Y học hạt nhân là chuyên ngành dùng các chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu y sinh học.

Y học hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học như: Tim mạch, ung thư, nội tiết, nhi khoa, sản phụ khoa, dị ứng, độc học, tai mũi họng…

Việc đưa các kỹ thuật y học hạt nhân để chẩn đoán sớm và điều trị bệnh ung thư là một vấn đề cần thiết giúp chuyên ngành ung thư phát triển. Trong bài này chí nêu một số vấn đề y học hạt nhân cơ bản có giá trị thực tiễn lâm sàng cao trong ung thư như:

Miễn dịch phóng xạ (RadioImmunoAssay RIA).

Chụp Photon đơn dòng cắt lớp (Single Photon Emission Computed Tomograph SPECT).

Chụp positron cắt lớp (Positron Emission Tomograph PET).

Điều trị bằng dược chất phóng xạ.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán bệnh in vitro bằng miễn dịch phóng xạ (RIA)

Nguyên lý

 

Y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị ung thư

Trong đó:

KN là chất kháng nguyên muốn xét nghiệm có nồng độ khác nhau

KN* là kháng nguyên đánh dấu phóng xạ có thể đo được, dùng với một lượng đã được xác định và dư thừa

KT là chất kháng thể đã được xác định trước với nồng độ thích hợp

Việc định lượng chất kháng nguyên (KN) được xác định thông qua tỷ số nồng độ phóng xạ đo được ở dạng kết hợp KN*-KT (B) với kháng nguyên đánh dấu KN* ở dạng tự do (F). Rõ ràng là khi nồng độ KN thấp thì KN*-KT sẽ tăng cao. tỷ sô B/F cao. ngược lại nồng độ KN cao thì KN*-KT sẽ thấp và tỷ sô B/F thấp. Nói cách khác, lượng KN đánh dấu (KN*) ô phần kết hợp (KN*-KT) tỷ lệ nghịch với lượng KN có trong phản ứng.

Nếu sử dụng các nồng độ KN đã biết từ thấp lên cao người ta sẽ lập được một đường cong chuẩn theo tỷ số B/F. Sau khi có đường cong chuẩn người ta chỉ cần đo tỷ số B/F ớ trục tung của mẫu kháng nguyên cần xét nghiệm, gióng xuống trục hoành sẽ có được nồng độ KN cần tìm.

Ưu điểm của phương pháp miễn dịch phóng xạ

Định lượng các chi điểm khối u ở nồng độ rất thấp từ nanogram đến picogram.

Có tính đặc hiệu cao vì là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể.

Xét nghiệm in vitro không có chống chi định với trẻ sơ sinh hay phụ nữ có thai.

Lượng bệnh phấm máu xét nghiệm rất nhỏ, có thể tiến hành nhiều lần để theo dõi trong quá trình điều trị.

Có thể tiến hành ở mọi nơi, kê cả những vùng xa xôi hẻo lánh vì chỉ cần lấy mẫu gửi về trung tàm chẩn đoán.

Giá trị của các chi điểm khối u trong ung thư

Để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư.

Chẩn đoán bệnh ung thư.

Đánh giá tiên lượng bệnh ung thư.

Theo dõi hiệu quá điều trị bệnh ung thư.

Xác dinh sớm ung thư tái phát.

Nồng độ một số chỉ điểm khối u ờ người Việt Nam bình thường (Nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Vật lý trị liệu, Bệnh viện K Hà Nội).

Bảng 12. Nồng độ trong giới hạn bình thường của một số chất chỉ điểm u

Chỉ điểm khối uTác giảNồng độ (ng/ml)N
AFPNguyễn Thanh Đạm & cs19904.6650
ABBOTT-USA199420398
TTVLTL-BVK19984.4-20212
CEABody JJ; Sculier p.p19905382
Raymarker N19945150
ABBOTT-USA19984890
TTVLTL-BVK19985212
CA 15-3Cohen A.D199518.331
ABBOTT-USA199428648
TTVLTL-BVK199817-28137
sccParlermo F; Caniato A;19901.3129
ABBOTT-USA19941.4885
TTVLTL-BVK19981.1-1,5122
P2MABBOTT-USA19942350
TTVLTL-BVK19981.8-2207

Vai trò của các chỉ điểm u đơn độc trong lâm sàng:

Alpha fetoprotein (AFP): Là chất chỉ điểm ung thư gan, nồng độ bình thường trong máu dưới 20ng/ml. Nồng độ AFP có thể tăng cao cả trong viêm gan cấp và mạn tính, đạt tới 100ng/ml. Hầu hết các bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP trong máu >300ng/ml.

