KHIÊN NGƯU (hắc sửu, hạt bìm bìm)

Tên khoa học: Pharbitis hederacea Choisy.; Họ bìm bìm (Convolvulaceae)
Bộ phận dùng: Hạt. Có hai thứ: trắng (bạch sửu) và đen (hắc sửu). Hạt đen được dùng nhiều hơn. Hạt đen có 3 cạnh, hạt to bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, chắc, nhân có màu vàng nhạt, không mọt mốc là tốt. Thứ hạt nhỏ hơn ít dùng.
Thành phần hóa học: Hoạt chất chính là chất béo (11%), 2% glucosid là phacbitin.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, cay, tính hàn. Vào ba kinh phế, thận và đại trường.
Tác dụng: Trục đàm, tiêu thủy, trừ thấp nhiệt.
Công dụng – liều dùng: Trị đầy trướng, thông tiểu tiện, trị lãi.
Hạt: Ngày dùng 4 – 8g.
Cao: Ngày dùng 30 – 60g dưới dạng viên.
Rượu: Ngày dùng 8 – 12g.
Nhựa: Ngày dùng 0,016 – 1,2g làm 2 – 3 lần.
Kiêng kỵ: phàm khí hư, thấp nhiệt, phụ nữ có thai thì không được dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Giã bỏ vỏ, tán nhỏ, rây lấy lốp bột đầu, còn thứ chưa nhỏ bỏ đi; cũng có khi dùng nửa sông, nửa sao (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Dùng sống: phơi khô, khi bốc thuốc thang giã dập hoặc tán mịn làm hoàn tán (tác dụng xổ mạnh).
Dùng chín: sao vàng cho thơm (xổ yếu hơn)
Theo Tây y:
Nấu cao:   Hạt tán nhỏ   500g
Rượu      2 lít
Nước      4,5 lít
Ngâm hạt vào rượu trong 7 ngày rồi lọc, cô cách thủy cho đến đặc. Bã còn lại ngâm vào nước trong 4 ngày lại lọc, cô cách thủy như trên. Trộn 2 thứ cao lại, cô lại ở 600 cho đến còn 1ml = 2g dược liệu.
Rượu hắc sửu: hạt hắc sửu giã dập 75g. Cho vào bình kín với 4 lít nước, đun với 2 lít rượu như trên. Cất thu hồi rượu cho đến khi còn 1 phần 5, thêm 1

phần nước cất, để yên. Rửa nhựa dưới đáy bình bằng nước đun sôi cho đến khi nước rửa không còn màu. Cô cách thủy cho đến khô kiệt, tán thành bột, đựng lọ kín.

Bảo quản: Để nơi khô, thoáng gió.

0/50 ratings
Bình luận đóng