VIÊM V.A CẤP TÍNH
V.A và amidan nằm giữa ngã tư đường hô hấp và đường tiêu hóa, thuộc vùng họng. Tại đây có một hệ thống tổ chức bạch huyết, còn gọi là lymphô.
V.A và amidan, lúc trẻ mới sinh ra đã có, là tổ chức bình thường ở người. Nó phát triển ở giai đoạn thiếu nhi và teo dần khi đến giai đoạn trưởng thành. V.A có vai trò rất quan trọng là sản sinh ra các loại globulin miễn dịch chính. Hiện nay, việc chỉ định nạo V.A, cắt amidan đã được cân nhắc kỹ càng.
* Nguyên nhân gây viêm V.A cấp:
Viêm nhiễm: Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut có trong mũi, họng bùng phát gây bệnh hay vi khuẩn, virut bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, thường gặp tụ cầu, phế cầu, liên cầu, đáng lo ngại là liên cầu khuẩn bêta tan máu nhóm A.
Tạng bạch huyết: Do rối loạn nội tiết tố. Tổ chức này có chức năng điều hòa tổ chức bạch huyết nên bạch huyết phát triển quá mạnh, nhiều hạch xuất hiện ở cổ, ở họng quá phát dẫn đến viêm nhiễm. Tạng bạch huyết là điều kiện thuận lợi gây viêm V.A, amidan.
Cấu trúc, vị trí: Cấu trúc V.A, amidan có nhiều khe, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn nấp và phát triển của các loại vi khuẩn, vừa là ngã tư đường tiêu hóa và hô hấp, là cửa ngõ cho các loại vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.
* Triệu chứng:
Viêm V.A cấp tính là loại viêm nhiễm cấp tính xuất tiết hay viêm mủ. Bệnh hay gặp ở trẻ em, điều trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ khỏi bệnh, nếu không sẽ gây nhiều biến chứng.
Bệnh nhi sốt đột ngột, nhiệt độ cao 39-40°C, có thể co giật và khó thở do co thắt thanh môn, rối loạn tiêu hóa.
Dấu hiệu đầu tiên là bệnh nhi bị tắc mũi. Tắc mũi một bên hay hai bên, làm cho trẻ khó thở, phải thở bằng mồm, thở nhanh, nhịp không đều, bỏ ăn, bỏ chơi, quấy khóc. Mũi chảy nước nhầy hai bên. Trẻ ho khan từng tiếng, về sau ho có đờm đặc là phản xạ kích thích xuất hiện từ thành sau họng.
Thăm khám bằng Ống soi ở mũi trước, phát hiện hốc mũi đầy mủ nhầy, rất khó nhìn trực tiếp V.A. Sau khi hút sạch mủ, đặt adrenalin 1% mới có thể nhìn thấy V.A mấp mé ở cửa mũi sau.
Niêm mạc họng đỏ rực, có mủ nhầy trắng phủ lên trên niêm mạc thành sau họng. Mủ từ trên vòm họng chảy xuống.
Khám tai: Phát hiện màng tai mất bóng, thành xám xịt, hơi lõm do tắc nhĩ. Các hạch sờ thấy ở góc hàm, rãnh cảnh, sau cơ ức đòn chũm, ấn vào thấy đau.
VIÊM V.A MẠN TÍNH
Tổ chức V.A bị viêm xơ hóa sau khi viêm nhiễm nhiều lần. Bệnh gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 5 tuổi, do viêm V.A cấp tái phát nhiều lần và kéo dài gây viêm V.A mạn tính.
* Triệu chứng:
Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị ngạt mũi. Ban đầu ngạt mũi ít, về sau ngạt nhiều một bên và cả hai bên mũi. Mũi bị viêm, chảy nước mũi thò lò và kéo dài.
Trẻ ho nhiều, ho khan, về sau ho có dòm đặc, màu vàng hay xanh.
Trẻ sốt nhẹ thất thường, đêm ngủ không yên giấc, ngáy to, giật mình, tai nghễnh ngãng và tiêu chảy.
Trẻ thường không sốt, hay sốt nhẹ. Cơ thể phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Trẻ kém nhanh nhẹn, người mảnh khảnh, yếu ớt, chân, tay lạnh, đêm ngủ hay hoảng sỢ. Trẻ thường đãng trí, kém tập trung, vì tai nghễnh ngãng và thiếu oxy kéo dài ở não. Trẻ gầy yếu, nếu béo thì béo bệu và thường ôm đau, hay sốt vặt.
Trẻ tắc mũi liên tục. Mũi chảy nước nhầy, có lẫn mủ, kéo dài hàng tháng và loét tiền đình mũi, còn gọi là thò lò mũi. Trẻ thường xuyên há mồm để thỏ nên họng khô, rát. Tiếng nói giọng mũi kín. Tai nghe kém nhưng thường không được chú ý. Trẻ hay ngáy to khi ngủ, nghiên răng cót két và hay ho do phản xạ.