Beta2-Microglobulin (β2-M): Là chất chỉ điểm u trong đa u tuỷ, bệnh lơxêmi dòng lympho mạn tính và u lympho ác tính. Nồng độ bình thường trong máu dưới 2μg/ml. β2-M còn được sử dụng để đánh giá tiên lượng của các bệnh ung thư nói trên.

Bladder tumor antigen (BTA): Là chất chỉ điểm u trong ung thư bàng quang. Test gọi là dương tính khi có mặt BTA trong nước tiểu, còn test là âm tính khi không có BTA trong nước tiểu.

CAI5-3: Là chất chỉ điểm trong ung thư vú, với nồng độ bình thường trong máu dưới 28U/ml. Nồng độ CA15-3 tăng cao ở dưới 10% số bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm và ở khoảng 70% số bệnh nhân có ung thư vú đã tiến triển. Nồng độ CA 15-3 dùng theo dõi hiệu quả điều trị

CA27-29: Là chất chỉ điểm trong ung thư vú, với nồng độ bình thường trong máu là 38-40U/ml. CA27-29 dùng làm chỉ số theo dõi hiệu quả điều trị ung thư vú.

CAI25: Là chất chỉ điểm u trong ung thư buồng trứng, với nồng độ bình thường trong máu là 30-35U/ml. Nồng độ CA 125 tăng cao ở 90% số bệnh nhân bị ung thư buồng trứng đang tiến triển.

CA72-4: Là chất chỉ điểm mới của ung thư buồnẹ trứng, ung thư đường tiêu hoá, đặc biệt là ung thư dạ dày

CA19-9: Là chất chỉ điểm u trong ung thư tuỵ, nồng độ bình thường trong máu là dưới 37U/ml. Nồng độ CA 19-9 thường tăng cao khi ung thư tuy tiến triển.

Calcitonin. Là chất chỉ điểm u trong ung thư tuyến giáp thể tuỷ. Đây là một trong số ít các chất chỉ điểm u có giá trị chẩn đoán sớm ung thư. Nồng độ calcitonin còn tăng cao ở bệnh nhân ung thư phổi.

CEA: Là chất chỉ điểm u trong ung thư đại tràng, bình thường nồng độ CEA trong máu là 5ng/ml. Nhiều tác giả còn sử dụng CEA để theo dõi ung thư phổi và ung thư vú. Nồng độ CEA có thể tăng cao trong nhiều loại ung thư như tuyến giáp, tuy, gan, dạ dày, đại tràng, buồng trứng và bàng quang.

Chromogranin A (CgA): Là chất chí diêm u trong u nguyên bào thần kinh, ung thư phổi tế bào nhỏ và các khối u dạng carcinom. Nồng độ CgA bình thường ớ nam giới là < 76 ng/ml và ớ nữ giới là < 51ng/ml.

Estroqen receptors/progesteron receptors: Đây là các chi điểm trên mẫu mô ung thư của các bệnh nhân ung thư vú. Khoảng 70% số bệnh nhân ung thư vú có các thụ thể với estrogen và/hoạc progesteron dương tính. Các chỉ điểm này có giá trị trong việc quyết định điều trị bằng hormon cho bệnh nhân ung thư vú như tamoxifen hay các thuốc ức chế aromatase.

HER-Hneu (c-erbB-2): Có mặt ở mô ung thư vú. khoảng 30% bệnh nhân ung thư vú có HER-2/neu dương tính. Chất chí điếm này có giá trị trong việc chí định sử dụng Trastuzumab (Herceptin) cho bệnh nhân bị ung thư vú ớ giai đoạn tiến triển.

Human chorionic gonadotropin (HCG), còn gọi là β-HCG, là chất chỉ điểm u trong ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng (u tế bào mầm) và ung thư rau. Có thể sử dụng chỉ số HCG để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị các bệnh ung thư nói trên.

Imnmnoglobulin: Có nhiều loại immunoglobulin (Ig) như IgA, IgG, IgD và IgM. Nồng độ các Ig tăng cao trong đa u tuỷ, bệnh Waldenstrom.

Lipid associaĩed sialic acid in plasma (LASA-P): Chất chí điểm u trong ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.

