Mục lục
Định nghĩa
Tập hợp những rối loạn tâm thần và thể lực gây ra bởi sự lệ thuộc vào cồn ethylic, mà đối tượng không thể nhịn không uống, ngược lại có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng lên.
Căn nguyên
Chưa rõ. Có nhiều yếu tố tạo thuận lợi làm cho dễ bị nghiện rượu là:
- Yếu tố xã hội-văn hoá: ở một số vùng và một số cộng đồng dân cư, cũng như trong một số nghề nghiệp, uống các đồ uống có rượu cồn trên thực thể được xem như là một nghĩa vụ xã hội.
- Rối loạn tâm thần: xu hướng trầm cảm, lo âu, và tự ám thị, phản ứng tâm thần đối với những hoàn cảnh tranh chấp, những đối tượng thuộc tạng tâm thần phân liệt với xu hướng sống cách biệt xã hội.
- Di truyền: người ta nghi ngờ có những đặc tính di truyền dễ gây chứng nghiện rượu.
Tỷ lệ mắc nghiện: chứng nghiện rượu mạn tính ở nam giới nhiều hơn gấp 3-4 lần so với ở nữ giới. Ở những nước có mức sống cao, thì cứ trong khoảng 10 người lớn có một người nghiện rượu. Nghiện rượu mạn tính là một trong những bệnh phổ biến nhất gặp trong thực hành y tế ngoại trú và nội trú.
Triệu chứng
Tâm thần: người nghiện rượu quá dễ dãi tiếp xúc tình cảm. Họ dễ thay đổi, cho mình là trung tâm, nhưng lại thiếu nhất quán. Họ dễ phấn khích: mọi việc đều sẽ tốt hơn (rồi sẽ đâu vào đấy). Họ coi nhẹ mức uống rượu quá đáng của mình, lý giải cho việc này, và cho như thế là hợp lý. Họ nghĩ rằng ý chí của mình là không bị ảnh hưởng, và tự cho rằng muốn thôi không uống vào bất kỳ lúc nào cũng thực hiện được. Trí nhớ và khả năng phán đoán của họ bị giảm sút, ham muốn tình dục cũng giảm, và họ có thể trở thành người mất lòng tin và ghen tỵ.
Khám thực thể: những hiệu quả độc của rượu cồn có thể tác động tối mọi cơ quan trong cơ thể người nghiện. Những biến chứng chính của chứng nghiện rượu cồn mạn tính sẽ được kể ra ở phần dưới.
Cơn đông kinh do rươu cồn: sau 10 năm nghiện rượu thì có thể xảy ra những cơn động kinh. Đó là những cơn động kinh toàn thể (toàn thân), có tính chất trương lực-giật rung, và xuất hiện cũng không nhiều (1 đến 5 cơn trong một năm).
Viêm đa dãy thần kinh cấp tính do rượu cồn: thấy ở người nghiện rượu mạn tính sau một thời kỳ bị kém dinh dưỡng. Viêm đa dây thần kinh chủ yếu xảy ra ở chi dưới, biểu hiện bởi liệt nhẹ mềm, và rối loạn cảm giác.
Bệnh cơ cấp tính: biến chứng hiếm xảy ra nhưng xuất hiện dữ dội với đau cơ thường khu trú ở bắp chân (vùng cơ cẳng chân sau), đau khi sờ nắn.
Bệnh bao myelin trung ương ở cầu não (xem bài này): biến chứng hiếm thấy, gây ra hội chứng giả hành não với cười và khóc từng cơn, loạn ngôn ngữ (rối loạn lời nói), khó nuốt, tăng phản xạ, có dấu hiệu Babinski (+); thường liên quan tới giảm natri-huyết điều chỉnh quá nhanh.
Nhiễm acid-ceton do rượu cồn: hội chứng thấy ở người nghiện rượu cồn mạn tính sau những lần uống quá nhiều, có đặc điểm là nôn, mất nước cơ thế, rối loạn tri thức và giảm đường huyết. Điều trị: cho dung dịch muối và glucose đẳng trương.
- BỆNH NÃO WERNICE: xem bệnh này.
- HỘI CHỨNG KORSAKOFF: xem hội chứng này.
Hội chứng cai nghiện hoặc nhịn uống rượu
Những đối tượng sử dụng một lượng lớn rượu cồn sau một vài năm, sẽ có khả năng dung nạp tương tự như trường hợp sử dụng những thuốc gây suy giảm trương lực thần kinh trung ương khác (như thuốc phiện, thuốíc ngủ barbituric, thuốc ngủ không phải barbituric, benzodiazepin).
Đối tượng nghiện rượu cồn có xu hướng tăng lượng rượu tiêu thụ để có được cùng một hiệu quả, như thời kỳ mối uống, và đồng thời làm phát triển tính lệ thuộc thực thể (xem bài này), thường có tình trạng lệ thuộc chéo giữa rượu cồn với những chất khác gây suy giảm trương lực thần kinh trung ương.
