- Siêu âm TM:
Đo một số thông số sau:
– Đường kính nhĩ trái (LA)
– Đường kính gốc ĐMC (Ao)
– Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVDd)
– Đường kính thất trái cuối tâm thu (LVDs)
– Bề dày vách liên thất tâm trương (IVSd)
– Bề dày thành sau thất trái cuối tâm trương (LVPWd)
– Đường kính thất phải cuối tâm trương (RVDd)
Từ đó tính:
- Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D)
%D = (Dd – Ds) / Dd
- Phân số tống máu thất trái (% EF)
EF = (Vd – Vs) /Vd
Trong đó: Vd: Thể tích thất trái cuối tâm trương
Vs: Thể tích thất trái cuối tâm thu
Vd và Vs máy tự động tính (dựa theo Dd, Ds theo công thức teicholz).
- Siêu âm 2D.
2.1. Vị trí lỗ thông (phối hợp với màu và Doppler)
2.1.1. Phần màng (Quanh màng): (Subaortic, infracristal, membranous, Perimembranous…).
– Mặt cắt trục dài cạnh ức trái.
– Mặt cắt 5 buồng từ mỏm.
– Mặt cắt 5 buồng từ dưới sườn
– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái mức qua van ĐMC.
2.1.2. Phần cơ bè (Trabecular, phần cơ, muscular, central, Apical, Marginal).
– Mặt cắt trục dài cạnh ức trái.
– Mắt cắt 4 buồng, 5 buồng từ mỏm (lệch)
– Mặt cắt 4 buồng, 5 buồng từ mỏm.
2.1.3. Phần buồng nhận (kiểu TSNT, inlet, kiểu dưới van 3 lá…).
– Mặt cắt 4 buồng từ mỏm (nghiêng về phía sau)
– Mặt cắt 4 buồng dưới sườn
– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức qua van 2 lá
– Mặt cắt trục ngắn cạnh ức qua thất (T).
2.1.4. Phần buồng thoát (outlet, phần phễu, conal (nón) Supracristal (trên mào) subpulmonary (dưới van ĐMP), Doubly comitted (dưới 2 van ĐM, Subarterial (dưới van ĐM).
– Trục ngắn cạnh ức trái qua van ĐMC (12h -> 3h)
– Trục dài cạnh ức nghiêng về phía đường ra thất phải.
– Trục ngắn mức van ĐMC (12h -> 3h)
+ Malalignment: lỗ thông ở vị trí giữa phần buồng thoát và phần vách cỏ bè. Đây là thể thường thấy trong TOF, thân chung ĐM.
2.2. Xác định kích thước lỗ thông.
– Cách đo: Đo vào thời kỳ đầu tâm thu hoặc cuối tâm trương, ở vị trí rõ nhất, kết hợp với S/A màu.
– Cách phân loại:
+ Theo diện tích cơ thể.
Lỗ TLT nhỏ d < 5mm/m2, trung bình: 5 – 9 mm/m2, lớn > 9 mm/m2.
+ Theo sự so sánh với ĐMC.
Với gốc:
– Lỗ thông nhỏ < 1/3 đường kính gốc ĐMC.
– Lỗ thông trung bình: 1/3 -> 2/3 đường kính gốc ĐMC.
– Lỗ thông lớn: > 2/3 hoặc gần bằng gốc ĐMC
* Siêu âm Doppler (phối hợp PW, CW và S.A màu).
– Nhỏ (Restrictive): < 0,5 cm2, < 50% vòng van ĐMC.
– Trung bình: (0,5 – 1,0 cm2) = 50 – 100% vòng van ĐMC.
– Lớn (Unrestrictive): (> 1,0 cm2). Lớn hơn 100% vòng van ĐMC.
- Siêu âm Doppler.
3.1. Đánh giá các biến đổi huyết động chính.
3.1.1. Xác định shunt, hướng shunt qua lỗ thông.
(Dựa vào màu Doppler xung, liên tục)
– Trong TLT có dòng chảy rối tâm thu khi đặt cửa sổ Doppler ở phía thất phải của lỗ TLT và phổ Doppler là phổ (+).
– Doppler xung rất nhạy trong việc xác định luồng Shunt qua lỗ thông bị đảo chiều.
