NHÂN TRẦN (Bồ bồ)

Tên khoa học: Adenosma caeruleum R.Br.; Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: Toàn cây khi có hoa (trừ rễ).
Khô, có nhiều lá, hoa ít cành, mùi thơm, sạch gốc rễ, không sâu, không ẩm mốc là tốt. Thứ để càng lâu càng tốt.
Không nhầm với cây nhân trần Trung Quốc có tên khoa học là Artemisia capillaris Thunb, họ cúc (Asteraceae), cây trắng mốc, công dụng cũng thế.
Ở miền Nam, cây bồ bồ chỉ tên một cây khác.
Thành phần hóa học: Saponin, flavoonoid và tinh dầu (0,7%), kali nitrat.
Tính vị – quy kinh: Vị đắng, hơi cay, tính ôn. Vào ba kinh can, đởm và bàng quang.
Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, giải nhiệt, phát hãn
Công dụng: Trị hoàng đản, sản hậu, tiểu tiện ít, trị giun đũa và móc cầu.
Liều dùng: Ngày dùng 20 – 40g.
Kiêng kỵ: Không
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
+ Dùng ít, thu hái về rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, để lên giàn bếp để bảo quản.
+ Lấy về khi có hoa, rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, bó lại để chỗ khô ráo, thoáng gió, sạch sẽ, khi dùng cắt ngắn.
+ Có thể nấu cao với ích mẫu, hai thứ đều nhau (1ml = 10g dược liệu)
CÁC THỦ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC PHIẾN

class="MsoNormal" style="margin-top: 6.0pt;text-align: justify;text-indent: 14.2pt">Bảo quản: Cất kín, không nên bào chế nhiều, để nơi khô ráo, tránh quá nóng mất mùi thơm.