Định nghĩa:

Là một bệnh lây theo đường hô hấp

Tác nhân gây bệnh là não mô cầu, gây bệnh trên người tại nhiều cơ quan với nhiều thể lâm sàng từ nhẹ như viêm mũi họng tới nặng như Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, thường gặp hơn cả là Nhiễm khuẩn huyết và Viêm màng não mủ.

Dịch tễ:

NMC khu trú tại vùng mũi họng của người, lây truyền qua không khí, trực tiếp giữa người với người do ho, hắt hơi, nói.

Hay gặp ở lứa tuổi 6 tháng – 1 tuổi, không có sự khác biệt về giới.

Bệnh rải rác quanh năm, nhưng hay gặp nhất vào mùa đông, đông xuân trong các nhà trẻ, trường học…

Đối với nhiễm trùng do Não mô cầu, tính miễn dịch tự nhiên được hình thành trong khoảng 20 năm đầu của cuộc sống. Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho.

Lâm sàng:

Viêm họng do Não mô cầu:

Khó chẩn đoán vì phân lập được Vi khuẩn trong họng cũng không xác định được, phần lớn là người lành mang trùng

Khi bệnh xảy ra hàng loạt trong thời gian có dịch, phải lưu ý tới trường hợp viêm họng do Não mô cầu, đa số không có triệu chứng LS rõ hoặc chỉ sổ mũi, viêm họng đỏ mà không sưng Amydal, không sưng hạch cổ.

Nhiễm trùng huyết do Não mô cầu:

Nhiễm trùng huyết thể cấp:

Có thể kèm theo Viêm màng não mủ hoặc không. Cần xét nghiệm DNT các BN nhiễm trùng huyết do Não mô cầu để phát hiện kịp thời.

Khởi đầu đột ngột:

+ Lúc đầu BN thấy mệt mỏi kiểu cảm cúm, sổ mũi, viêm họng nhẹ.

+ Sau đó sốt cao 39 – 40oC, ớn lạnh, rét run dữ dội liên tiếp, nhức đầu, nôn, đau khớp, đau cơ, mạch tăng theo nhiệt độ, môi khô, lưỡi bẩn, vẻ nhiễm trùng rõ.

Hình ảnh điển hình: tử ban, gặp > 70% các trường hợp.

+ Đặc điểm tử ban:

Ban màu đỏ hoặc tím thẫm,

Bờ không tròn đều (ban xuất huyết hình sao),

Kích thước 1 – 2 mm đến vài cm

Không nổi trên mặt da

Có khi có dịch đục bên trong

+ Ban có thể thấy trên da toàn thân, thường gặp quanh các khớp lớn khuỷu, gối, cổ chân, đôi khi lan rộng từng mảng như hình bản đồ

Có thể gặp xuất huyết củng mạc, chảy máu cam, hiếm gặp XHTH

Một số dấu hiệu khác có thể gặp: nốt Herpes ở khóe miệng, VPQ, lách to, phản ứng màng não.

Nhiễm trùng huyết tối cấp: HC ác tính Waterhouse – Friderichsen

Bệnh tiến triển cấp tính, nhanh dẫn tới suy tuần hoàn, suy hô hấp và tử vong trong vài giờ.

BN tím tái, nổi vân da, nhất là ở đầu gối, mạch nhanh nhỏ, tụt HA.

Gan to, lách to.

Tử ban lan tràn thành mảng lớn

Nếu BN được cứu thoát khỏi sốc thì phải luôn đề phòng tình trạng bội nhiễm thêm

và sau này vùng hoại tử cần phải ghép da.

NTH mãn tính:

Diễn biến thường kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng

Đặc điểm:

+ Sốt rét run, sốt cơn có thể kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng với các biến chứng ở các cơ quan khác nhau + Phát ban ở da + Đau khớp

Viêm màng não do Não mô cầu:

Thường gặp: thể tiên phát ở trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi và thanh thiếu niên.

