Tên khác: bệnh giun ascaris

Định nghĩa

Là bệnh giun sán đường ruột gây ra bởi giun đũa (ascaris), với đặc điểm là có những dấu hiệu phổi (khi ấu trùng của giun di cư trong cơ thể người) và những rối loạn tiêu hoá.

Căn nguyên

Tác nhân gây bệnh là một loài giun tròn, có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Giun đũa đực trưởng thành dài từ 15 đến 17 cm, đường kính thân là 3 mm, và có đầu sau cong lại; giun cái trưởng thành dài 20-25 cm, đường kính thân là 5 mm, và ở phần ba trước có một lõm hình vành khăn. Giun đũa cái đẻ tới 20.000 trứng mỗi ngày. Trứng giun đũa ở trong phân người bị nhiễm không làm lây bệnh (trực tiếp) sang người khác, nhưng nếu chúng tồn tại trong môi trường nóng ẩm thì sau 3-5 tuần chúng sẽ nở thành ấu trùng làm lây bệnh. Người mắc bệnh giun đũa là do ăn thực phẩm có lẫn các ấu trùng này, đặc biệt là khi ăn rau sống bị vấy bẩn bởi phân bón hoặc nước tưới có phân. Những ấu trùng khi vào tới ruột non, sẽ di chuyển xuyên qua thành ruột vào trong hệ thống tĩnh mạch tối tận tĩnh mạch chủ dưới, rồi qua tim phải để tối phổi, ấu trùng sẽ lưu lại 10 ngày trong các mao mạch quanh phế nang, rồi theo đường hô hấp di chuyển ngược lên trên để tới họng (hầu), và người bị nhiễm ấu trùng lại nuốt chúng xuống đường tiêu hoá. Các ấu trùng sẽ biến thể để trở thành giun trưởng thành cái và đực và ký sinh ở đây có thể từ 12-18 tháng, thường với số lượng nhỏ. Giun cái đẻ trứng 2 tháng sau khi người bị nhiễm, nhưng trứng này chưa trở thành phôi, do đó đối với giun đũa quá trình tự nhiễm không thể xảy ra được.

Nguồn dự trữ lây lan đối với giun đũa chính là những người bị nhiễm giun.

Dịch tễ học: bệnh giun đũa rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh lan tràn rộng rãi trên toàn thế giới, vì trứng giun đũa đề kháng tốt đối với những thay đổi về nhiệt độ và độ khô. Tuy nhiên, bệnh giun đũa vẫn phổ biến hơn ở các xứ nóng ẩm, tình trạng vệ sinh kém; ở những xứ này, tỷ lệ nhiễm giun có thể lên tới 50% dân số.

Triệu chứng (những trường hợp nhiễm giun đũa không có triệu chứng lâm sàng là rất phổ biến)

GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG Ở PHỔI: khi ấu trùng giun đũa di cư đến phổi, có thể xuất hiện những biểu hiện phế quản-phổi ít nhiều rõ rệt. Nếu một số lượng lớn ấu trùng tối phổi cùng một lúc, thì có thể thấy hội chứng Loeffler (xem: từ này), tức là trên phim chụp X quang phổi có vùng thâm nhiễm, và làm công thức máu thì thấy tăng bạch cầu hạt ưa acid trong một thồi gian ngắn.

GIAI ĐOẠN GIUN KÝ SINH ở RUỘT: có thể gây ra các triệu chứng:

Chán ăn, đau bụng, ỉa chảy.

Ngứa ở hậu môn về ban đêm, đặc biệt khó chịu vì kích thích làm cho trẻ không ngủ được.

Nếu với số lượng giun lớn, cuộn thành một khối thì có khả năng gây ra xoắn ruột hoặc tắc ruột.

Biến chứng hiếm thấy hơn là giun đũa chui lên ống mật (gây ra viêm đường mật, vàng da, apxe gan), hoặc vào ôhg tuỵ chính (ống Wirsung) (gây ra viêm tuỵ), vào ruột thừa (gây ra viêm ruột thừa cấp), vào ổ phúc mạc (gây ra viêm phúc mạc).

TAI BIẾN DỊ ỨNG: biểu hiện bởi sốt, ban ngoài da, mày đay.

RỐI LOẠN THẦN KINH-MÀNG NÃO: máy cơ (giật cơ nhẹ), rối loạn tính cách, hoảng hốt vào ban đêm, co giật, phản ứng màng não.