Neuron-specifìc enolase (NSE): Chất chí điểm u giống như chromogranin A. với nồng độ bình thường là < 9µg/ml. Có thể sử dụng NSE đế theo dõi hiệu quả điều trị của bệnh u nguyên bào thần kinh, ung thư phổi tế bào nhó và các khối u dạng carcinom

NMP22: Chất chi điếm u trong ung thư bàng quang, nồng độ NMP22 trong nước tiểu của bệnh nhân ung thư bàng quang thường tăng cao hơn 10U/ml. NMP22 còn dùng để theo dõi ung thư tái phát sau điều trị

Prostate-specific antigen (PSA): Chất chỉ điểm u trong ung thư tuyến tiền liệt, bình thường trong máu dưới 4ng/ml. Khi nồng độ PSA tăng lên > 10ng/ml có thể nghĩ tới ung thư tuyến tiền liệt, còn khi nồng độ PSA trong khoảng 4-10ng/ml nên sinh thiết tuyến tiền liệt để có chẩn đoán chính xác. Có thể theo dõi nồng độ PSA để đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hay tia xạ ở bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt.

Prostatic acid phosphatase (PAP): Là chất chỉ điểm u trong ung thư tuyến tiền liệt. PAP test được sử dụng trước PSA test nhưng hiện nay ít sử dụng hơn vì PSA test có độ nhạy cao hơn hẳn PAP test.

S-100: Là chất chỉ điểm u trong ung thư hắc tố. Nồng độ S-100 trong máu tăng ở các bệnh nhân ung thư hắc tố di căn. Theo dõi nồng độ S-100 giúp đánh giá hiệu quả điều trị ung thư hắc tố.

TA-90: Cũng như S-100 là chất chỉ điểm u trong ung thư hắc tố. Chỉ điểm u TA-90 cũng đang được nghiên cứu ở bệnh nhân ung thư đại tràng và ung thư vú.

Thyroglobulin: Là chất chỉ điểm u trong ung thư tuyến giáp. Nồng độ ihvroglobulin dùng để theo dõi kết quả điều trị ung thư tuyến giáp.

Tissue polypeptid antigen (TPA): Chất chỉ điểm u trong ung thư phổi và bàng quang. Xác định nồng độ TPA trong máu phối hợp với các chỉ điểm u khác để theo dõi kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi và ung thư bàng quang.

Vai trò của phức hợp các chỉ điểm u trong lâm sàng:

Các chất chỉ điểm u riêng rẽ không cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán bệnh ung thư giai đoạn sớm. Vì vậy người ta nghiên cứu các bộ phức hợp chi điểm u để nâng cao độ nhạy và độ đặc hiệu cho việc chẩn đoán xác định ung thư của từng cơ quan riêng biệt.

Ung thư đại tràng: Sử dụng chất chỉ điểm CEA đơn độc cho độ nhạy 52% còn sử dụng phối hợp phối hợp 5 chỉ điểm u gồm CEA, 2 protein (AAG và CRP) và 2 isoenzym (CK-M2 và FHAP) làm tăng độ nhạy lên rõ rệt lên tới 96%.

Ung thư tuy: Chỉ điểm CA 19-9 là chất chỉ điểm u tốt cho ung thư tuy với độ nhạy 78%, còn khi phối hợp CA19-9 với DU-PAN-2 hoặc CA 19-9 với CA 125 cho độ nhạy tương ứng là 95% và 97%.

Ung thư phổi: Sử dụng CEA đơn độc chỉ đạt độ nhạy 37%, còn khi phối hợp 3 chỉ điếm u gồm: CEA, NSE, CK-BB cho độ nhạy cao hơn rõ rệt, tới 84%.

Ung thư tuyến vú: Sử dụng CA 15-3 đơn độc đạt độ nhạy 83%, còn khi phối hợp 3 chỉ điểm u gồm: CA 15-3, CAM 26, CAM 29 cho độ nhạy cao hơn, đạt tới 96%.

Ung thư buồng trứng: Sử dụng CA 125 đơn độc đạt độ nhạy 80%, còn khi phối hợp 4 chỉ điểm u gồm: CA 125, TPA, Ferritin và IAP cho độ nhạy 100%.

Ung thư tinh hoàn: Sử dụng HCG đơn độc đạt độ nhạy 50%, còn khi phối hợp 2 chi điểm u gồm: HCG và PLAP cho độ nhạy tăng lên, đạt tới 71%.

