Sắn dây củ tròn
Tên Latinh: Pueraria mirificaAiry Shaw & Suvat.; họ Đậu-Fabaceae
Tên đồng nghĩa: Pueraria candollei var. mirifica (Airy Shaw & Suvat.) Niyomdham.
Tên Việt Nam: Kwao Krua Trắng, Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ
Tên nước ngoài: Kwao Kruea Khao, White Kwao Krua (Thái Lan)
Đặc điểm thực vật:
– Cây dây leo cứng, leo quanh các gốc cây lớn. Lá hình chân vịt, có 3 lá chét trên 1 cuống. Lá đơn, hình trứng, đỉnh nhọn. Hoa màu tím hơi xanh, cụm hoa dài 30 cm, mọc ở đầu cành. Hoa tương tự như hoa đậu, có 5 cánh. Cánh ở ngoài cùng lớn nhất, hai cánh hai bên uốn cong, cái ở trong cùng bao bọc bầu hoa. Quả già có vỏ màu nâu, có 3-5 hạt. Rễ củ có nhiều kích thước khác nhau. Bên ngoài trông giống củ khoai lang, bên trong màu trắng, khi nếm có thể gây đau đầu, chóng mặt. Cây ra hoa từ tháng 2-3 và kết quả vào tháng 4. Củ to hay nhỏ là phụ thuộc vào điều kiện môi trường , thổ nhưỡng và thời gian trồng.
Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvat.; họ Đậu-Fabaceae
Đa dạng di truyền:Theo người dân Thái Lan, có ít nhất 3 “giống” Sắn dây củ tròn, bao gồm: giống đen, giống trắng và giống đỏ. Về hình dạng, ít nhất có 2 “giống”: củ tròn và củ dài Các “giống” này được sử dụng khác nhau.
Phân bố: Ở vùng núi cao trên 600m so với mực nước biển, phía Bắc Thái Lan, Mi-an-ma.
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô (Radix Puerariae mirificae)
Thành phần hóa học:
Rễ củ cây Sắn dây củ tròn trắng có chứa các hợp chất giống estrogen như miroestrol, deoxymiroestrol, và các isoflavonoid như puerarin, daidzin, genistin, daidzein và genistein (Cain JC., 1960).
Ngoài ra trong cây còn chứa một số isoflavone như kwakhurin, kwakhurin hydrate (Dweck AC., 2003). Rễ cây có chứa: mirificoumestan, deoxymiroestrol, coumestrol (Anthony C. Dweck, FLS, FRSC, FRSH, 2009). Hàm lượng các phytoestrogen trong rễ củ của cây thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện trồng (Cherdshewasart W, Subtang S, Dahlan W. J, 2007).
Hàm lượng miroestrol và deoxymiroestrol trong rễ củ của cây lần lượt là 182.18±8.25 µg/g và 154.34±5.70 µg/g tính theo khối lượng dược liệu khô, ngoài ra thành phần isoflavonoid có hàm lượng 5.45±0.04 mg/g tính theo khối lượng dược liệu khô (G. Yusakul và cộng sự, 2011).
Năm 2012, bằng phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao đã phát hiện ra ít nhất 17 hợp chất estrogel thực vật, trong đó chủ yếu là các isoflavones (daidzin, daidzein, genistin, genistein và puerarin) và những chất khác như miroestrol và các dẫn xuất của nó, beta-sitosterol, stigmasterol, coumestrol, puerarin, mirificoumestan, kwakhurinmirificin, b-sitosterol, ankan rượu, chất béo và đường. Isoflavon (Malaivijitnond S, et al., 2012).
Tác dụng dược lý:
1. Tác dụng estrogen
– Ở Thái Lan, cây được dùng với tác dụng nở ngực, làm đẹp vòng ngực cho phụ nữ. Cụ thể giúp tăng kích thước và làm tăng kích thước vòng ngực.
– Cây được sử dụng từ lâu trong dân gian, được dùng như một chất bổ sung dinh dưỡng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của quá trình lão hóa như chảy xệ ngực, nhăn da, loãng xương, bạc tóc, v.v… Cây là nguồn giàu sterol và các chất giống hormone có tác dụng trong điều trị nhăn và lão hóa da (Anthony C. Dweck, FLS, FRSC, FRSH, 2009).
– Cây Kwao Krua Trắng còn có tác dụng chống loãng xương. Tác dụng này đã được tiến hành trên chuột đực vào năm 2007 (Urasopon N, Hamada Y, Asaoka K, et al.,2007). Các tác giả này cũng tiến hành nghiên cứu tác dụng chống loãng xương của cây trên chuột cái đã cắt bỏ buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy tác dụng chống loãng xương của cây phụ thuộc vào loại xương, vị trí trên xương, và khoang xương (Urasopon N, et al., 2008).
