Tác nhân gây bệnh là Strongyloides stercoralis.

Chu trình phát triển

Người bị nhiễm khi tiếp xúc với đất nhiễm phân có chứa ấu trùng giai đoạn 2 sống tự do xâm nhập vào da.

Ngoài con đường thông thường, giun lươn có thể theo đường máu xâm nhập vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau ở những cơ quan tương ứng. Trong trường hợp này, ấu trùng ít khi được phát hiện trong phân nên chẩn đoán phải dựa vào huyết thanh miễn dịch.

Biểu hiện lâm sàng: Có hai dạng

Bệnh giun lươn mạn tính, không biến chứng

Đa số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không đáng kể. Triệu chứng nếu có biểu hiện ở da và đường tiêu hóa.

-Da:

+ Đường ngoằn ngoèo ở da do ấu trùng di chuyển: Hay gặp ở quanh hậu môn.

+ Nổi mày đay.

Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn…

Bệnh nặng, có biến chứng

Hay gặp ở người suy giảm miễn dịch. Bệnh tùy thuộc vào mật độ nhiễm và cơ quan bị ký sinh, ký sinh trùng có thể tàn phá cơ thể với biến chứng tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết…

Chẩn đoán

  • Trên lâm sàng

Có thể dựa vào tam chứng: Tiêu chảy, đau bụng, nổi mày đay hoặc hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da. Các xét nghiệm khác như bạch cầu toan tính tăng cao, CRP tăng, tốc độ lắng máu tăng cũng có giá trị gợi ý.

  • Chẩn đoán trực tiếp tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm phân tìm ấu trùng giai đoạn 1.

Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch: Thử nghiệm ELISA, độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 95%, hiệu giá trên 1/800 là (+).

Điều trị

Thể nhẹ không biến chứng

Thiabendazole (Mintezol): 25mg/kg/ngày trong 3-5 ngày.

Albendazole 400mg/ngày trong 3-5 ngày.

Thể nặng có biến chứng

Albendazole: 10mg/kg/ngày trong 15-21 ngày tùy theo thể bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng