MORINDA UMBELLATA L.-(dây đất)

MORINDA UMBELLATA L. (Có tên là dây đất)             Cây mọc leo trên các cây bụi khác, dài có thể đến 10m. Lá có dạng thay đổi, hình bầu dục rộng, thuôn trái xoan hay hẹp hình mũi mác, dài đến 12,5cm rộng đến 4cm. Hoa họp thành đầu khoảng 6mm đường kính tập trung thành tán ở ngọn cành, ít khi ở nách lá. Hoa không cuống, màu trắng. Qủa kép do nhiều qủa dính liền nhau gần hình cầu 6 – 10cm. Thành phần hóa học             Rễ … Xem tiếp

LÔ HỘI-Aloe

LÔ HỘI Aloe               Vị thuốc lô hội* là dịch chảy ra từ lá rồi cô đặc của một số loài thuộc chi Aloe, họ Lô hội – Asphodelaceae.             Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được dùng làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều:             Aloe ferox Mill. và             Aloe vera L. (= A. vulgaris Lam. = A. barbadensis Mill.) Đặc điểm thực vật             Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa … Xem tiếp

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID

I – KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ANTHRANOID:             Những hợp chất anthranoid nằm trong nhóm lớn hydroxyquinon. Những hợp chất quinon cũng là những sắc tố, được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao nhưng cũng còn tìm thấy trong động vật. Căn cứ vào số vòng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta sắp xếp thành benzoquinon, naphtoquinon, anthraquinon và naphtacenquinon hay còn gọi là anthracyclinon (4 vòng). Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhóm anthraquinon hay anthranoid* . … Xem tiếp

PHÂN NHÓM ANTHRANOID

II – PHÂN NHÓM: 1 – Nhóm phẩm nhuộm:             Những dẫn chất thuộc nhóm này có màu từ đỏ cam đến tía; trong cấu trúc có 2 nhóm OH kế cận ở vị trí a và b và hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê – Rubiaceae (chi Rubia, Coprosma…) Ví dụ alizarin (= 1,2-dihydroxy anthraquinon), acid ruberythric (=2-primeverosid của alizarin), purpurin (= 1,2,4-trihydroxyanthraquinon). Có thể kể thêm một số dẫn chất khác: Boletol là chất có màu đỏ sáng có trong một số loài nấm … Xem tiếp

ANTHRANOID NHÓM PHẨM NHUỘM

1 – Nhóm phẩm nhuộm:             Những dẫn chất thuộc nhóm này có màu từ đỏ cam đến tía; trong cấu trúc có 2 nhóm OH kế cận ở vị trí a và b và hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê – Rubiaceae (chi Rubia, Coprosma…) Ví dụ alizarin (= 1,2-dihydroxy anthraquinon), acid ruberythric (=2-primeverosid của alizarin), purpurin (= 1,2,4-trihydroxyanthraquinon). Có thể kể thêm một số dẫn chất khác: Boletol là chất có màu đỏ sáng có trong một số loài nấm thuộc chi Boletus. Acid … Xem tiếp

ANTHRANOID NHÓM NHUẬN TẨY

2 – Nhóm nhuận tẩy:             Những dẫn chất thuộc nhóm này thường có 2 nhóm OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị trí 3 thường là nhóm CH3, CH2OH, CHO hoặc COOH nên còn được gọi là nhóm oxymethyl-anthraquinon. Người ta hay gặp các dẫn chất có cùng cấu trúc, chỉ khác nhau ở mức độ oxy hoá ở C3, trong cùng một loài. Ví dụ trong đại hoàng, chút chít, thảo quyết minh thì có mặt cả 3 chất chrysophanol, aloe emodin, rhein. Chrysophanol R= CH3 … Xem tiếp

ANTHRANOID NHÓM DIMER

3 – Nhóm dimer: Một số dẫn chất anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng anthron bị oxy hoá rồi trùng hợp với nhau tạo thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất dehydrodianthron ví dụ sự tạo thành hypericin là chất có trong cây Hypericum perforatum, có tác dụng kháng khuẩn dùng chữa viêm dạ dày, ruột, răng, miệng.    Một số ví dụ khác là các chất: ararobinol (có trong cốt khí muồng và trong các loài Rumex spp.), sennosid A,B,C (có trong phan tả diệp) hoặc … Xem tiếp

TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH ANTHRANOID

III.  TÍNH CHẤT VÀ ĐỊNH TÍNH (Chủ yếu nhóm nhuận tẩy).             – Những dẫn chất anthraquinon  đều có màu từ vàng, vàng cam đến đỏ.             – Dễ  thăng hoa nên có thể  lợi dụng tính  chất này để  định tính bằng cách  làm vi thăng hoa anthraquinon trên lam kính rồi soi tinh thể qua kính hiển  vi, sẽ thấy hình kim màu vàng.             – Ở thể glycosid dễ tan trong nước, còn thể tự do (aglycon) thì tan trong ether, chloroform và một số dung môi … Xem tiếp

SẮC KÝ ANTHRANOID

IV – SẮC KÝ: Nếu muốn sắc ký để phát hiện toàn bộ các dẫn chất ở dạng tự do và dạng glycosid chỉ cần đun bột dược liệu khoảng 0,2 g với 2 ml MeOH, để nguội, lọc. Chấm dịch lọc trên bản sắc ký. Để tách các glycosid, dùng silicagel G với các hệ dung môi sau:             Ethylacetat – methanol – nước          (100:17:13).             Ethylacetat – n-propanol – nước        (4:4:3).             Chloroform – methanol              (4:1).             Nếu chỉ muốn phát hiện các aglycon ở dạng oxy hoá, … Xem tiếp