- Định nghĩa mô dẫn
Mô dẫn được cấu tạo bởi những tế bào dài xếp nối tiếp nhau thành từng dãy dọc song song với trục của cơ quan làm nhiệm vụ dẫn nhựa. Có hai loại nhựa: nhựa nguyên bao gồm nước và các muối vô cơ hòa tan trong nước, do rễ hút từ dưới đất lên và nhựa luyện tức là đung dịch các chất hữu cơ do lá đã đúc luyện được nhờ hiện tượng quang hợp. Do đó, có hai loại mô dẫn chính là gỗ dùng để dẫn nhựa nguyên và li be dùng để đẫn nhựa luyện.
- Phân loại mô dẫn
1 . Gỗ
Gỗ là một mô phức tạp, gồm có 3 thành phần: Mạch ngăn hoặc mạch thông, sợi gỗ và mô mềm gỗ.
a.Mạch ngăn và mạch thông
Là các yếu tố dẫn nhựa nguyên cấu tạo bởi những tế bào dài xếp nối tiếp nhau, song song với trục của cơ quan thành những ống dẫn đi từ dưới lên trên. Các tế bào đó còn các vách ngăn ngang được gọi là mạch ngăn; các vách ngăn đã biến mất, tạo thành những ống thông suốt, được gọi là mạch thông hay mạch gỗ.
Mạch ngăn: Là những tế bào hình thoi, chết, hai đầu nhọn xếp nối. tiếp nhau thành một hệ thống dẫn truyền. Nhựa nguyên chuyển từ mạch ngăn này sang mạch ngăn khác qua các vách ngăn không hóa gỗ. Các vách bên thì hóa gỗ ở mặt trong, nhng sự hóa gỗ không đồng đều khắp mặt vách. Có những chỗ vách vẫn còn mỏng và bằng cellulose, xen lẫn với những chỗ dày hóa gỗ. Qua những chỗ mỏng, nhựa nguyên có thể thấm được từ mạch ngăn này sang mạch ngăn khác, hoặc sang mô mềm gỗ. Tùy theo hình dạng của những chỗ dày hóa gỗ đó, người ta phân biệt các loại mạch ngăn sau đây:
+ Mạch ngăn vòng có những chỗ dày hóa gỗ hình vòng tròn rời nhau cho nên loại mạch ngăn này vẫn có thể tiếp tục phát triển theo chiều dài.
+ Mạch ngăn xoắn có những chỗ dày hóa gỗ hình xoắn ốc, cho nên cũng vẫn có thể mọc dài được. Đôi khi các khúc xoắn ốc xen lẫn với những đoạn có vòng tạo thành những mạch ngăn vòng xoắn. Các loại mạch ngăn này có trong các bộ phận non của cây hãy còn mọc dài, tạo thành phần gỗ, gọi là nguyên mộc.
+ Mạch ngăn hình thang đặc trưng cho các loài Quyết như cây Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus Farw.). ĐÓ là những tế bào rất dài, thiết diện nhiều góc, hai đầu có những vách ngang vát chếch; mỗi mặt của mạch ngăn có những chỗ dày hóa gỗ tựa như hai cột thang nối với nhau bởi những chỗ dày ngang, song song với nhau, tất cả trông như một cái thang; ở khe giữa chỗ dày ngang đó, vách vẫn mỏng và bằng cellulose.
+ Mạch ngăn có chấm hình đồng tiền đặc trưng cho các cây Hạt trần như các loại Thông (Pinus spp.) và rễ Ipêca. Đó là những tế bào có thiết diện vuông, có vách bên dày và hóa gỗ; hai mặt của các vách bên có mang những chấm hình đồng tiền xếp thành dãy dọc.
Mỗi chấm đó cấu tạo bởi một bản mỏng bằng cellulose ở giữa có một khoanh dày, hóa gỗ hình tròn, tác dụng như một cái lưỡi gà. Hai bên bản mỏng đó có hai chỗ dày hóa gỗ hình nón cụt dính vào nhau bởi mặt đáy. Khi áp suất ở hai mạch ngăn ở cạnh nhau bằng nhau, sự trao đổi vẫn có thể xảy ra qua phần thấm của vách bằng cellulose. Khi áp suất ở một bên mạch ngăn lớn hơn, lưỡi gà nói trên sẽ bị đấy sang phía mạch ngăn bên kia và bịt chặt lỗ Ở đầu nón cụt làm cho sự trao đổi không thể xảy ra được nữa.