3.1.2. Xác định độ lớn của Shunt:
3.1.2.1. Xác định lưu lượng Shunt: Bằng cách tính tỷ lệ lưu lượng dòng chảy qua van ĐMP (Qp) và lưu lượng dòng chảy qua van ĐMC (Qs).
– Thăm dò dòng chảy qua van ĐMP (Qp): thiết đồ cắt ngang cạnh ức trái ở mức van ĐMC, đặt cửa sổ Doppler ở ĐRTP sao cho phổ Doppler qua van ĐMP rõ nhất, đẹp nhất.
– Thăm dò dòng chảy qua van ĐMC (QS): mặt cắt 5 buồng tim từ mỏm, cửa sổ Doppler đặt ở ĐRTT ngang với vòng van ĐMC.
Q = VTI x (d/2)2 x p x HR
VTI: tích phân theo thời gian của vận tốc dòng chảy qua van ĐMC (hoặc van ĐMP) (cm).
d: đường kính đường ra thất phải (hay thất trái) do trên 2D (mm).
HR: tần số tim/phút.
Q: lưu lượng dòng chảy qua van ĐMC (hay ĐMP) bình thường Qp/Qs =1, trong TLT Qp/Qs > 1.
3.1.2.2. Đo chênh áp giữa thất trái và thất phải qua lỗ TLT.
3.1.2.3. Ước tính áp lực tâm thu động mạch phổi:
Dựa vào:
* Chênh áp thất trái, thất phải (qua TLT).
– Đo chênh áp TLT bằng mặt cắt trục dài cạnh ức trái.
ALTTĐMP = HA – PGmax TT/TP
Trong đó:
ALTTĐMP: áp lực tâm thu ĐMP
HA: Huyết áp tâm thu của bn đo ở cánh tay.
PGmax TT/TP: chênh áp tâm thu tối đa giữa thất trái và thất phải.
PGmax TT/TP = 4V2 (V là vận tốc tối đa dòng Shunt qua lỗ TLT).
* Dựa vào phổ hở van 3 lá (chênh áp TP, NP).
– Đo phổ hở van 3 lá trên mặt cắt 4 buồng từ mơm, hoặc trục ngắn cạnh ức trái.
ALTTĐMP = PGmax TP/NP + PNP
Trong đó: PGmax TP/NP = 4V2 (V là vận tốc tối đa dòng hở van 3 lá)
Pnp = áp lực nhĩ phải
(Thuỳ theo tình trạng suy tim từ 5 -> 15-20mmHg).
* Dựa vào phổ hở van ĐM phổi.
– Đo phổ hở van DMP bằng mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái, mức van ĐMC PGmax đầu tâm trương + 10mgHg = áp lực trung bình (ALTB)
PGmax cuối tâm trương + 10mmHg = áp lực tâm trương (ALTTR)
ALTT (ĐMP) = 3ALTB – 2ALTTR
3.2. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái: (Thăm dò dòng chảy qua van 2 lá).
– Mặt cắt 4 buồng từ mỏm:
Đo các thông số sau:
- Vận tốc dòng đổ đầy đầu tâm trương (VE) cm/s
- Vận tốc dòng đổ đầy cuối tâm trương (VA) cm/s
- Tỷ lệ VE/VA
- Tích phân vận tốc theo thời gian sóng E (VTIE) cm
- Tích phân vận tốc theo thời gian sóng A (VTIA) cm
- Tích phân vận tốc theo thời gian của dòng chảy toàn tâm trương (VTI) cm
- Tỷ lệ VTIE/VTIA
- Tỷ lệ VTIE/VTI
- Tỉ lệ VTIA/VTI
- Dốc giảm tốc của dòng chảy qua van 2 lá (Ds). Đo từ đỉnh sóng E đến điểm giao nhau giữa phần dốc giảm tốc và đường zero, máy tự cho kết quả.
- Thời gian giảm tốc của dòng đổ đày đầu tâm trương (DT): Được tính từ đỉnh sóng E đến điểm giao nhau của dốc giảm tốc sóng E và đường Zero (máy sẽ cho kết quả, đơn vị ms).
- Thời gian dãn đồng thể tích (IVRT) đo từ điểm cuối của phổ Doppler dòng chảy qua van ĐMC đến điểm bắt đầu của phổ Doppler dòng chảy qua van 2 lá trên đường zero (máy cho kết quả, đơn vị ms).
Trong TLT, nếu có rối loạn chức năng tâm trương thất trái thì:
– VA, DT, IVRT, VTIE, VTIA
– VE, Ds ¯
3.3. Tìm các tổn thương phối hợp.
– Tìm các tổn thương phối hợp.
* Do hậu quả của TLT:
– Hở van 2 lá, 3 lá, ĐMC, ĐMP do dãn vòng van.
– Sùi ở vách tim (thường gặp) và các van tim.
* Các tổn thường phối hợp khác:
– TLN
– Còn ống đ/m
– Các tổn thương tắc nghẽn của DMC (hẹp trên van, dưới van ĐMC, hẹp eo ĐMC.
– Hở van 2 lá (do sa van 2 lá).
– Hở 3 lá bẩm sinh
– Hẹp van 2 lá
– Hẹp van ĐMP
– Có thể kết hợp với các dị tật phức tạp như (TOF, thân chung ĐM…).
Tài liệu tham khảo:
1, Samanek M , Voriskova M. Congenital heart disease among 815,569 children born between 1980 and 1990 and their 15 year survival: a prospective Bohemia survival study. Pediatr Cardiol1999;20:411–7.
2, Meberg A , Otterstad JE, Froland G, et al. Increasing incidence of ventricular septal defects caused by improved detection rate. Acta Paediatr1994;83:653–7.
3, Mehta AV, Chidambaram B. Ventricular septal defect in the first year of life. Am J Cardiol1992;70:364–6.
4, Ramaciotti C , Vetter JM, Bornemeier RA, et al. Prevalence, relation to spontaneous closure, and association of muscular ventricular septal defects with other cardiac defects. Am J Cardiol1995;75:61–5.
5, Frontera-Izquierdo P , Cabezuelo-Huerta G. Natural and modified history of isolated ventricular septal defect: a 17-year study. Paediatr Cardiol1992;13:193–7.
6, Kidd L , Driscoll DJ, Gersony WM, et al. Second natural history study of congenital heart defects: results of treatment of patients with ventricular septal defects. Circulation1993;87 (suppl I) :I38–51.
7, Magee AG, Fenn L, Vellekoop J, et al. Left ventricular function in adolescents and adults with restrictive ventricular septal defect and moderate left-to-right shunting. Cardiol Young2000;10:126–9.
8, Magee AG, Boutin C, McCrindle BW, et al. Echocardiography and cardiac catheterisation in the preoperative assessment of ventricular septal defect in infancy. Am Heart J1998;135:907–13.
9, Gelb BD, O’Laughlin MP, Mullins CE. Prevalence of additional cardiovascular anomalies in patients referred for transcatheter closure of patent ductus arteriosus. J Am Coll Cardiol1990;16:1680–6.
10, Sutherland GR, Godman MJ, Smallhorn JF, et al. Ventricular septal defects: two dimensional echocardiographic and morphological correlations. Br Heart J1982;47:316–28.
11, O’Fallon WM, Weidman WH, eds. Long-term follow-up of congenital aortic stenosis, pulmonary stenosis, and ventricular septal defect: report from the second joint study of congenital heart defects (NHS-2). Circulation1993;87 (suppl I) :I1–126.
12, Craig BG, Smallhorn JF, Burrows P, et al. Cross-sectional echocardiography in the evaluation of aortic valve prolapse associated with ventricular septal defects. Am Heart J1986;112:800–7.
13, Tohyama K , Satomi G, Momma K. Aortic valve prolapse and aortic regurgitation associated with subpulmonic ventricular septal defect. Am J Cardiol1997;79:1285–9.
14, Ando M , Takao A. Pathological anatomy of ventricular septal defect associated with aortic valve prolapse and regurgitation. Heart Vessels1986;2:117–26.
15, Eroglu AG, Oztunc F, Saltik L, et al. Aortic valve prolapse and aortic regurgitation in patients with ventricular septal defect. Pediatr Cardiol2003;24:36–9.