Bảng 13: Nồng độ chỉ điểm khối u ở bệnh nhân ung thư (Bệnh viện K Hà Nội)

Chỉ điểm khối uBệnh lýTác giảNămNồng độ
AFPK gan nguyên phátJ. Mastumoto1976200 ng/ml
S.Sarciano1978500
Nguyễn Thanh Đạm & cs1990>300
CEAUng thư phổiVincent.T.Chu19808.2 ng/ml
Body.JJ, Scullier.JP19907.5
Bệnh viện K2000>11
Ung thư dạ dàyTcaseva.G.A199030.2 ng/ml
Bệnh viện K2000>25
Ung thư đại trực tràngA.AL Sarrat199018.7±5.6
Bênh viên K2000ng/ml
>18
CA15-3Ung thư vúEskeline.M199436.7U/ml
Bệnh viện K2000>33
Ung thư vú tái phát và di căn xaABBOTT-USA1994>60 u/ml
Bệnh viện K2000>50.8
sccUng thư cổ tử cungVVargner.R.K19932.51 ng/ml
Bệnh viện K2000>2.5
β2Mu lympho ác tínhK.Hiesche1998>3 mg/L
Bênh viên K2000>2.5

Chẩn đoán bệnh INVIVO bằng Y học hạt nhân

Nguyên lý

Nguyên tắc của tiến triển bệnh lý và các phương pháp ghi hình ảnh:

Vấn đề gen →  Ghi hình phân tử

Thay đổi hoá sinh → PET

Thay đổi sinh lý→  Xạ hình SPECT, cộng hưởng từ (MRI)

Thay đổi giải phẫu   → X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp CT, cộng hưởng từ (MRI)

Ưu điểm của phương pháp ghi hình hạt nhân

Single Photon Emission Computed Tomograph (SPECT) là quá trình chẩn đoán hình ảnh bằng y học hạt nhân cho phép biểu thị hình ảnh không gian ba chiều chức năng các cơ quan, chuyển hoá tế bào và các thông số chức năng khác trong cơ thể thông qua việc đưa một lượng nhỏ chất phóng xạ khác nhau vào cơ thể.

Hình ảnh y học hạt nhân có thể nhìn sâu vào các tổ chức cơ quan của cơ thể .

Không can thiệp, nên có thể lặp lại nhiều lần để đánh giá quá trình điều trị, theo dõi tái phát di căn xa.

Độ nhạy cao vì sử dụng lượng nhỏ hợp chất phóng xạ.

Phân tích định lượng cao: ghi hình động, tạo mẫu động học.

Ghi hình các khối u trong cơ thể:

Xạ hình gan: Tế bào kuffer chiếm tỷ lệ 15% toàn bộ tế bào gan có khả năng hấp thu hạt keo phóng xạ 99MTc. Khi chụp xạ hình bằng 99MTc keo có thể chẩn đoán ung thư gan với ổ có đường kính từ 2cm trở lên. Trên xạ hình phát hiện thấy các ổ không hấp thu phóng xạ gọi là ổ lạnh.

Xạ hình gan bằng 67Ga dựa trên nguyên tắc mô bị viêm và u lành tính có bắt phóng xạ 67Ga nhưng các mô ung thư bắt phóng xạ 67Ga mạnh hơn tạo thành ổ nóng.

Như vậy khi chẩn đoán ung thư gan chụp xạ hình bằng 99MTc trước ổ ung thư sẽ là ổ lạnh, sau đó chụp xạ hình bằng 67Ga sẽ là ổ nóng cho ta kết quả rõ ràng hơn.

Sử dụng chụp xạ hình 67Ga và 99MTc có thể theo dõi kết quả điều trị ung thư gan và đánh giá tái phát của bệnh.

Xạ hình phổi:

Xa hình phổi bằng 67Ga để chẩn đoán ung thư phổi, tuỳ theo mức độ bệnh nặng nhẹ của ung thư phổi sẽ bắt phóng xạ 67Ga ớ các mức độ khác nhau.

Xạ hình phổi bằng  67Ga chỉ có thể phát hiện được khối u có kích thước từ 1,5-3cm và cũng chỉ phát hiện được 75% các trường hợp.

Hạch di căn ở rốn phối có thể xác định được nhưng độ chính xác và đặc hiệu không cao.

Xạ hình não:

Xạ hình não bằng 201 TI để chẩn đoán ung thư não.

Ung thư não loại Glioma là loại ung thư ác tính mạnh, hình ảnh bắt phóng xạ rất mạnh.

Ung thư tế bào sao (Astrocytoma), là loại ung thư ít ác tính hơn bắt phóng xạ kém hơn.

Xạ hình não bằng 201 TI chỉ phát hiện được các khối u >1cm nhưng khối u ở nền sọ hay ớ gần các mạch máu sẽ rất khó phát hiện.

Xạ hình tuyến giáp:

Xạ hình tuyến giáp 131I để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú. Xạ hình tuyến giáp với 201 TI để chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể tuý.

Bệnh nhân đang sử dụng Thyroxin để điều trị nên xạ hình tuyến giáp với 201 TI

Xạ hình tuyến cận giáp trạng:

Xạ hình tuyến cận giáp trạng với 67Ga để chẩn đoán phân biệt Adenoma và quá sản tuyến cận giáp trạng với ung thư tuyến cận giáp trạng.

Trường hợp u tuyến cận giáp trạng lạc chỗ cần được định vị chính xác bằng kết hợp kỹ thuật hình ảnh SPECT và CT.

Xạ hình bệnh u lympho Hodgkin:

Xạ hình bệnh với 67 Ga có thể giúp chẩn đoán xác định giai đoạn của bệnh.

Chụp hình ảnh xạ hình 67Ga có thể thấy rõ hạch ung thư ớ trung thất.

Khi điều trị hoá chất chụp xạ hình 67Ga có thể đánh giá kết quả điều trị biểu thị bằng hình ảnh giảm hấp thu phóng xạ ớ hạch hay không còn hình ảnh hạch.

Xạ hình bệnh u lympho không Hodgkin với liều dùng 7-10mCi67Ga tiến hành ghi xạ hình SPECT để chẩn đoán bệnh, theo dõi sự tiến triển của bệnh sau điều trị và đánh giá tái phát của bệnh.

Xạ hình xương:

Chụp hình ảnh xạ hình với 67Ga đế chẩn đoán ung thư xương nguyên phát.

Chụp hình ảnh xạ hình với 99MTC diphosphonate để phát hiện các ổ ung thư di căn xương.

Xạ hình ung thư hắc tố:

Ung thư hắc tố bắt 67Ga rất mạnh nên với liều 10 mCi 67Ga chụp hình ảnh xạ hình ung thư hắc tố có thể phát hiện được ung thư hắc tố nguyên phát và di căn của nó rất rõ ràng có độ chính xác cao.

Xạ hình ung thư hắc tố với 67Ga có thể theo dõi kết quả điều trị và xác định tái phát của ung thư hắc tố.

Xạ hình ung thư vỏ thượng thận: Với 67Ga cho phép chẩn đoán khối u vỏ thượng thận và theo dõi di căn.

Xạ hình ung thư dương vật: Bắt phóng xạ 67Ga khá mạnh nên sử dụng xạ hình 67Ga xác chấn bệnh và xác định di căn rất tốt cho hình ảnh rõ ràng.

Xạ hình ung thư vú:

Chụp xạ hình ung thư vú với 201 TI để chẩn đoán ung thư vú.

Người ta kết hợp hình ảnh xạ hình SPECT với CT xác định hạch trong ung thư vú để quyết định đường phẫu thuật tối ưu nhất hay điều trị bảo tồn.

Xụ hình Sarcoma: Chụp xạ hình với 201 TI để theo dõi kết quả điều trị sarcoma xương và Sarcoma phần mềm.

Xạ hình li thần kinh nội tiết: Chụp xạ hình với 131I Metaiodobenzylguanidine (M1BG) dùng để chẩn đoán u thần kinh nội tiết (Neuroendocrine).

Xạ hình u có thụ thể somatostatine: Chụp xạ hình với 111mIn-Octreotide để chẩn đoán u có thụ thể somatostatin.

Xạ hình toàn thân phát hiện di căn ung thư: Các trường hợp ung thư vú, phổi, vòm, tuyến tiền liệt hay có di căn vào xương, xạ hình toàn thân với 9ỌmTc- diphosphonate phát hiện di căn vào xương sớm hơn chụp X-quang 12 tháng khi xương mới có những biến đổi về chuyển hoá chưa hình thành khối u.

Chụp Positron Emission Tomograph (PET)

Nguyên lý của PET

Glucose là chất cơ bản cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, các tế bào ung thư cần nhiều năng lượng từ glucose hơn so với các tế bào lành. Xác định sự chênh lệch nàv để chẩn đoán bệnh là nguyên lý hoạt động cơ bản của PET sử dung 18- FDG.

