Động kinh là bệnh co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần, cơn xảy ra đột ngột và ngắn, rối loạn các chức năng thần kinh trong cơn, trên điện não đồ phát hiện được các đợt sóng kịch phát.

CHẨN ĐOÁN

Dựa trên lâm sàng, điện não đồ để phân loại.

Phân loại động kinh

Động kinh cơn toàn thể

  • Co giật sơ sinh lành tính.
  • Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.
  •  Các cơn co giật co cứng (cơn lớn).
  • Cơn mất trương lực.
  • Các cơn co giật.
  • Các cơn co cứng.
  • Các cơn vắng ý thức.
  • Các cơn giật cơ.
  • Động kinh cơn toàn thể thứ phát.
  • Động kinh co thắt gấp (hội chứng West).
  • Hội chứng Lennox – Gaustaut.

Động kinh cục bộ

  • Cục bộ đơn giản.
  • Cục bộ phức hợp.
  • Cơn cục bộ toàn thể hoá thứ phát.

Các cơn động kinh không phân loại được

Mô tả các dạng động kinh chính

Động kinh cơn toàn thể

Co giật sơ sinh lành tính

  • Giật rung cơ ít khi dưới dạng tăng trương lực cơ, giật bàn chân, run chân, giật tay, cơn có khuynh hướng lan tỏa từ nửa thân một bên sang bên đối diện, kéo dài 20-30 giây.
  • Điện não đồ giữa các cơn có thể bình thường, hình ảnh của phóng lực chủ yếu là Theta nhọn tạo ổ hoặc sóng chậm khu trú ở đỉnh, đôi khi có phóng lực mất đồng thì liên bán cầu.

Co giật sơ sinh lành tính gia đình

  • Giật cơ tay, chân đôi khi ngừng thở.
  • Điện não đồ giữa các cơn có thể bình thường, không liên tục, hoặc có các ổ Delta hoặc có dạng Theta nhọn, đôi khi phóng lực đồng thì cả hai bán cầu.

Hội chứng West

Cơn giật co thắt gấp, có 3 loại cơn.

  • Cơn giật cơ co gấp: trẻ gập cổ nhiều lần, hai tay co vào ngực, hai chân co lên.
  • Cơn giật co thắt duỗi: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra sau, hai tay co lên, hai chân duỗi cứng.
  • Cơn giật hỗn hợp: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra sau, hai tay, hai chân co lên phía trước.
  • Điện não đồ biến đổi đặc hiệu: phóng lực không đồng thì cả hai bán cầu loạn nhịp điện thế cao của sóng Theta, Delta 1-3 chu kỳ /giây, biên độ cao trên 200 microvon, với các sóng alpha nhọn điện thế cao.

Động kinh cơn lớn ở trẻ nhỏ

  • Đột nhiên khóc thét mất ý thức, trẻ ngã nếu không được nâng đỡ, các sợi cơ co cứng lại, trẻ tím, mắt nhìn ngược kéo dài 1 phút, tiếp theo giật cơ, cơn giật nhịp nhàng tăng dần.
  • Điện não đồ giữa các cơn: phóng lực kịch phát lan toả, Theta nhọn 4-7 chu kỳ /giây, alpha nhọn 8-13 chu kỳ /giây, gai nhọn biên độ cao trên 100 microvon, đồng thì cả hai bán cầu.

Động kinh cơn lớn ở trẻ lớn

50% có triệu chứng báo trước, người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đầu, nôn nao kéo dài 5-10 giây, tiếp theo cơn gồm 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn co cứng: bệnh nhân đột nhiên ngã xuống, bất tỉnh, các cơn co cứng, các chi duỗi cứng, các ngón tay gấp, dẫu ưỡn ngửa quay sang một bên, hàm nghiến chặt, kéo dài 5-12 giây.
  • Giai đoạn co giật: tất cả các cơ của thân và chi đều xuất hiện co giật.
  • Giai đoạn duỗi: các cơ suy kiệt nặng, cơ giãn ra các phản xạ giảm. Bệnh nhân thở bù mạnh nhanh, phì nước bọt ra mép, sau 1- 2 phút trở lại bình thường.
  • Điện não đồ ghi giữa các cơn: các phóng lực kịch phát lan toả, đồng thời cả hai bán cầu với biên độ cao nhọn, gai nhọn, nhọn 2 pha, nhọn 3 pha, Theta, Delta. Điện não đồ ghi trong cơn sẽ xuất hiện rất nhiều nhiễu của điện cơ xen kẽ với kịch phát và sóng chậm.

Động kinh vắng ý thức

  • Cơn điển hình là đột nhiên mất ý thức, dừng hoạt động, mắt nhìn trừng trừng, sững lại, không thay đổi tư thế, không vận động, ý thức trở lại sau vài giây, sau cơn không buồn ngủ, không lẫn lộn.
  • Điện não đồ thay đổi điển hình: phức hợp sóng nhọn chậm, gai nhọn chậm, đa gai nhọn chậm 3-5 chu kỳ /giây (c/s). Phóng lực kịch phát đồng thì cả hai bán cầu xuất hiện sau nghiệm pháp thở sâu, kích thích ánh sáng.
  1. Hội chứng Lennox – Gaustaut
  • Sự kết hợp của nhiều dạng co giật: cơn vắng ý thức không điển hình kết hợp với cơn mất trương lực, cơn giật cứng cơ, kèm theo chậm phát triển tinh thần vận động, rối loạn hành vi.
  • Điện não đồ biểu hiện phức hợp, nhọn, đa nhọn sóng chậm 2-2 c/s, lan toả hai bán cầu.

