Vi sinh học
Áp xe phổi – tình trạng nhiễm khuẩn gây hoại tử nhu mô phổi – có thể gây nên bởi rất nhiều các vi sinh vật. Nguyên nhân phụ thuộc một phần vào đặc điểm của vật chủ.
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn (ví dụ: S.aureus, Streptococcus milleri, K. pneumoniae, group A Streptococcus) và kí sinh trùng (ví dụ: Entamoeba histolytica, Paragonimus westermani, Strongyloides stercoralis).
Hít phải dịch ở tư thế nằm sấp là nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn kỵ khí; S. aureus, P. aeruginosa, và F. necrophorum (tổn thương loét); nấm cục bộ; và mycobacteria.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm M. tuberculosis, Nocardia asteroides, Rhodococcus equi, Legionella species, Enterobacteriaceae, Aspergillus species, và Cryptococcus species.
Biểu hiện lâm sàng
Áp xe phổi không điển hình – thường được cho là vì vi sinh vật kỵ khí – biểu hiện dưới dạng viêm không đau, sốt, sút cân và thiếu máu. Bệnh nhân có hơi thở hôi thối hoặc có bằng chứng viêm nhiễm mô quanh răng chảy mủ hoặc viêm lợi.
Chẩn đoán
Chụp CT ngực là phương pháp ưu tiên để mô tả chính xác nhất tổn thương.
Các mẫu đờm có thể được nuôi cấy để phát hiện ra vi khuẩn hiếu khí nhưng lại có độ tin cậy không cao trong nuôi cấy vi khuẩn kỵ khí.
Dịch màng phổi hoặc dịch rửa phế quản phế nang có thể hữu ích vì chúng được tiến hành một cách chính xác và nhanh chóng đối với vi khuẩn kỵ khí.
Điều trị áp xe phổi
Điều trị phụ thuộc vào việc giả định hoặc xác định được nguyên nhân.
Hầu hết các viêm nhiễm gây nên bởi vi khuẩn kỵ khí thì nên được điều trị ngay từ đầu clindamycin (600 mg tiêm TM ngày 4 lần). Phối hợp giữa β-lactam/ức chế β-lactamase đều có thể thay thế.
Chuyển cách dùng thuốc sang đường uống chỉ thích hợp khi bệnh nhân hết sốt và cải thiện lâm sàng.
Mặc dù quá trình điều trị là tùy ý, sự tiếp tục điều trị thuốc đường uống được khuyến cáo cho tới khi trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cho thấy tổn thương đã được xóa bỏ hoặc còn lại rất ít, để lại sẹo.
Sốt dai dẳng trong 5 đến 7 ngày sau dùng kháng sinh gợi ý thất bại trong điều trị và cần phải loại trừ các yếu tố như tắc nghẽn, ứ mủ phức tạp và sự có mặt của vi khuẩn kháng thuốc.
Cải thiện lâm sàng, sốt giảm thường xảy ra trong từ 3-5 ngày, hết sốt trong 5-10 ngày.
Bệnh nhân sốt dai dẳng trong 7-14 ngày nên được nội soi phế quản hoặc sử dụng các phương tiện chẩn đoán khác để xác định tốt hơn sự thay đổi về giải phẫu và xác định được vi khuẩn gây bệnh.