I. LÂM SÀNG
Triệu chứng chủ quan:
- Đau thắt lưng :
Khoảng 95% BN đau thần kinh tọa có biểu hiện đau thắt lưng từng đợt kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng, đau lan xuống chân đúng theo vị trí các rễ thần kinh
Một số trường hợp đau ở chân nhiều hơn ở lưng trong đau TK tọa do tổn thương rễ S1, ngược lại trong tổn thương rễ L5 thì đau ở lưng nhiều hơn đau ở chân.
Đau theo rễ L5: đau mặt sau ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân, mu bàn chân, đôi khi lan đến ngón cái và ngón thứ 2
Đau theo rễ S1: đau mặt sau mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân đến gót chân, lòng bàn chân và hai ngón 4,5
- Dị cảm, loạn cảm: dị cảm và loạn cảm có phân bố giống như cảm giác đau (nhưng khó xác định vị trí phân bố chính xác) và tăng lên khi ho, rặn, hắt hơi.
- Rối loạn tiêu tiểu: Rối loạn tiểu tiện thường hiếm gặp. Nếu có hỏi kỹ thì một số bệnh nhân có thể cho biết có dòng tiểu bị yếu hoặc có khó khăn trong lúc bắt đầu đi tiểu
Khám lâm sàng:
- Khám về triệu chứng đau:
Ấn đau cơ cạnh sống hai bên và ấn đau trên các mỏm gai đốt sống thắt lưng sẽ gây đau dọc theo lộ trình rễ tương ứng hoặc ấn ngang đĩa đệm L4-L5, L5-S1 cũng gây đau tương tự.
Ấn đau các điểm Valleix
- Các nghiệm pháp căng dây thần kinh:
Nghiệm pháp Lasègue: (+) < 70o. Khi Lasègue càng nhỏ gợi ý có đĩa đệm thoát vị chèn ép vào rễ TK
Dấu Naffriger-Jonnes: Ép tĩnh mạch cổ hai bên nếu đau thốn ở thắt lưng lan xuống mặt sau chân là dương tính. Thường gặp trong thoát vị còn vào ra được
Phản xạ gân gót: Giảm hay mất trong tổn thương rễ S1
Dấu vận động: Không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn L5 thì không đi bằng gót được. Khi đi cẳng chân bên đau hơi co lại
Rối loạn dinh dưỡng cơ: Teo cơ mác trong tổn thương L5, còn S1 thì teo cơ bắp chân
Rối loạn thần kinh thực vật: Có thể gặp những bất thường về phản xạ vận mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông ở chân đau
III. CẬN LÂM SÀNG
X-Quang cột sống thắt lưng: thẳng, nghiêng, X Quang ngực thẳng
Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: xác định rõ tổn thương nhiều loại và định được vị trí thoát vị
Các xét nghiệm sinh hoá – tế bào: Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, sinh hoá ure, creatinin, ion đồ, SGOT, SGPT, ECG, cortison, siêu âm bụng tổng quát và nước tiểu…
III. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
TVĐĐ, thoái hóa cột sống là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng đau thần kinh tọa
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: viêm nhiễm do lao, ung thư di căn cột sống, hẹp ống sống, u vùng chậu, áp-xe vùng chậu, xuất huyết sau phúc mạc,…
IV.ĐIỀU TRỊ
Nội khoa: Nghỉ ngơi: 1-3 ngày đối với những bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khi thăm khám
Kháng viêm sử dụng kháng viêm không steroid: meloxecam 15mg; 1-2 ống/ngày Celecoxib 200mg, 1-2 viên/ngày; Diclofenae 50mg, 1 x 2viên/ngày
Giảm đau: Nefopam 20mg 1viên x 2 lần/ ngày
Giãn cơ: Tolperison 100mg 1 ống x2 lần/ngày; Tizanidine 2mg, 1-2viên x 3lần/ngày
Điều trị ngoại khoa: được thực hiện khi BN chuẩn bị tốt tinh thần và thể lực để chịu đựng cuộc mổ và nằm trong các chỉ định sau
Tăng các rối loạn về vận động, cảm giác mặc dù BN đã được nghỉ ngơi hoàn toàn và điều trị đúng mức
Đau dữ dội kèm tồn tại hoặc tăng thêm các rối loạn vận động, cảm giác dù BN đã nghỉ ngơi đúng mức
Có những đợt đau thần kinh tọa tái phát không làm việc được mà lâm sàng hoặc điện cơ chứng minh có tổn thương rễ.
Yếu cơ quá nhiều hoặc liệt chân hoàn toàn
Rối loạn tiêu tiểu
Xem thêm:
Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa