Tên khác: bệnh xốp xương

Định nghĩa

Bệnh có đặc điểm sau: khối lượng toàn bộ của xương bị giảm dần và cấu trúc của mô xương bị hư hại, dẫn tới tăng nguy cơ bị gãy xương.

Căn nguyên

Chưa rõ. Trong cơ thể bình thường luôn luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình tiếp thêm xương mới (tạo xương) do các tạo cốt bào thực hiện và quá trình tiêu xương cũ (phá huỷ xương) do các huỷ cốt bào đảm nhiệm. Khi bị bệnh loãng xương, sự cân bằng này không còn nữa mà quá trình tiêu xương do huỷ cốt bào mạnh hơn. Giảm và ngừng các chức năng sinh dục, nhất là chức năng buồng trứng đóng vai trò dẫn đầu trong bệnh loãng xương, nhưng những yếu tố nội tiết khác và những yếu tố dinh dưỡng, và chuyển hoá cũng có vai trò thứ yếu. Loãng xương sau mãn kinh và loãng xương tuổi già là những bệnh hay gặp. Tỷ lệ mắc bệnh chiếm 5% dân số.

LOĂNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT (HAY GẶP):

  • Loãng xương sau mãn kinh: là do thiếu hụt estrogen và xảy ra ở những phụ nữ từ 50-65 tuổi, thường là nguồn gốc của những trường hợp gãy lún thân đốt sống và gãy xương cổ tay. Bệnh có thể gặp cả ở nam giới sau tuổi tắt dục nam tuy hiếm hơn nhiều (tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới/nam giới là 6/1).
  • Loãng xương tuổi già hoặc loãng xương thoái triển: xuất hiện ở cả hai giới sau 75 tuổi, với tỷ lệ bệnh nữ/nam là 2/1), và là nguyên nhân của những trường hợp gãy xương ở khớp hông, gãy khung chậu, xương cánh tay, xương chày.
  • Loãng xương vô căn ở nam giới trẻ tuổi:bệnh rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh trội ở nam giới, bắt đầu bị bệnh lúc 30-40 tuổi, diễn biến nặng.

LOÃNG XƯƠNG THỨ PHÁT (HIẾM GẶP):

  • Loãng xương do bất động:tình trạng mất mô xương có thể phục hồi hoàn toàn nếu thời gian bất động ngắn dưới 2 tháng, nhưng hầu như khả năng này không còn nữa, nếu thời gian bất động dài quá 9 tháng. Sau 6 tháng bất động, thì khối lượng xương trở nên không thay đổi: khối lượng xương cốt mạc (do màng xương hoặc ngoại cốt tạo ra) giảm khoảng 15% và xương xốp giảm 30-50%.
  • Loãng xương do cortison:loãng xương do liệu pháp corticoid kéo dài; tai biến hay gặp là gãy cột sống.
  • Bệnh nội tiết:hội chứng

Cushing (ưu năng tuyến vỏ thượng thận), ưu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến sinh dục, tăng aldosteron huyết.

  • Bệnh tiêu hoá và dinh dưỡng:kém hấp thu, cắt bỏ dạ dày, thiếu calci do trong khẩu phần ăn, bệnh thiếu vitamin C, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, xơ gan.
  • Loãng xương sau chấn thương: còn gọi là bệnh Sudeck-Leriche (xem: đau loạn dưỡng do thần kinh giao cảm).
  • Bệnh di truyền của mô liên kết’. bệnh giòn xương, bệnh Marfan, bệnh Ehlers-Danlos, bệnh homocystin-niệu.
  • Loãng xương khi có thai: hiếm xảy ra.
  • Tình trạng không trọng lượng (du hành trong vũ trụ).
  • Bệnh tân sinh tế bào:đa u tuỷ xương, u lympho, bệnh bạch cầu, bệnh tăng tế bào bón ác tính (tăng dưỡng bào ác tính).
  • Những bệnh khác: .viêm đa khớp dạng thấp, bệnh phế quản phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tăng calci niệu vô căn, suy thận mạn tính, giảm phosphatase huyết, sử dụng heparin kéo dài.

Giải phẫu bệnh: mô xương calci hoá trở nên hiếm, giảm bề dày của xương cốt mạc (xương do ngoại cốt hoặc màng xương tạo nên) và giảm số lượng các bè xương đặc. Trong trường hợp loãng xương sau chấn thương thì mất bè xương trầm trọng hơn so với mất xương cốt mạc.