Khi đối tượng ngừng (thôi) uống rượu, thì hội chứng cai nghiện sẽ xảy ra, với những đặc điểm là run, tăng tính phản ứng của hệ thần kinh thực vật (ra nhiều mồ hôi, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sốt), đối tượng bị mất ngủ, lo âu, có những cơn ác mộng, rối loạn tiêu hoá. Những thể nặng có thể biểu hiện bởi:
Cơn động kinh do cai nghiện: ở những đối tượng đã lạm dụng rượu cồn trong nhiều năm, thì sau khi ngừng uống rượu liền từ 12 đến 18 giờ có thể xảy ra một hoặc hai cơn co giật. Trước cơn co giật, có thể xảy ra tình trạng sảng rượu cấp (tiếng Latinh: delirium tremens).
Trang thái ảo giác do rượu cồn: xuất hiện sau một thời kỳ uông nhiều rượu và kéo dài. Đối tượng dễ bị ảo giác nhất là về thính giác. ĐỐI tượng vẫn tỉnh táo, nhưng có thể bị hoảng sợ . Trạng thái ảo giác có thể là dấu hiệu báo trước cơn sảng rượu cấp (delirium tremens).
Cơn sảng rươu cấp (delirium tremens): là một cơn tâm thần cấp tính, nhất thời, xuất hiện ở một đối tượng nghiện rượu, sau một thời kỳ uống nhiều hơn bình thường, sau một chấn thương, một phẫu thuật hoặc một bệnh nhiễm khuẩn. Cơn sảng rượu cấp khởi phát bởi run, ra mồ hôi nhiều, buồn nôn, lo âu, và dễ bị kích thích; rồi sau đó đối tượng bứt rứt, lẫn lộn, đồng thời phấn khích lẫn hoảng sợ, với những vi ảo giác thị giác (nhìn thấy các hình ảnh nhỏ hơn so với những ảo giác khác), kèm theo bởi âm thanh và tiếng động, đôi khi kèm theo ảo giác về khứu giác và về cảm giác cơ (cảm giác bản thể về trương lực, tư thế, chiều hương). Thường hay thấy mê sảng không hoàn toàn, sốt có thể cao tuy không bị nhiễm khuẩn. Cơn sảng rượu cấp có thể kéo dài 2-5 ngày. Tỷ lệ tử vong tối 10%.
Xét nghiệm cận lâm sàng (chứng nghiện rượu mạn tính)
- Thể tích trung bình hồng cầu: thương tăng. Sau khi cai rượu thì trở lại bình thường.
- Transaminase (SGOT và SGPT): thường tăng.
- Tăng IgA và giảm transferin trong huyết thanh.
Điều trị
Chứng nghiện rượu mạn tính: rất khó điều trị, và phải giao cho những nhóm thầy thuốc chuyên khoa sâu. Không thể tính tới bất cứ biện pháp giải độc lâu bền nào, khi mà đối tượng còn chưa công nhận chứng nghiện rượu của mình, chưa thể hiện ý muốn được giúp đỡ và chấp nhận cai rượu dưới sự kiểm tra y tế (sử dụng benzodiazepin để làm cho đối tượng bớt lo âu). Sử dụng Acamprosat sau thời kỳ cai nghiện để dự phòng tái nghiện.
Cơn sảng rượu cấp: cho nhập viện. Cho theo đường tĩnh mạch diazepam (5- 10 mg và cho nhắc lại tuỳ theo diễn biến), hoặc clonazepam (4-6 mg với liều giảm dần trong vòng 3-4 ngày), tiếp theo là clobazam uống (10-30 mg/ ngày, trong 1-2 tuần). Không nên cho những thuốc an thần kinh (nguy cơ gây ra động kinh). Điều chỉnh những rối loạn về nước và chất điện giải. Liệu pháp polyvitamin, nhất là vitamin B1 (50-100 mg/ ngày theo đường tĩnh mạch trong 5 ngày), B2, PP. Điều trị hạ đường huyết, giảm magnesi-huyết nếu xảy ra.
Cơn động kinh do rượu cồn
- Tìm những dấu hiệu chấn thương sọ não và viêm phổi do hít phải chất trong dạ dày.
- Định lượng đường-huyết, magnesi, phosphat, kali trong máu.
- Phục hồi lại lượng nước cho cơ thể bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch muối, glucose (mức độ mất nước có thể tối 4-6 lít).
- Điều chỉnh những rối loạn chất điện giải: như giảm kali-huyết, giảm magnesi-huyết, giảm phosphat-huyết.
- Thiamin 50 mg tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc làm dịu: diazepam 5 mg theo đường tĩnh mạch, nhắc lại nếu thấy cần thiết cứ 5 phút một lần, rồi duy trì hiệu quả bằng liều 5 mg tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
Ghi chú: hội chứng Zieve là sự phối hợp ngộ độc cồn ethylic với vàng da ứ mật (gan thoái hoá mỡ), tăng triglycerid-huyết và thiếu máu tan huyết.