Thời kỳ nung bệnh: ngắn từ 2 – 5 ngày, triệu chứng chưa rõ

Thời kỳ khởi phát: độtngột

Sốt cao, rét run, đau đầu, buồn nôn, đau khắp mình mẩy

Có thể kèm theo viêm mũi họng, cần lưu ý các dấu hiệu của HCMN

Thời kỳ toàn phát:

HCMN rõ:

+ Đau đầu dữ dội, sợ ánh sáng, tiếng động, đau rễ thần kinh, co cứng cơ (tư thế cò súng), các triệu chứng thực thể HCMN rõ + Tăng cảm giác da

+ Rối loạn thần kinh: mất ngủ, đờ đẫn, có thể hôn mê, kích thích hoặc li bì, thờ ơ

HCNT rõ: sốt cao.

Ngoài ra còn thấy herpes ở vùng mũi quanh miệng, hồng ban, ban dạng xuất huyết dạng chấm có giá trị cao trong chẩn đoán.

Chọc DNT: nước não tủy đục, tăng áp lực, Alb tăng 0.8 – 1.2 g/l, glucose hạ, có khi còn vết, tế bào tăng chủ yếu là BC đa nhân.

VMN mủ ở trẻ nhũ. nhi: thường nặng, triệu chứng không điển hình và thường có các biến chứng thần kinh

Ở người già: hiếm gặp, thường phức tạp

Dấu hiệu thần kinh: liệt TK sọ, hôn mê nhanh chóng, sốt

Biểu hiện kết hợp: suy thân, ĐTĐ, suy tim, phổi (nguy cơ tử vong ở người già ngay cả khi có tiến triển tốt về Vi khuẩn học dưới sự điều trị KS)

Những biểu hiện không điển hĩnh:

Biểu hiện ở khớp:

Viêm khớp cấp: thường gặp ở trẻ nhỏ, hay viêm khớp gối trong 3 ngày đầu của VMN.

Viêm khớp đơn thuần.

Viêm khớp sau khi viêm màng não.

Biểu hiện ở tim:

Viêm ngoại tâm mạc có nhiễm trùng.

Viêm ngoại tâm mạc không nhiễm trùng: hiếm hơn.

Viêm nội tâm mạc do Não mô cầu là hình ảnh cổ điển của thời kỳ trước khi có KS.

Biểu hiện ở da: ban, mảng xuất huyết của tử ban và nhiều biểu hiện khác.

Tổn thương ở phổi:

Viêm phổi do Não mô cầu thường thấy trước khi có KS.

Phù phổi là ngoại lệ ngoài trường hợp có tử ban.

Biểu hiện khu trú khác:

Rối loạn tiêu hóa, thương tổn gan ít gặp

Tiết niệu, sinh dục: viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh…

Viêm thần kinh ngoại biên trong quá trình nhiễm trùng huyết..

Cận lâm sàng:

Công thức máu:

BC tăng 12.000 – 40.000/mm3, chủ yếu là BC ĐNTT > 80%, trong thể tối cấp BC giảm

TC giảm

Tỷ lệ Prothrombin và yếu tố đông máu giảm

Tăng sản phẩm giáng hóa củaFibrinogen

Cấy máu:

Kết quả dương tính: 50 – 75% trong NTH, 30% trong VMN

Có thể âm tính: nếu đã được điều trị KS

Dịch tử ban:

Soi thấy song cầu Gr(-).

Cấy thấy Não mô cầu

Ngoáy họng: soi, cấy tìm Não mô cầu

DNT:

Cần phải làm ngay khi co biểu hiện hội chứng màng não rõ.

Cần cấy sớm ngay tại giường bệnh

Phương pháp miễn dịch:

Kết tụ hạt Latex: dùng hạt latex có gắn yglobulin có thể kết tụ với Não mô cầu trong bệnh phẩm

Tiến triển:

Nếu BN được dùng KS sớm và đặc hiệu, bệnh khỏi hoàn toàn về LS, vi khuẩn học ít nhất sau 8 ngày

Vách hóa DNT và tràn mủ não thất là tiến triển đặc biệt

Tụ mủ dưới màng cứng thấy ở trẻ nhũ nhi

Di chứng:

Rất hiếm gặp nếu BN được điều trị sớm.