Chiều dài của các mạch ngăn hình đồng tiền vào khoảng 1 – 2 mm. Hai đầu của mạch ngăn này đều cắt vát. Mạch ngăn có chấm hình đồng tiền vừa làm nhiệm vụ dẫn nhựa, vừa làm nhiệm vụ nâng đỡ.
b. Mạch gỗ
Mạch gỗ là những tế bào dài trung bình 10 – 15 cm, có thể dài tới 3 – 5m ở các dây leo, xếp nối tiếp nhau thành dãy dọc trong cây. Đó là những tế bào chết; không có chất tế bào; vách ngăn ngang đã có sự thủng lỗ, tạo thành những ống thông suốt.
Để cho mạch khỏi bị bẹp, vách cellulose của các mạch đó có những chỗ dày hóa gỗ. Nhựa nguyên có thể lu thông dễ dàng qua các lỗ thủng hoàn toàn giữa các mạch. Do đó, sự thủng lỗ của các vách ngăn ngang là một dấu hiệu chuyển hóa cao độ giúp cho việc lưu thông giữa các yếu tố mạch được dễ dàng. Mạch thông so với mạch ngăn là một bước tiến. Có các kiểu thủng lỗ sau đây:
– Thủng lỗ kép gồm có (bản thủng lỗ có nhiều lỗ):
+ Thủng lỗ hình mạng: Vách ngăn ngang có nhiều lỗ thông nhỏ riêng biệt xếp không theo một trật tự nhất định.
+ Thủng lỗ hình thang: Lỗ thủng hẹp, dài xếp song song với nhau. Phần còn lại giữa các lỗ thủng gọi là vạch thang.
+ Thủng lỗ rây: Có nhiều lỗ thủng tròn, thường gặp ở một số cây Hạt trần như Dây gắm (Gnetum montanum Markgr.), Ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.).
Thủng lỗ đơn: Vách ngăn ngang chỉ có một lỗ thủng duy nhất, to và rộng. Đây là kiểu tiến hóa nhất, phổ biến ở cây Hạt kín.
Song song với sự thủng lỗ của các vách ngăn ngang, thành bên của các mạch thông cũng dày lên theo các kiểu sau đây:
Mạch xoắn có những chỗ dày hóa gỗ hình xoắn ốc, trông nh hình cái lò so.
Mạch vòng có các phần hóa gỗ dạng vòng tròn, xếp trên các mặt phẳng song song với nhau.
Mạch vạch (mạch hình thang) có những chỗ dày hóa gỗ nằm ngang song song với nhau.
Mạch mạng có những chỗ dày hóa gỗ hình mạng lới, trong đó mặt lưới có vách vẫn mỏng và bằng cellulose.
– Mạch chấm hay mạch điểm có vách hóa gỗ hoàn toàn chỉ để hở những chấm nhỏ ở đó vách vẫn mỏng và bằng cellulose.
Các mạch thông có trong các cơ quan đã trưởng thành, không mọc dài được nữa, tạo thành phần gỗ gọi là hậu mộc.
Khi các mạch gỗ đã già, chúng không còn làm nhiệm vụ dẫn nhựa nữa và bị lấp bởi các thể nút sinh bởi mô mềm mọc lồi ra qua các lỗ của vách mạch gỗ. Các mạch bị lấp bởi các thể nút, tạo thành lớp gỗ ròng hay lõi chỉ còn có tác dụng nâng đỡ hoặc dự trữ; phần gỗ non vẫn còn đang làm nhiệm vụ dẫn nhựa tạo thành gỗ dác. Điều này giải thích tại sao nhiều cây có lớp gỗ lõi bị mục nát, rỗng Ở giữa mà vẫn tiếp tục sống được.
c) Sợi gỗ
Là những tế bào chết, hình thoi dài, có khoang tế bào hẹp, vách dày hóa gỗ, trên đó có ống nhỏ trao đổi đi xuyên qua. Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
d) Mô mềm gỗ
Cấu tạo bởi những tế bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, vách có thể hóa gỗ hoặc vẫn mỏng và bằng cellulose. Đặc biệt, ta có những dải tế bào mô mềm vách bằng cellulose, kéo dài theo hướng xuyên tâm, đi xuyên qua các lớp gỗ cấp hai và libe cấp hai; đó là các tia ruột, giúp cho việc trao đổi chất giữa trung tâm với phần vỏ.