NHỮNG VỊ TRÍ DI CƯ HIÊM GẶP: xâm nhập vào màng não, tuyến giáp, lách, hoặc khí quản (gây ra ngạt thở), vào tử cung và vòi trứng ở phụ nữ.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tăng bạch cầu hạt ưa acid. trong máu: hay xảy ra trong giai đoạn ấu trùng di chuyển trong cơ thể người, thường xuất hiện một tuần sau khi bị nhiễm, và tăng tối mức tối đa vào tuần thứ 3, trở lại bình thường khi đã có trứng giun trong phân.

Tìm trứng giun trong phân: trứng giun đũa xuất hiện trong phân vào ngày thứ 60 sau khi người bị nhiễm. Trứng hình bầu dục màu nâu gụ, kích thước chiều ngang30-40 pm, chiều dài 50-60 pm. Đôi khi thấy một vỏ ngoài lồi lõm, đậm đặc, và một vỏ bên trong trong suốt; còn vật chất chưa đựng bên trong các vỏ thì ở dạng hạt. Trong một số trường hợp ỉa chảy, giun trưởng thành cũng bị đẩy ra ngoài theo phân.

Test – Scotch của Graham: dính một mảnh xelofan (cellophan: một loại chất liệu mỏng và trong suốt) vào rìa cạnh hậu môn; sau đó bóc mảnh xêloían ra và dán trên một phiến kính rồi soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun.

Trong giai đoạn ấu trùng giun đũa di cư ở phổi, có thể tìm trứng giun trong đờm.

Phát hiện kháng thể (bằng các kỹ thuật: miễn dịch-điện di, điện di khuếch tán, miễn dịch-huỳnh quang gián tiếp): hiệu giá kháng thể đạt mức đỉnh vào tuần thứ 3, rồi giảm xuông nhanh. Xét nghiệm này có thể có ích trong những trường hợp hội chứng Loeffler xuất hiện vào giai đoạn trước khi có trứng giun trong phân, hoặc để tìm nguyên nhân chưa được xác định của những trường hợp tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu.

IgE tăng mạnh.

Chẩn đoán

Căn cứ vào các biểu hiện sau đây:

Viêm phế quản hoặc viêm phế quản-phổi với sốt và tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu.

Đau bụng, đôi khi ỉa chảy.

Ngứa ở hậu môn nhất là về ban đêm.

Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm tìm thấy trứng giun đũa trong phân.

Tiên lượng

Thường tốt, trừ những trường hợp đặc biệt là tắc ruột.

Điều trị

Kê đơn một trong những thứ thuốc sau đây:

Pyrantel: liều duy nhất uống một lần 10 mg/kg cân nặng cơ thể (tối đa: 1 g)

Flubendazol: người lớn: 200 mg mỗi ngày chia hai lần sáng, chiều, uống trong 3 ngày liên tiếp. Tránh sử dụng cho người có thai (3 tháng đầu).

Mebendazol: có lợi đặc biệt trong những trường hợp bệnh giun sán phối hợp, liều lượng: 100 mg mỗi ngày, chia hai lần, uống trong 2 đến 3 ngày liên tiếp.

Phòng bệnh

Vệ sinh cá nhân, rửa kỹ rau, quả, không ăn rau trồng có bón phân người, rửa tay trước khi ăn. Trứng giun đũa đề kháng rất khoẻ đối với các thuốc sát khuẩn, nhưng bị phá huỷ trong nước đun sôi.

Một số loại giun khác

Bệnh Giun Capillaria Gan

Bệnh gây ra bởi nhiễm ký sinh trùng Capillaria hepatica, một loài giun tròn, ký sinh ở nhiều động vật có vú, và đôi khi ở người. Bệnh xuất hiện ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ, và Nam Phi.

Giun trưởng thành ký sinh cố định trong ruột, ấu trùng của giun nhiễm vào gan qua đường tĩnh mạch cửa, và gây ra gan to và cổ chướng (báng nước). Chẩn đoán được xác định nhò tìm thấy ấu trùng của giun trong bệnh phẩm chọc sinh thiết gan. Diễn biến thường nguy kịch.

Điều trị: tiabendazol + corticoid.

BỆNH GIUN CAPILLARIA RUỘT

Bệnh dịch địa phương ở Philippin do nhiễm giun Capillaria philippinensis, một loài giun tròn ký sinh cố định ở ruột non, và gây ra hội chứng kém hấp thu, đưa tới mất nhiều protein và bệnh nhân rất gày.

Điều trị: mebendazol 200 mg mỗi ngày trong 20 ngày.

0/50 ratings
Bình luận đóng