Có thể xuất hiện động kinh.

Phải lưu ý khi có biểu hiện thần kinh ở giai đoạn toàn phát và phải theo dõi kiểm tra bằng điện não đồ.

Biến chứng:

Giác quan:

Biến chứng vào mắt thường gặp trong NTH

Nếu nửa trước bị nhiễm trùng gây viêm mống mắt thể mi

Nếu nửa sau bị nhiễm trùng, BN sẽ thấy mắt bị mờ đi, như nhìn qua sương mù, mắt chỉ hơi đỏ lên nhưng sẽ xuất mủ tiền phòng. Nặng hơn sẽ thấy đồng tử bị liệt và méo đi

Nếu bị ở sau thì bề ngoài khong thấy gì nhưng BN bị mù.

Thần kinh – tâm thẩn:

Hiện tượng vách hóa: khi có chẩn đoán muộn và điều trị không được đặc hiệu đúng lúc

Viêm mủ và tràn mủ não thất:

+ Xuất hiện những triệu chứng TALNS hoặc viêm tủy, nhưng hiếm

+ Viêm đa rễ thần kinh gây liệt mềm tứ chi từ từ + Rối loạn cảm giác + Teo cơ

+ Động kinh, co giật + Mất ngủ

Điều trị:

Kháng sinh:

Penicillin G: hiện nay vẫn là thuốc đặc hiệu chọn lọc, dùng tiêm trực tiếp TM, chia nhiều lần trong ngày (6 – 12 lần)

Liều:

+ 300.000 – 400.000 đơn vị.kg/24h đối với BN viêm não (người lớn dùng liều 12 – 20 triệu đơn vị/ngày)

+ 200.000 đơn vựkg/24h đối với BN nhiễm trùng huyết không kèm theo VMN (người lớn: 8 – 12 triệu đv mối ngày)

Thời gian điều trị: 7 – 10 ngày hoặc 4 – 5 ngày sau khi BN hết sốt

Các trường hợp di ứng với Penicillin G có thể dùng Chloramphenicol tiêm TM với liều 60 – 100 mg/kg/24h.

Cephaíosporin:

Cephalosporin thế hệ 3 phân bố trong DNT với tỷ lệ ngấm vào màng não ngang với Ampicillin

Liều dùng: 200 mg/kg/24h, tiêm TMC chia thành 4 lần, cách nhau 30 phút

Chloramphenicol: tác dụng tốt trên Não mô cầu

Phân bố tốt trong DNT và diệt khuẩn

Liều dùng: 50 mg/kg/ 24h bằng đường TM

Thiamphenicol: có hoạt động diệt khuẩn tốt vơi liều dùng 75 – 100 mg/kg/24h tiêm

bắp, nguy cơ tai biến về máu hiếm gặp

Trong trường hợp BN dị ứng với Penicillin hoặc không xác định được Vi khuẩn gây VMN

mủ cấp, nhất là trẻ nhỏ thì Cephaìosporin III được ưu tiên lựa chọn.

Hồi sức:

Hồi sức hô hấp

Đảm bảo tuần hoàn

Bù nước và điện giải.

Đảm bảo thăng bằng kiềm toan.

Đảm bảo chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.

Phòng bệnh:

Phòng bệnh chung: cần chú trọng sự lây lan theo đường hô hấp.

Điều tra phát hiện người lành mang trùng: bằng phương pháp ngoáy họng, soi cấy tìm vi khuẩn.

Vaccin: vaccin hiện nay là những loại chống não mô cầu nhóm A.C.Y.W135

Hóa tri liệu: được dùng trong trường hợp nhiễm Não mô cầu nặng.

0/50 ratings
Bình luận đóng