Gỗ thường bị nhuộm xanh trong phương pháp nhuộm kép.
2. Libe
Libe có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện, có cấu tạo phức tạp, bao gồm mạch rây, tế bào kèm, sợilibe và mô mềm libe.
a) Mạch rây
Cấu tạo bởi những tế bào sống, dài, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy, vách vẫn mỏng bằng cellulose. Các vách ngang có nhiều lỗ thủng trông tựa như cái rây để rây bột. Qua các lỗ này, chất của tế bào mạch rây nối tiếp nhau có thể thông nhau. Chất tế bào thành một lớp mỏng dính sát vào vách. Tế bào không có nhân. Giữa mạch rây là một khoang không bào rất lớn, chứa nhựa luyện. Chiều dài của mạch rây vào khoảng 0,8- 0,4 mm ở cây Bí đỏ (Cucurbitapepo L.) và 0,6 mm ở cây Nho (Vitis vinifer L.).
b) Tế bào kèm
Là những tế bào sống, dài, có vách mỏng, ở bên cạnh các mạch rây. Sự trao đổi chất với các mạch rây thực hiện nhờ những sợi liên bào đi xuyên qua các lỗ cấp một của vách; tế bào kèm có khả năng hình thành các men giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hóa trong mạch, ngăn cản chất tế bào của mạch rây đông lại đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
c) Mô mềm libe
Gồm những tế bào sống có vách mỏng bằng cellulose có nhiệm vụ chứa chất dự trữ nhhư tinh bột. Những dải mô mềm, cấu tạo bởi những tế bào kéo dài theo hướng xuyên tâm, đi xuyên qua các lớp libe cấp hai thì được gọi là tia ruột. Những tia ruột này, thường rất hẹp trong gỗ cấp hai và loe rộng thành hình phễu trong libe cấp hai.
d) Sợi libe
Là những tế bào hình thoi dài có vách dày có thể hóa gỗ, có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Trong phương pháp nhuộm kép, libe bị nhuộm hồng bởi son phèn. Tuy vậy, Ở một số cây như cây Râm bụt (Hibiscus rosa– sinensis L.) có các sợi libe họp thành từng đám, nhuộm màu xanh với phẩm lục iod hay xanh methylen, xen kẽ với các mạch rây và mô mềm libe bắt màu hồng với thuốc nhuộm đỏ carmin. Đó là libe kết tầng.
- Các bó dẫn
Các thành phần của libe và gỗ thường tụ họp thành từng đám gọi là bó mạch sợi hay bó dẫn. Trên lá, các bó này hiện ra ngoài mặt dưới dạng gân lá. Tùy theo vị trí của libe và gỗ, người ta phân biệt 4 loại bó:
3.1. Bó chồng
Libe và gỗ tiếp xúc nhau bởi một mặt, libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong.
3.2. Bó chồng kép
Gỗ tiếp xúc với libe Ở cả hai mặt: mặt trong và mặt ngoài. Ví dụ: thân cây Mướp (Luffa cylindrica Ro em.). Có thêm một lớp libe quanh tủy ở phía trong gỗ Loại bó này có ở các cây thuộc họ Bí (Cucurbitaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Mã tiền (Loganiaceae), v.v… và có thể giúp ta nhận diện các cây thuộc về các họ đó, dựa vào cấu tạo giải phẫu.
3.3. Bó đồng tâm
Li be bao quanh gỗ (cây Dương xỉ thường – Cyclosorus parasiticus Farw.) hoặc gỗ bao quanh libe (Củ gấu – Cyperus rotundus L., thân Thiên môn đông –Asparngus cochinchinensis ( Lour.) Merr.). Bó gỗ xếp hình chữ V là một hình thức trung gian giữa bó chồng và bó đồng tâm.
3.4. Bó xuyên tâm
Trong rễ, có bó libe và bó gỗ riêng, xếp xen kẽ với nhau theo hướng xuyên tâm.