Động kinh cục bộ

Cục bộ đơn thuần

  • Động kinh cục bộ thuỳ trán: cơn quay mắt quay đầu về một phía cơ thể, giật khu trú nửa người lan từ một phần nhỏ đến rộng, có thể kèm theo mất hoặc không mất ý thức.
  • Điện não đồ giữa các cơn trên các chuyển đạo vùng trán trung tâm sóng nhọn, Delta, Theta biên độ cao, đôi khi phức hợp gai sóng.
  • Cơn động kinh vận động đơn thuần kiểu Bravai – Jackson: bắt đầu co giật mắt, tiếp theo cơ mặt, sau chuyển giật tay, giật chân cùng bên có thể mất hoặc không mất ý thức.
  • Điện não đồ xuất hiện loạt kịch phát nhọn, nhọn 2 hoặc 3 pha, sóng chậm nửa bên bán cầu, ưu thế vùng trung tâm.
  • Động kinh cục bộ cảm giác (thực vật): cơn giãn đồng tử, cơn đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, đau đầu, nôn, đau bụng, rối loạn nhịp thỏ, nhịp tim.
  • Điện não đồ ghi trong cơn và giữa các cơn không có sự khác nhau: phóng lực kịch phát gai, nhọn, chậm, phức hợp nhọn sóng chậm ở vùng đỉnh trung tâm có khi lan ra toàn bộ một bên bán cầu, đôi khi cả hai bán cầu.

Động kinh cục bộ phức hợp (cơn tâm thần vận động)

  • Cơn thái dương có những động tác tự động: nhai, chép miệng, cởi khuy áo, cơn đi, cơn chạy, ngửi thấy mùi khó chịu, nhìn thấy cảnh lạ, nói nhiều.
  • Điện não đồ xuất hiện hoạt động nhọn 2 pha, nhọn 3 pha, Theta đỉnh nhọn 4-6 c/s, Delta biên độ cao ở vùng thái dương, trung tâm.

Cơn cục bộ toàn thể hoá

  • Bắt đầu giật cục bộ một bên sau chuyển sang giật cả hai bên với biểu hiện giật cơ, giật trương lực.
  • Điện não đồ: xuất hiện phóng lực kịch phát khu trú nhọn, gai nhọn 2-3 pha, ổ đối sóng, Theta, Delta, sau đó kịch phát lan toả đồng thì cả hai bán cầu.

Cần khai thác kỹ tiền sử bản thân và gia đình để tìm nguyên nhân

Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

  • Điện não đồ.
  • Calci, magiê, điện giải đồ.
  • Siêu âm não, chụp cắt lớp CT (các trường hợp chậm phát triển tinh thần, bệnh não chuyển hoá di truyền, dị tật não, bẩm sinh).

ĐIỀU TRỊ (bảng 10.2 và 10.3)

Nguyên tắc điều trị

  • Chỉ điều trị khi được chẩn đoán chính xác là bệnh động kinh.
  • Bắt đầu điều trị bằng một loại kháng động kinh.
  • Tránh sử dụng liều cao ngay tức khắc, liều điều trị dựa theo cân nặng.


ThuocLiều

mg/kg/ngày

Số lần uốngThời gian bán huỷ (giờ)Tác dụng phụ
Gardenal

(Phénobarbital)

2 – 5mg/kg1-250-140Tăng động, sa sút trí tuệ.
Sodanton

(Phenytoin)

5 -10mg/kg1-28-60Quá sản lợi, loạng choạng, nhìn đôi, rung giật nhãn cầu.
Tegretol

(Carbamazepin)

15- 30mg/kg2-330-60Loạng choạng, nhìn đôi, dị ứng da.
Depakin

(Valproate)

20 – 40mg/kg2-39-17Buồn nôn, tăng cân, run, rụng tóc, viêm gan.
Ethosuximid15 – 25mg/kg1-220-60Buồn nôn, thiếu máu.

Bảng 10.3. Phác đồ điều trị các dạng động kinh

Động kinh cdn toàn thểĐộng kinh cục bộ
CơnCơn vắngHCHC LennoxCue bôTâm thần
lớný thứcWestGaustautvận độngvận động
DepakinDepakinSabrilDepakinTegretolTegretol
TegretolEthosuximidDepakinBenzodiazepinSodantonSodanton
GardenalBenzodiazepinCortisonEthosuximidGardenalGardenal
   SabrilDepakinSabril
   SodantonBenzodiazepinBenzodiazepin
   Cortizon
  • Kết hợp thuốc khi một loại kháng động kinh không hiệu quả
  • Điều trị liên tục. Khi uống thuốc mà không có cơn, cần phải tiếp tục uống trong vòng 2 năm.
  • Điều trị ngoại trú
  • Chú ý các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, ngủ nhiều, ỉa chảy, dị ứng, nổi mẩn trên da, nôn, buồn nôn.
  • Giảm liều thuốc khi đã điều trị được một năm, kể từ ngày không có cơn giật nào và đánh giá kết hợp với điện não đồ. Giảm từ từ thấp dần cứ 3 tháng 1 lần, từ 1/4 liều ban đầu.
  • Tư vấn cho gia đình để tránh căng thẳng, stress về tâm lý.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng