Các tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyền dưới lưỡi, tuyến dưới hàm
Các tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyền dưới lưỡi, tuyến dưới hàm

A-Điều Trị không Phẫu Thuật

1- Nội Soi

Nội soi các tuyến nước bọt thực hiện bằng các dụng cụ nội soi siêu mỏng có đường kính dưới 1mm.

Dùng ống nội soi mềm siêu mỏng “Olympus” đường kính 0,4, 0,8 và 1,1mm , hoặc ống nội soi nửa cứng (semi-rigide) Storz từ 1,2 mm. đường kính.

Trước tiên cần xác định vị trí sỏi.

Chụp phim Xquang không chuẩn bị, thẳng và nghiêng hoặc tốt nhất là phim panorama cắt lớp của các xương hàm.

H4- Hình ảnh sỏi qua chụp cản quang kênh tiết nước bọt

Siêu âm tuyến mang tai để xác định mô tuyến và kiểm tra xem có teo mô tuyến mang tai sau những lần viêm nhiễm mạn tính.

Cuối cùng là chụp cản quang kênh dẫn nước bọt cho đến vị trí tắc nghẽn để biết đường kính của kênh tiết nước bọt và mức độ dãn rộng của nó.

Nếu kênh tiết thông thoáng, có sỏi di động trong lòng kênh, tuyến mang tai không teo, chức năng còn tốt, sẽ thực hiện nội soi ống mềm.

Hình ảnh sỏi qua nội soi kênh tiết nước bọt
Hình ảnh sỏi qua nội soi kênh tiết nước bọt

Hình ảnh sỏi qua nội soi kênh tiết nước bọt

Thực hiện lấy sỏi trong kênh tiết nước bọt bằng kẹp vi phẫu có rọ đường kính 0,8mm (Olympus). Động tác này cần thực hiện rất thận trọng vì kênh tiết nước bọt rất hẹp.

Phương pháp này không đau nên không cần thực hiện vô cảm.

H7- Sỏi tuyến nước bọt

2- Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể:

Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương đến mô tuyến.

  • Sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể

Minitlith SL1 (Storz M dical) dành riêng để tán sỏi tuyến nước bọt.

Xác định chính xác vị trí sỏi bằng sóng siêu âm 7,5 MHz và dùng sóng xung kích điện từ tập trung phá vỡ sỏi.

Sỏi vụn thoát ra ngoài qua nước bọt hoặc được gắp ra bằng các dụng cụ nội soi vi phẫu (kẹp rọ).

Phương pháp này hoàn toàn không đau và không cần thực hiện vô cảm.

Năng lượng dùng tán sỏi tuyến nước bọt thay đổi từ 5 đến 30 mPa.

Tần số bắn tia khoảng 120 phát trong một phút.

Mỗi lần tán bắn khoảng 1500 /- 500 phát.

Khoảng cách giữa 2 lần tán là 1 tháng

  • Chỉ định và chống chỉ định

Có thể sử dụng để tán tất cả các sỏi ở tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai, ngoại trừ các sỏi có thể tiếp cận được bằng ngã nội soi hoặc bằng phẫu thuật miệng.

Không có nguy cơ tổn thương thần kinh lưỡi hoặc thần kinh mặt.

Kích thước sỏi ít quan trọng, có thể từ 1 mm đến 3 cm, tuy nhiên cần phải xác định vị trí sỏi thật chính xác bằng siêu âm.

Tuyến không được có tình trạng nhiễm trùng, nếu cần phải điều trị chống nhiễm khuẩn vài ngày trước khi tán sỏi.

Trước khi điều trị cần chụp cản quang kênh dẫn nước bọt để xác định đường kính.

Nếu kênh quá hẹp (dưới 1 mm) không cho phép các mảnh sỏi vụn thoát ra, chỉ còn cách thực hiện phẫu thuật.

Trước khi tán sỏi cần làm bilan huyết học.

Chống chỉ định thực hiện khi có tình trạng rối loạn đông máu.  Cần ngưng dùng thuốc kháng đông 24 giờ trước khi tán sỏi.

B- Điều Trị Nội Khoa

  • Thuốc chống co thắt: giúp nước bọt dễ thoát ra hơn
  • Kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm
  • Thuốc kháng viêm và giảm đau
  • Thuốc làm tăng hoặc giảm tiết nước bọt: tùy trường hợp Điều trị chống nhiễm khuẩn vài ngày trước khi tán sỏi.

Trước khi điều trị cần chụp cản quang kênh dẫn nước bọt để xác định đường kính.

Nếu kênh quá hẹp (dưới 1 mm) không cho phép các mảnh sỏi vụn thoát ra, chỉ còn cách thực hiện phẫu thuật.

Trước khi tán sỏi cần làm bilan huyết học.

Chống chỉ định thực hiện khi có tình trạng rối loạn đông máu.

Cần ngưng dùng thuốc kháng đông 24 giờ trước khi tán sỏi.

C- Điều Trị Phẫu Thuật

 

0/50 ratings
Bình luận đóng