Triệu chứng

  • Gãy cột sống do lún đốt sống: xuất hiện đau ở cột sống tiến triển dần, hoặc dữ dội ngay, nhân dịp một chấn thương hoặc một động tác xoay người. Đau thường thuyên giảm trong 4-6 tuần. Vào giai đoạn muộn thì bệnh nhân bị gù do lún các đốt sống ngực (lưng), đôi khi cột sống cổ bị ưỡn.
  • Gãy xương bệnh lý ở cổ tay, ở khớp hông, gãy xương cánh tay, xương chày: nói chung là do ngã.

Xét nghiệm cận lâm sàng: định lượng calci huyết, phospho huyết, và phosphatase kiềm đều bình thường. Đôi khi tăng calci niệu vừa phải. Hàm lượng hormon tuyến cận giáp trạng trong huyết tương giảm trong trường hợp loãng xương sau mãn kinh.

Xét nghiệm bổ sung

  • X quang:khi khối lượng xương bị giảm tới 30% thì trên phim X quang hình ảnh các đốt sống và các xương của khung chậu trở nên trong hơn (kém cản quang hơn) và nhìn thấy các bè xương rõ rệt hơn. Những thân đốt sống lõm hai mặt và có những khấc lõm vào mô xương xốp. Hay thấy lún đốt sống. Trong thể loãng xương do cortison, những xương của sọ trở nên trong (kém cản quang).
  • Định lượng muối khoáng ở mô xương:theo quy định thì thiếu mô xương là khi tỷ trọng của xương nằm giữa 1 và 2,5 DS (độ lệch chuẩn) ở dưới giá trị tham khảo, và loãng xương là khi tỷ trọng xương lệch hơn 2,5 DS ở dưới giá trị tham khảo. Người ta hay định lượng các muối khoáng nhất là ở hai vị trí hay xảy ra gãy xương nhất, tức là cổ xương đùi và thân đốt sống.
  • Sinh thiết xương:được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ, nghi ngờ có đa u tuỷ xương, di căn ung thư gây tiêu xương, viêm đốt sống đĩa đệm).

Chẩn đoán phân biệt bệnh loãng xươngChẩn đoán phân biệt bệnh loãng xương

Điều trị và phòng bệnh

BIỆN PHÁP TOÀN THÂN: chế độ ăn giàu protein, calci (sữa và sản phẩm từ sữa) và giàu vitamin D. Nếu có bệnh nhuyễn xương kết hợp thì bổ sung thêm calci và vitamin D. Duy trì hoạt động thể lực. Tuỳ tình hình có thể mang các phương tiện nâng đỡ (yếm ngực) nếu đau cột sống.

THUỐC:

– Estrogen: có hiệu quả dự phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ mới mãn kinh. Tuy nhiên, estrogen có hiệu quả không cao đổi với loãng xương sau mãn kinh đã
định hình hoặc loãng xương tuổi già. Người ta đề nghị dùng estradiol tiêm dưới da hoặc uống phối hợp với một loại progesteron không androgen để làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Biện pháp điều trị này không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng yêu cầu phải kiểm tra phụ khoa định kỳ.

– Calci. nên cho theo đường uống với liều 500 mg calci nguyên tố, mỗi ngày uống 2 hoặc 3 lần, thường phối hợp với vitamin D, liều từ 400-800 đơn vị mỗi ngày. Biện pháp điều trị này hay được chỉ định nhất là trong trường hợp loãng xương tuổi già.

  • Diphosphonat (xem thuốc này).
  • Natri fluorur:chỉ nên sử dụng trong trường hợp loãng xương gây lún đốt sống (25-50 mg hàng ngày). Giới hạn trị liệu của thuốc này khá hẹp và nhất thiết phải được theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và cận lâm sàng.
  • Calcitonin:trong trường hợp

loãng xương có lún đốt sống, thì chỉ khi nào có chống chỉ định sử dụng fluor hoặc kém dung nạp nguyên tố này, mới nên dùng tới calcitonin. Hormon này dùng với liều 50 đơn vị mỗi ngày, theo đường tiêm, liên tiếp trong 5 ngày và cứ mỗi ba tuần thì nhắc lại, đồng thời phối hợp với 1,5 g phospho nguyên tố hàng ngày. Kiểm tra hoá sinh và X quang định kỳ trong trường hợp điều trị kéo dài (6-12 tháng).

  • Androgen:chỉ dùng cho bệnh nhân nam bị giảm năng sinh dục.

LOÃNG XƯƠNG TUỔI GIÀ: duy trì hoạt động thể lực tối thiểu và tránh không để thiếu hụt calci và vitamin D trong khẩu phần thức ăn.

LOÃNG XƯƠNG THỨ PHÁT: điều trị bệnh gốc gây ra loãng xương.

0/50 ratings
Bình luận đóng