Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên tính chất tạo bọt dựa trên tính chất phá huyết

B – Dựa trên tính chất phá huyết: Đây cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Tuy nhiên cũng có một vài saponin không thể hiện rõ tính chất này. Khả năng phá huyết cũng khác nhau nhiều tùy loại saponin. Người ta cho rằng tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức với cholesterol và các ester của nó trong màng hồng cầu nhưng lại thấy rằng giữa chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol có nhiều trường hợp không tỷ lệ … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên độ độc đối với cá

C – Dựa trên độ độc đối với cá: Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá (đừng nhầm với rotenon). Để đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá. Chỉ số cá cũng phải tiến hành trong những điều kiện quy định: môi trường, loại cá… https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội Phạm Thanh Kỳ … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên khả năng tạo phức với cholesterol

D- Khả năng tạo phức với cholesterol: Những saponin triterpenoid tạo phức kém hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như hoàn toàn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol trong hoá sinh. https://hoibacsy.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội Phạm Thanh Kỳ (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên các phản ứng màu

E – Các phản ứng màu: Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski).     – Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanillin 1 % trong HCl và hơ nóng (phản ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.     – Saponin tác dụng với antimoin trichlorid trong dung dịch chloroform rồi soi dưới đèn phân tích tử ngoại thì saponin triterpenoid có huỳnh quang xanh còn saponin steroid thì vàng.     Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng … Xem tiếp

Định lượng saponin

G – Định lượng:      Phương pháp cân. Chiết saponin rồi cân. Cách tiến hành chiết như trình bày ở phần SKLM. Có khi người ta thủy phân saponin, phần sapogenin rất ít tan trong nước được lọc hoặc được hoà tan trong dung môi hữu cơ rồi đem bốc hơi dung môi hữu cơ, sấy, cân.     Phương pháp đo quang. Đối với nhóm triterpenoid có thể dùng thuốc thử vanillin-sulfuric. Ví dụ định lượng acid glycyrrhetic trong cam thảo, phản ứng cho màu tím.     Đối với nhóm … Xem tiếp

Xác định quang phổ saponin

H – Xác định bằng quang phổ: Các sapogenin triterpenoid trong H2SO4 đậm đặc có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng tử ngoại ở 310 nm. Cực đại này không thể hiện với các saponin steroid.     Phổ hồng ngoại của các sapogenin steroid đặc biệt có 4 pic đặc trưng của mạch nhánh spiroacetal: pic thứ nhất ở 850 – 857 cm-1 đối với các chất 25 S hoặc 860 – 866 cm-1 đối với các chất 25 R. Pic thứ hai ở gần 900 (894-905), pic thứ … Xem tiếp

Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin bằng sắc ký lớp mỏng

I. Sắc ký lớp mỏng Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin: đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau: bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol – nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hòa cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n-butanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi n-butanol dưới áp suất giảm rồi hòa cặn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký. Có thể … Xem tiếp

CAM THẢO-Glycyrrhiza glabra

CAM THẢO Radix Glycyrrhizae Đặc điểm thực vật:    Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, … Xem tiếp

VIỄN CHÍ – Polygala sibirica

VIỄN CHÍ Radix Polygalae Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏ – Polygala tenuifolia Willd. hoặc viễn chí Sibêri – Polygala sibirica L. , Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí – Polygalaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Viễn chí thuộc loài cây nhỏ, sống dai. Từ gốc mọc lên nhiều thân nhỏ. … Xem tiếp

CÁT CÁNH-Platycodon grandiflorum

CÁT CÁNH Radix Platycodi. Dược liệu là rễ của cây cát cánh – Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC, họ Hoa chuông – Campanulaceae. Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông … Xem tiếp

BỒ KẾT-Gleditschia fera

BỒ KẾT Fructus Gleditschiae Bộ phận dùng là quả của cây Bồ kết – Gleditschia fera (Lour.) Merr. (Gleditschia australis Hemsl., G. sinensis Lam.), Họ Vang – Caesalpiniaceae. Đặc điểm thực vật Cây to, có gai phân nhánh. Lá kép lông chim. Cuống chung có lông và rãnh dọc. Có 6-8 đôi lá chét dài 25 mm, rộng 15 mm. Hoa mọc thành chùm màu trắng. Quả loại đậu dài 10-12cm hơi cong hay thẳng, dẹt, phồng lên ở chỗ mang hạt, khi chưa khô thì màu xanh, nhưng khi … Xem tiếp

NGƯU TẤT-Achyranthis bidentata

NGƯU TẤT Radix Achyranthis bidentatae  Dược liệu là rễ đã chế biến của cây ngưu tất – Achyranthis bidentata Blume., họ Dền – Amaranthaceae. Ngưu tất đã được chính thức đưa vào Dược điển II Việt Nam tập 3 năm 1994. Đặc điểm thực vật Cây thuộc thảo cao khoảng 1m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 5-12 cm, rộng 2-5 cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp … Xem tiếp

RAU MÁ-Centella asiatica

 RAU MÁ Herba Centellae asiaticae.     Dược liệu thường dùng tươi cây rau má – Centella asiatica Urb., họ Hoa tán Apiaceae. Đặc điểm thực vật     Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài 10-12 cm, phiến lá khía tai bèo tròn, gốc lá hình tim, rộng  2-4 cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Ở thành phố Hồ … Xem tiếp

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM-Schefflera octophylla

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM Cortex Schefflerae octophyllae     Dược liệu là vỏ thân phơi khô hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi tắt là cây chân chim – Schefflera  octophylla (Lour.) Harms., họ Nhân sâm – Araliaceae. Đặc điểm thực vật     Cây cao 2-8m, có lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với 6-8 lá chét có dáng như chân chim do đó mà có tên gọi. Cuống lá dài 6-30cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn … Xem tiếp

ĐỊNH NGHĨA SAPONIN

I – ĐỊNH NGHĨA Saponin còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao. Saponin có một số tính chất đặc biệt: – Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch. – Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng. … Xem tiếp