Chất Fluorodeoxyglucose (18FDG)có bản chất sinh hoá như Glucose được đánh dấu bằng chất phóng xạ phát xạ BetaPositron 0.9MeV và được tiêm vào cơ thể của bệnh nhân sau một thời gian khoảng 60 phút khi các mô đã hấp thu các hợp chất đánh dấu hạt Positron sẽ xuyên thấu 1-2 mm và tác xạ vào electron tạo ra chùm tia gama (511KeV) và được máy PET thu nhận tạo ra ảnh phát xạ positron thông qua một hệ thống máy tính.

Các vùng bị bệnh trên hình ảnh PET là những vùng tập trung nhiều phóng xạ hay gọi là vùng nóng có nồng độ 18FDG cao.

Ưu điểm của phương pháp PET

PET phát hiện sớm bệnh ung thư.

PET công cụ quan trọng chẩn đoán xác định giai đoạn bệnh TNM.

PET giúp ta có chỉ định điều trị phẫu thuật, tia xạ, hoá chất một cách chính xác.

PET giúp đánh giá hiệu quá điều trị.

PET giúp theo dõi sau điều trị và phát hiện tái phát ung thư sớm.

PET trong ung thư đầu mặt cổ:

Xác định ung thư nguyên phát, giai đoạn của bệnh và lập kế hoạch điều trị.

Phát hiện ổ nguyên phát ở những bệnh nhân có di căn hạch cổ.

Xác định bản chất của hạch cổ khi các xét nghiệm khác cho kết quả âm tính cổ độ nhạy 70% độ đặc hiệu 70%.

Kiếm tra điều trị khối u còn sót lại phân biệt u tái phát và sẹo phẫu thuật. Phát hiện ưng thư tái phát di căn.

PET trong ung thư giáp trạng:

Đánh gía kích thước nhân giáp trạng chính xác.

Xác định giai đoạn bệnh để có kế hoạch phẫu thuật và điều trị.

Đánh giá độ ác tính của ung thư tuyến giáp giúp tiên lượng.

Phát hiện sớm ung thư tuyến giáp tái phát và di căn.

PET trong ung thư phổi:

Chẩn đoán phân biệt giữa u lành hay ác tính ở phổi với độ chính xác cao với 93%, so với chụp CT chỉ đạt 67%.

Xác định di căn của ung thư phổi vào trung thất.

Chẩn đoán chính xác giai đoạn của ung thư phổi để xác định kế hoạch điều trị và khả năng phẫu thuật với khối ung thư phổi.

Đánh giá kết quả điều trị sau điều trị hóa chất.

Theo dõi tái phát sau điều trị.

PET trong ung thư vú:

Chẩn đoán sớm trong ung thư vú .

Phát hiện các hạch di căn của ung thư vú để chẩn đoán chính xác giai đoạn TNM cúa ung thư vú đưa ra kết hoạch điều trị bảo tồn hay phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Chẩn đoán ung thư vú với độ chính xác cao đạt 94% trong đó MRI 70%, CT 60%.

Theo dõi tái phát sau điều trị ở bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II và III.

PET trong ung thư đại trực tràng:

Chẩn đoán giai đoạn của K đại trực tràng với PET là 88%, CT là 40%.

Phát hiện chẩn đoán ung thư tái phát.

Chẩn đoán phân biệt ung thư tái phát và sẹo phẫu thuật. Độ chính xác của PET trong chẩn đoán phân biệt này là 95% trong phát hiện di căn gan là 92% trong khi đó CT là 40%.

PET trong ung thư hắc tố:

Xác định mức độ ác tính của u hắc tố tuỳ thuộc vào sự hấp thu 18FDG. Theo dõi tái phát sau phẫu thuật.

Phát hiện các di căn xa của ung thư hắc tố.

PET trong u lympho:

Chẩn đoán xác định giai đoạn phân loại cấp độ của u lympho Hodgkin và không Hodgkin.

U lympho có độ ác tính càng cao thì hấp thụ 18 FDG càng cao.

Đánh giá hiệu quả điều trị trên hình ảnh PET sau ba chu kỳ điều trị hoá chất.

Theo dõi tái phát sau điều trị phát hiện sớm hơn các kỹ thuật hình ảnh.