Thăm khám: Soi mũi trước phát hiện mủ nhầy, rất khó nhìn thấy trực tiếp tố chức V.A. Sau khi hút sạch mủ và đặt sdrenalin hoặc ephedrin 1% mới có thể nhìn thấy tổ chức V.A. Niêm mạc mũi phù nề. Cuốn mũi dưới to lên, khi lấy hết mủ, niêm mạc co lại, có thể nhìn qua hốc mũi, thấy tổ chức V.A. Những trẻ lớn có thể soi mũi sau. Khối V.A chiếm vòm mũi họng, che lấp cửa mũi sau. Sờ vòm họng để xác định khối lượng và mức độ cứng của V.A.
Soi họng thấy ở thành sau họng có nhiều khối bạch huyết to bằng hạt đậu và mủ xanh, chảy từ vòm xuống màn hầu, hơi bị đẩy dồn về phía trước, hàm ếch thường bị hẹp chiều ngang và lõm sâu vào răng hay răng mọc lệch.
Thăm khám tai thấy vành tai bị hẹp. Trẻ phải thở bằng mồm gây hiện tượng thiếu oxy mạn tính, rối loạn phát triển khối xương mặt cùng với lồng ngực. Bộ mặt trẻ bị V.A: Mặt dẹt và dài, mồm há, môi trên dày, hàm răng vênh, môi dưới trề xuống, hàm dưới lẹm vào, hàm ếch lõm lên, hốc mũi hẹp. Lồng ngực hẹp và lép, lưng hơi gù, chân tay khẳng khiu, chậm chạp, kém thông minh, hay ngủ gật.
Biến chứng: Gây viêm thanh quản, khí quản và phế quản với tỉ lệ cao. Viêm V.A còn gây những cơn khó thở đột ngột về đêm ở những trẻ có cơ địa co thắt. Viêm V.A có thể xuất hiện cơn hen phế quản thường xuyên và nặng hơn.
Viêm tai giữa đứng vào hàng thứ hai trong các biến chứng.
Viêm đường tiêu hóa: Bệnh nhi đau bụng, đi ngoài ra nhiều chất nhầy và nước.
Viêm xoang, viêm mũi: Viêm hạch nhiều vùng trên cổ, gây áp xe thành sau họng ở trẻ nhỏ, viêm thận, viêm ổ mắt, viêm nhiễm khoang dưới và tổn thương các dây thần kinh.
Trẻ kém thông minh, không tập trung-tư tưởng, lười biếng hay buồn ngủ, học kém, phát triển trí tuệ kém, nghe kém, thở kém.
* Điều trị:
Cần điều trị nội khoa, cho trẻ nằm nghỉ, ăn nhẹ, uống sữa, uổng nhiều nước cam, chanh, ăn cháo đặc hay cháo loãng, ăn súp khi bệnh đang tiến triển. Khi bệnh đã thuyên giảm, cho bệnh nhi ăn bình thường, nhưng tăng cường chất đạm, các loại vitamin.
Nhỏ thuốc vào mũi, dùng một trong các thuốc sau: Ephedrin 1%, adrenalin 1%. Với trẻ nhỏ dùng argyron 1%, nhỏ nhiều lần trong ngày.
Những trường hợp sốt, có biểu hiện biến chứng, cần khẩn trương dùng kháng sinh do bác sĩ chỉ định, azithromycin uống theo đơn mỗi viên 200mg hay ampicilin cho trẻ dưới 12 tháng tuổi đến 6 tuổi dùng 0,25-125mg trong 24 giờ. Trẻ 7-15 tuổi dùng 178-250mg trong 24 giờ, chia bốn lần.
Cần nâng cao thể trạng cho trẻ, cho uống nhiều sữa, ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm và các loại vitamin.
Điều trị ngoại khoa V.A tái phát ít nhất năm lần trong một năm, có biến chứng tại chỗ là V.A viêm tấy, quá phát gây khó nuốt, khó thỏ, chậm lớn, chậm phát triến.
Không nạo V.A khi trẻ đang bị viêm V.A cấp tính hoặc đang mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Không nạo V.A ở các em đang mắc các bệnh mạn tính như lao, suy tim… hay trong vùng đang có dịch.
* Phòng tránh: cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, súc họng sau mỗi bữa ăn và chải răng bằng kem đánh răng của trẻ vào mỗi buổi sáng thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ.
Khi thay đổi thời tiết cần nhỏ thuốc một ngày ba lần vào mũi: Sunfarin, otrivin hay coldi B liều dành cho trẻ nhỏ.
Điều trị khỏi dứt điểm các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, vừa ngăn ngừa V.A vừa giữ gìn sức khỏe để trẻ lớn lên phát triển thể lực và trí tuệ.
Nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều chất đạm có từ các loại thịt, tôm, cua, cá, trứng… và các loại quả cam, chanh, chuối, xoài, nhãn, dưa hấu, na…