Mục lục
Thái Xung
Tên Huyệt Thái Xung:
Thái = to lớn; Xung = yếu đạo. Đây là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Can. Nơi Nguyên khí sở cư, khí huyết hưng thịnh (đại)] là yếu đạo để khí thông hành, vì vậy gọi là Thái Xung (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).
Đặc Tính Huyệt Thái Xung:
Huyệt thứ 3 của kinh Can.
Huyệt Du, huyệt Nguyên, thuộc hành Thổ.
Vị Trí Huyệt Thái Xung:
Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này.
Giải Phẫu:
Dưới da là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 1 và 2.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng Huyệt Thái Xung:
Bình Can, lý huyết, sơ tiết thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh Can Hoả, tức Can dương.
Chủ Trị Huyệt Thái Xung:
Trị đầu đau, chóng mặt, động kinh, đau do thoát vị, băng lậu, tuyến vú viêm, các bệnh về mặt, phù thũng.
Phối Huyệt:
1. Phối Phục Lưu (Th.7) trị vú sưng (Giáp Ất Kinh ).
2. Phối Khúc Tuyền (C.9) trị tiêu chảy có máu (Tư Sinh Kinh).
3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) trị rong kinh (Tư Sinh Kinh).
4. Phối Âm Cốc (Th.10) + Giao Tín (Th.8) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị phụ nữ bị lậu huyết không cầm (Tư Sinh Kinh).
5. Phối Phục Lưu (Th.7) trị sữa khó ra (Châm Cứu Tụ Anh).
6. Phối Đại Đô (Tỳ 2) + Tuyệt Cốt (Đ.39) trị sán khí (Châm Cứu Tụ Anh).
7. Phối Hành Gian (C.2) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Ủy Trung (Bàng quang.60) trị ung nhọt ở lưng, phát bối (Châm Cứu Tụ Anh).
8. Phối Đại Đô (Tỳ 2) trị âm sán (Châm Cứu Đại Thành).
9. Phối Thái Bạch (Tỳ 3) trị bụng trướng lưng đau (Châm Cứu Đại Thành).
10. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị tiêu chảy (Châm Cứu Đại Thành).
11. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thiên Phủ (Phế 3) trị tử cung sa (Châm Cứu Đại Thành).
12. Phối Hành Gian (C.2) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Lâm Khấp (Đ.41) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Ủy Trung (Bàng quang.60) trị nhọt mọc ở lưng (Châm Cứu Đại Thành).
13. Phối Trung Phong (C.4) trị đi bộ khó (Thắng Ngọc Ca).
14. Phối Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị họng đau (Tịch Hoằng Phú).
15. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị mũi nghẹt, t uyên (Y Học Nhập Môn).
16. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) trị mũi nghẹt, trĩ mũi, mũi viêm (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
17. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Thần Khuyết (Nh.8) trị tiêu chảy (Thần Cứu Kinh Luân).
18. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Hạ Liêu (Bàng quang.34) + Hội Dương (Bàng quang.35) + Lao Cung (Tâm bào.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Uyên (Phế 9) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) + Trường Cường (Đc.1) trị tiêu ra máu (Thần Cứu Kinh Luân).
19. Phối Âm Cốc (Th.10) + Đại Đô (Tỳ 2) + Khí Hải (Nh.6) + Nhiên Cốc (Th.2) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Trung Cực (Nh.3) trị băng huyết (Thần Cứu Kinh Luân).
20. Phối Đại Đô (Tỳ 2) + Hành Gian (C.2) + Lãi Câu (C.5) + Lan Môn + Quan Nguyên (Nh.4) + Thủy Đạo (Vị 28) + Trung Phong (C.4) trị sán khí (Y Học Cương Mục).
21. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị Tỳ Vị dương hư, hàn trệ ở Can, tay chân quyết lãnh, nặng thì nôn mửa, bụng đau, tiêu chảy, lưỡi nhạt, bệu, mạch Trầm Tế muốn tuyệt (Thương Hàn Luận Châm Cứu Phối Huyệt Tuyển Chú).
22. Phối Đản Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vị 18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị sữa không thông (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
23. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị tay chân đau nhức (Châm Cứu Học Thượng Hải).
24. Phối Hành Gian (C.2) + Ngũ Lý trị gan viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
25. Phối Khúc Tuyền (C.8) + Lãi Câu (C.5) trị dịch hoàn viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Cách châm Cứu Huyệt Thái Xung:
Châm thẳng 0, 5-1 thốn, có thể châm thấu Dũng Tuyền (Th.1)
Cứu 3-5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.
Tham Khảo:
Thiên ‘Quyết Bịnh’ ghi: “Chứng quyết Tâm thống làm cho sắc mặt tái xanh như màu xác chết, suốt ngày không thở được một hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm Thống’ thủ huyệt Hành Gian (C.2) và Đại (Thái) Xung (Linh khu.24, 14).
Thiên ‘Thích Ngược’ghi:”Bệnh ngược phát từ kinh túc Quyết âm khiến cho người ta đau yếu, bụng dưới đầy, tiểu không thông, giống như bí tiểu mà không phải bí tiểu nhưng lại muốn đi tiểu luôn, sợ sệt, khí bất túc, trong bụng thấy khó chịu… pHải châm túc Quyết âm [ Thái Xung ] (Tố vấn.36, 6).
Thiên ‘Thích Yêu Thống’ ghi: Bụng dưới đầy trướng, thích ở huyệt Túc Quyết Âm [là Thái Xung – C.3] (Tố vấn.41, 19).
“Thái Xung + Lương Khâu (Vị 34) dùng phép tả, ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút, trị 50 cas tuyến vú viêm cấp. Khỏi tất cả. Nhiều nhất là châm 2 lần” Trung Quốc Châm cứu Tạp Chí 1985, 5: 37).•