(Radix Paeoniae lactiflorae)
Tên khác: Thược dược – Thước
1. Nguồn gốc, đặc điểm
Là rễ đã bỏ vỏ và phơi sấy khô của cây Thước dược (Paeonia lactiflora Pall.), thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Bạch thược có dạng hình trụ tròn, thẳng, đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng, dài 10-20cm, đường kính 1-2cm. Mặt ngoài màu trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ con. Bạch thước không mùi, vị hơi đắng và hơi chua.
Cây bạch thược được nhập giống từ Trung Quốc vào trồng ở Sapa tỉnh Lào Cai. Người ta dùng củ có đường kính khoảng 1-2cm, dài 10-15cm, màu trắng hồng ít xơ. Ðào về rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm (có thể đồ) rồi bào hay thái mỏng, sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua. Lúc chưa bào chế thì cần phải sấy lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi cần để nơi khô ráo, tránh ẩm.
Dược liệu Bạch thược đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
2. Thành phần hóa học
Bạch thược có chứa các loại hoạt chất chính như: Terpen, Poliphenol, đường, alcol, acid béo, tanin, tinh dầu…
3. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Bạch thược có tác dụng nhuận gan, bổ máu, lợi tiểu, chống co thắt dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng giảm huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh: Đau tức ngực, mồ hôi trộm, tả, lỵ, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày.
Cách dùng: Uống 12 – 20g/ngày, dạng thuốc sắc hay hoàn tán.
Lưu ý: Người bị đầy bụng không nên dùng Bạch thước.
Ðơn thuốc có bạch thược :
1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức; Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy 10g. Xuyên khung 4g, gia Ngưu tất 20g sắc uống.
2. Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12-20g sắc uống.
3. Chữa tiêu khát, đái đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.