AN NAM TỬ

Tên Việt Nam:

Cây Lười ươi, Đười ươi, Cây thạch, Cây Ươi

Tên Hán – Việt khác:

Bàng đại hải, An nam tử (Cương Mục Thập Di). Hồ đại hải (Tục Danh), Đại hải tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Lịch sử:

An Nam là tên của người Trung Quốc gọi tên nước Việt Nam trước đây. Vì cây này có ở nước ta dùng làm thuốc tốt hơn cả nên gọi là An Nam tử (An Nam: tên nước có vị thuốc, tử, hạt).

Tên khoa học:

Sterclia lyhnophora Hance hoặc Sahium lychnporum (Hance) Kost.

Họ khoa học: Sterculiacae Mô tả:

Cây to, cao 20-25cm, cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung đỉnh cành, lá to dày, nguyên hay sẻ ra 3-5 thùy dạng bàn tay, cuống lá to, mập, nhăn. Lá non có màu nâu tím, lá gìa rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, quả nặng, mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu bạc, hạt to bằng ngón tay, hình bầu dục hay thuôn, dính ở gốc qủa. Ra hoa từ tháng 1đến tháng 3, có quả tháng 6-8.

Phân biệt chống nhầm lẫn: Có một vài tài liệu nói An Nam tử là hạt của cây Trái xuống (Sterculia scapphigela Wall) cùng một họ với cây trên. Cây này ít thấy ở nước ta, mặc dù hạt loại này ngâm vào nước cüng có chất nhờn nhày và nở ra như hạt Đười ươi. Ở các nước khác vẫn dùng thay cho An nam tử và thường dùng bằng cách cho 4~5 hạt vào 1 lít nước nóng thì sẽ có nước sền sệt như thạch, trộn

đường vào uống. Thường dùng trong trường hợp ho khan không có đàm, viêm niệu đạo, đau họng.

Địa lý:

Có ở Trảng bom, Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Định, Bà Rịa, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Trị.

Thường người ta cho loại mọc ở Việt Nam là loại tốt nhất. Phần dùng làm thuốc: Dùng hạt.

Thu hái, sơ chế: Thu hoặc vào tháng 4-5, phơi hay sây khô, có màu nâu

Tính vị:

+ Vị ngọt đậm, không độc (Trung Dược Học).

+ Vị đậm, ngọt, tính mát (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh:

+ Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+ Uất hỏa, tán bế (Trung Dược Học).

+ Thanh Phế nhiệt, làm trong tiếng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+ Trị ho khan, sưng đau cổ họng, nôn ra máu, chảy máu cam (Trung Dược Học).

+ Trị khan tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cách dùng: Sau khi lấy hạt, ngâm nước nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt thành một chat nhầy màu nâu nhạt trong, vị hơi chat và mát. Vì vậy ở miền nam hay dùng làm thuốc uống giải khat. Gốc cuống lá và vỏ trong của hạt, ngâm nước cho chất nhày rất nhiều nên hạt thường được ngâm nước cho đường vào làm thạch để giải khát. Lá non nấu canh ăn được. Chất nhày của hạt dùng làm thuốc trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện.

Kiêng Kỵ:

+ Phế có phong hàn hoặc đờm ẩm: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Liều Dùng: 2~3 đến 5~6 trái.

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị khan tiếng, tắc tiếng, mất tiếng, ho không long đờm: Bàng đại hải, 2 trái, ngâm với nước sôi, uống thay nước trà (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tham khảo:

+ Xuất xứ từ núi Đại đổng của đất An Nam nơi chỗ đất chí âm, tính của nó thuộc thuần âm, vì vậy có khả năng chữa được hỏa của lục kinh. Dân địa phương gọi nó là An nam tử, lại gọi là Đại đổng. Quả nó hình như trái Thanh quả khô, vỏ màu vàng đen, có nếp nhăn, ngâm với nước nó phình to ra từng lớp như mây trôi vậy. Trong có hạt vỏ mềm, trong hạt có nhân 2 cánh, vị ngọt nhạt. Chữa đậu sởi không mọc ra được do hỏa tà, uống thuốc vào đậu sởi mọc ra ngay. Thuốc cüng có tác dụng chữa tất cả các chứng nhiệt, lao thương, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, tiêu độc, trừ thử, đau mắt đỏ lây lan, đau răng do phong hỏa, giun lãi, trùng tích, trĩ sang, rò, ho khan không có đờm, nóng âm ỉ trong xương, các chứng ghẻ lở, hỏa của tam tiêu đều có hiệu quả, công hiệu thường khó nói hết (Triệu Thứ Hiên).

+ Bị khan tiếng do phong hàn bế tắc ở Phế, dùng vị Ma hoàng, lấy vị cay, tính ôn để khai thông. Nếu bị khan tiếng do phong nhiệt ngăn trở ở Phế, dùng Bàng đại hải, lấy vị đạm, tính hàn để khai thông (Đông Dược Học Thiết Yếu).

0/50 ratings
Bình luận đóng