I. ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

  • Tổn thương do khiếm khuyết vách liên nhĩ.
  • Tần suất:

1/1.500 trẻ sinh sống

Nữ/nam: 2/1.

Phân loại

  • TLN thứ phát (ostium secundum): chiếm 80% trường hợp
  • TLN nguyên phát (ostium primum).
  • TLN vùng xoang tĩnh mạch (sinus venosus).
  • TLN vùng xoang mạch vành (unroofed coronary sinus).

Sinh lý bệnh

  • Hệ quả sinh lý bệnh chính của thông liên nhĩ là hình thành luồng thông trong tim, thường là thông trái – phải, làm tăng gánh tâm trương tim phải
  • Thất trái sẽ dãn và phì đại, đẩy vách liên thất qua bên trái làm hạn chế chức năng thất trái.
  • Ngoài ra, phì đại thất trái làm cho việc tưới máu mạng mạch vành dưới nội mạc khó khăn trong thời kỳ tâm thu
  • Dãn nhĩ trái là một yếu tố thuận lợi cho rối loạn nhịp như rung nhĩ, cuồng nhĩ.
  • Tăng lượng máu lên phổi có thể làm tăng kháng lực mạch máu phổi

II. CHẨN ĐOÁN

Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào áp lực của tâm nhĩ và độ dãn của thất phải.

Hầu như không có triệu chứng lâm sàng ở tuổi nhỏ, triệu chứng lâm sàng xuất hiện khi lưu lượng máu phổi tăng 1,5 – 2,5 lần lưu lượng máu hệ thống

Ngực gồ, không tăng cân, suy dinh dưỡng, mệt khi gắng sức

Nghe âm thổi hẹp chức năng động mạch phổi, T2 tách đôi khi lưu lượng máu lên phổi tăng

Âm thổi tâm thu của hở van 3 lá và âm thổi tâm trương của hở van động mạch phổi khi tăng áp động mạch phổi.

Cận lâm sàng

  • Điện tâm đồ:
    • Trục lệch phải
    • Rối loạn dẫn truyền
    • Tăng áp động mạch phổi
  • X-quang tim phổi:
    • Dãn nhĩ phải, thất phải, động mạch phổi
    • Tăng tuần hoàn phổi
  • Siêu âm tim:
    • Xác định vị trí kích thước lỗ thông, độ nặng
  • Thông tim

III. ĐIỀU TRỊ

Nội khoa

  • Có tính hỗ trợ, chống bội nhiễm và nâng cao tổng trạng chờ phẫu thuật hoặc thông tim can thiệp

Ngoại khoa

  • Chỉ định:
    • Qp/Qs ≥ 1,5/1 < 2 tuổi nếu có triệu chứng lâm sàng bội nhiễm, hô hấp, suy dinh dưỡng, suy tim….
  • Chống chỉ định:
    • Tăng kháng lực mạch máu phổi không hồi phục: kháng lực mạch máu phổi = 8 – 12đv Wood/m2 và không đáp ứng với các liệu pháp gây dãn mạch máu phổi (100% oxy, khí NO…).

      Lưu đồ điều trị thông liên nhĩ
      Lưu đồ điều trị thông liên nhĩ

 

 

  • Kỹ thuật:
    • Thông tim: được áp dụng ngày càng rộng rãi để đóng thông liên nhĩ. Tỉ lệ thành công 80 – 90%.
  • Phẫu thuật:
    • Đường mổ giữa xương ức hoặc đường ngực bên.
    • Đóng lỗ thông trực tiếp nếu lỗ thông nhỏ hoặc bằng miếng màng ngoài tim nếu lỗ thông lớn

IV. THEO DÕI

  • Tràn dịch màng tim
  • Rối loạn nhịp
0/50 ratings
Bình luận đóng