PET trong ung thư đường tiêu hoá: Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, u mô đệm đường tiêu hoá.

Chẩn đoán xác định giai đoạn của bệnh để có kế hoạch điều trị.

Theo dõi tái phát sau điều trị.

Phát hiện các di căn xa.

PET trong ung thư phụ khoa:

Có vai trò quan trọng trong việc phát hiện di căn xa của ung thư cổ tử cung. Chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng giai đoạn đầu.

Theo dõi tái phát ung thư sau điều trị.

PET trong ung thư phần mềm:

Đánh giá tiên lượng của bệnh.

Đánh giá đáp ứng của ung thư phần mềm trong quá trình điều trị hoá chất. Phát hiện sớm tái phát.

ĐIỀU TRỊ BẰNG DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ

Điều trị ung thư tuyến giáp

Các bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp dạng nang hoặc dạng nhú có thể được điều trị bàng 13‘I. Iode được bệnh nhân uống vào sẽ tập trung tại các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật. Bằng cách huỷ hoại những tế bào ung thư này, lode phóng xạ giúp phòng chống tái phát ung thư trở lại. Bệnh nhân phải nằm viện trong một vài ngày trong khi hoạt tính phóng xạ còn cao. Liều điều trị có thể uống một lần liều thấp 30mCi hay liều cao một lần 100 mCi hoặc điều trị hai đợt liên tiếp gần nhau với tổng liều 110-150mCi. Sử dụng liều nào tuỳ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân và kinh nghiệm của bác sĩ. Liệu trình điều trị có thể được lặp lại sau 06 tháng.

Điều trị di căn ung thư tuyến giáp

Điều trị di căn ung thư tuyến giáp bằng l3lI là tốt nhất với những di căn ở hạch cổ liều điều trị là 150-175mCi, di căn phổi là 175-200mCi, di căn xương là 250mCi.

Miễn dịch phóng xạ điều trị ung thư tuyến giáp

Liệu pháp miễn dịch phóng xạ trong điều trị ung thư tuyến giáp có một số triển vọng nhưng mới còn ít được áp dụng trên lâm sàng.

Người ta dùng kháng thể kháng CEA chuột gắn 131I (MP-4) hay chế phẩm kháng CEA/ kháng DTPA- Indium-111 để điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng tuỷ.

Điều trị ung thư di căn màng bụng

Người ta sử dụng 32P dạng keo tiêm vào màng bụng ở bệnh nhân ung thư di căn màng bụng. Liều điều trị thông thường từ 7-10mCi.

Trong những nãm gần đây người ta dùng Interleukin-2 gắn với l23I hay IgM gắn với 2l2Pb để điều trị ung thư di căn màng bụng.

Điều trị tràn dịch phế mạc do ung thư

Bệnh nhân cần rút dịch trong khoang màng phổi ra trước khi tiêm 22p dạng keo vào đó. Liều điều trị thông thường từ 10-15mCi.

Người ta cũng sử dụng Interleukin-6 (IL-6) gắn phóng xạ tiêm vào màng phối kết quả điều trị có nhiều triển vọng tốt.

Điều trị giảm đau các ổ ung thư di căn xương

Di cán xương là một tiến triển thường gặp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Khoảng 70% có di căn xương ở bệnh nhân ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn. 15-30% có di căn xương ở những ung thư biểu mô của phổi, tuyến giáp, thận bàng quang, dạ dày, đại tràng, trực tràng, tử cung.

Sử dụng 32P với liều hấp thu ở xương từ 15 rad/mC-63 rad/mC cho hiệu quả giảm đau di căn xương từ 50%-100%.

Ngoài 32P người ta còn sử dụng các dược phẩm phóng xạ khác trong điều trị giảm đau ổ ung thư di căn xương như: 89Sr. Chloride, 186 Re-HEDP- Hvdroxyapatite, 186Sm-EDTMP-Hydroxyapatine.

SƠ ĐỒ CÁC CHỈ ĐIỂM KHỐI U TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

Sơ đồ 3: Các chất chỉ điểm u theo cơ quan

[1]  Vú

[2]  Phổi

[3]  Gan

[4]   Dạ dày

[5]  Tụy

[6]  Đại tràng

[7]   Buồng trứng

[8]  Cổ tử cung

[9]  Tuyến tiền liệt

[10]  Tinh hoàn

Sơ đồ 3: Các chất chỉ điểm u theo cơ quan

5/51 rating
Bình luận đóng