năng nội tiết.

I. NGUYÊN NHÂN

Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh thận do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn …

II. PHÂN ĐỘ SUY THẬN MẠN

Giai đoạn GFR (ml/min/1.73m2) *Creatinine/máu(μmol/l)
Gđ I90<130
Gđ II60 – 89130 – 299
Gđ III30 – 59300 – 499
Gđ IV15 – 29500 – 900
Gđ V<15 ml/min/1.73m2>900 μmol/l

* phân độ theo khuyến cáo của K/D

III. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng :

  • Phù tái đi tái lại nhiều lần, thiểu niệu hoặc vô niệu
  • Hội chứng thiếu máu
  • Tăng huyết áp
  • Xuất huyết dưới da
  • Tiền căn : bệnh lý thận, sỏi tiết niệu…

Cận lâm sàng :

Xét nghiệm máu : ure, creatinine, ion đồ, TPTNT : trụ HC, BC, đạm niệu

Siêu âm bụng : phát hiện thận teo nhỏ, sỏi đường tiết niệu…

Chụp KUB : phát hiện sỏi đường tiết niệu

Chụp UIV : rất nguy hiểm, chỉ có ý nghĩa khi nghi ngờ sỏi đường tiết niệu

VI. ĐIỀU TRỊ :

1. Điều trị nguyên nhân

giải quyết nguyên nhân suy thận mạn nếu có thể

2. Chế độ ăn uống

  • Chế độ ăn kiêng muối chỉ áp dung khi co phù, tang huyết áp, suy tim (NaCL 2 – 4g/24h).
  • Cân bằng nước : tùy thuộc tình trạng khát, hạn chế nước khi Na+/máu giảm : Nước nhập = lượng nước tiểu /24h + 500ml
  • Bổ sung kiềm : cần giữ kiềm = 20 – 24 mmol/l
  • Chế độ ăn đạm : P = 0,4 – 0,8g/kg/ngày (Chạy TNT = 0,8 – 1,2g/kg/ngày) Tổng năng lượng 35 – 40 Kcalo/ngày
  • Hạn chế thức ăn có chứa phosphat : sữa, phomat
  • Bổ sung canxi

3. Điều trị rối loạn điện giải :

Tăng kali máu : K+> 5mmol/l

  • Hạn chế đưa kali vào qua thức ăn và các thuốc có chứa

Biểu hiện lâm sàng : yếu, liệt cơ, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim hoặc ngưng tim.

  • ECG : T cao, nhọn, đối xứng, có thể phối hợp PR kéo dài, QRS dãn rộng, ST chênh lên hoặc chênh xuống
ThuốcLiềuBắt đầu tác dụngKéo dài
CanxiCalcium  gluconate  10%  10ml TMC trong 10 phút1 – 3 phút30 – 60 phút
InsulinRegular Insulin 20UI + Glucose 30% 250ml TTM

 

CCĐ glucose/máu >250mg%

30 phút4 – 6 giờ
β2                    Adrenergic agonistVentolin Nebule 5 – 10mg phun khí dung30 phút2 – 4 giờ
Trao đổi ResinKayexalate 60g uống + Sorbitol 20%1 – 2 giờ4 – 6 giờ
  • Bicarbonat truyền TM : 4%, 4.2%, 8.4%.

K+ > 5mmol/l chỉ định lọc máu cấp cứu

4. Điều trị toan máu : Bicarbonate, giữ HCO3-= 18 – 24 mmol/l

5. Tăng huyết áp :

  • Mục tiêu :

+ HA < 130/80 mmHg

+ Nguy cơ cao HA < 125/75 mmHg

( Đạm niệu > 1g/24h hoặc Đái tháo đường )

  • Thuốc hạ áp : Thuốc lợi tiểu (Furosemide); Ức chế men chuyển; Ức chế thụ thể Angiotensin II; Ức chế α (Daxazocine); Ức chế α TKTW (Aldomet); Ức chế β (Bisoprolol(Cocor), Atenolol); Ức chế canxi ( Nifedipine, amlodipin,Adalate LA).

6. Điều trị rối loạn lipid máu :

Khuyến cáo hạ Cholesterol Total < 5.0 mmol/l Nhóm thuốc an toàn Statin : Gemifroril, statine

7. Điều trị thiếu máu :

  • Nguyên nhân thiếu máu : mất máu, thiếu Erythropoietine, giảm đời sống hồng cầu, thiếu sắt
  • Xuất hiện thiếu máu khi GFR < 30ml/phút, đối với đái tháo đường GFR < 45ml/phút.
  • Mục tiêu điều trị :

+ Bù sắt (Ferritin > 200ng/ml)

+ Hb : 10 – 12g/dl

+ Thuốc Erythropoietine : 50 – 150 UI/kg tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch chậm 2 – 3 lần/tuần

8. Loãng xương :

Xuất hiện khi GFR < 30 – 40ml/phút.

  • Hạn chế thức ăn có phosphat
  • Sử dụng Rocaltrol 0,25 μg x 1 viên/ngày
  • Bổ sung Canxi

9. Thuốc khác : Bổ sung Vitamin B12, Acid folic, ketosteril

10. Lọc máu ngoài thận : Chạy thận nhân tạo, Yhẩm phân phúc mạc

11. Ghép thận :

VII. NGUYÊN NHÂN TỬ VONG SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI :

  • Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp chiếm : 50%
  • Nhiễm trùng chiếm : 25%
  • Tai biến mạch máu não chiếm : 6%

Xem thêm:

Điều trị suy thận mạn

Suy thận mạn và điều trị suy thận mạn bằng đông y

0/50 ratings
Bình luận đóng