– Dịch chiết thô và các thành phần tinh khiết từ cây Kwao Krua Trắng đã được chứng minh có tác dụng estrogen trong nhiều thí nghiệm tiến hành trên chuột chưa trưởng thành (Jones HEM, Pope GS., 1960), chuột cái (Jaroenporn S, Malaivijitnond S,Wattanasirmkit K, et al., 2007), chuột bị cắt bỏ buồng trứng (Benson GK, Cowie AT, Hosking ZD., 1961; Malaivijitnond S, Chansri K, Kijkuokul P, et al., 2006; Cherdshewasart W, Kitsamai Y, Malaivijitnond S., 2007), khỉ cái (Trisomboon H, Malaivijitnond S, Cherdshewasart W, et al., 2007), khỉ cái đã mãn kinh (Trisomboon H, Malaivijitnond S,Watanabe G, et al., 2006), chuột đực (Jaroenporn S, Malaivijitnond S,Wattanasirmkit K, et al., 2006), và trong một thử nghiệm lâm sàng trên người (Cain JC., 1960; Muangman V, Cherdshewasart W., 2001).
– Một loạt chất có nguồn gốc từ xenobiotic ở cây cỏ và xenobiotic nhân tạo đã được báo cáo là đều có các hoạt động do hoóc môn gây ra. Nghiên cứu hiện nay đã tiến hành các khảo sát về tác dụng của Pueraria Mirifica (PM) – đã được sử dụng như một loại thuốc cổ truyền chống lão hóa ở Thái Lan, bằng cách dùng men tái hợp, các tế bào MCF-7 sinh sản nhanh và phân tích sự mở rộng tạm thời của các tế bào HepG2.
– Trong các phân tích của men tái hợp, 0.025, 0.25, 2.5, 25, 2.5 x 10(2), 2.5 x 10(3), 2.5 x 10(4) ng/ml PM cô đặc không cho thấy dấu hiệu hoạt động nào của estrogen, trong khi 10(-9) trong số 17 beta-estradiol lại cho kết quả hoạt động estrogen cao. Các hoạt động estrogen được quy lại ở dạng 2.5 ng/ml đến 25 microg/ml PM cô đặc trong một lượng tùy thuộc vào các tế bào MCF-7, những ảnh hưởng estrogen của PM được hạn chế bằng cách sử dụng tamoxifen, là một loại kháng estrogen phổ biến. PM còn cho thấy tác dụng của estrogen lên các tuyến tế bào u gan, các tế bào HepG2, có chứa gien của cơ quan nhận cảm estrogen và luciferase. Chung quy lại, PM tự bản thân nó có thể không mang đặc tính estrogen trong hệ thống men, nhưng lại có đặc tính estrogen trong các tế bào MCF-7 và HepG2 mang những enzim chuyển hóa của con người. Các kết quả đã chỉ ra rằng PM có thể cần fải được kích hoạt những chuyển hóa để estrogen có thể hoạt động được (Lee YS et al, 2002).
– Nghiên cứu của Udomsuk L trên chuột đực chủng C57BL/6 cho thấy Miroestrol và deoxymiroestrol phân lập từ rễ củ của loài Pueraria candollei var. mirifica có tác dụng trên các enzyme trong con đường sinh tổng hợp các Hormon sinh dục tương tự estradiol. Cụ thể, hai chất này làm giảm hoạt tính của các enzym 3β-HSD, 17β-HSD1, CYP17 và CYP19 mRNA, trong khi đó gây tăng hoạt tính enzyme 17β-HSD2 (Udomsuk L et al, 2011). 9 loại isoflavonoid, gồm có cả chất pterocarpene mới như puemiricarpene, đã được tách ra từ củ rễ của Pueraria mirifica (Leguminosae). Cấu trúc của puemiricarpene đã được xác định bằng các phương pháp quang phổ. Hoạt động estrogen của những loại isoflavonoid được tách biệt đã được thử nghiệm trên các tế bào ung thư vú MCF-7 ở con người. Các hoạt động đều đặn đã được theo dõi, đặc biệt là chất kwakhurin, là một loại prenylated isoflavonoid. (Chansakaow S, 2000).
– Trên mô hình sinh trưởng của tế bào MCF-7 và tế bào cổ tử cung, Sookvanichsilp N đã phát hiện ra hoạt tính estrogen của các dịch chiết từ rễ loài Pueraria mirifica, bao gồm: dịch chiết cồn, dichloromethane. Trong ba dịch chiết này thì dịch chiết Dichloromethan có hoạt tính estrogel mạnh nhất (Sookvanichsilp N, 2008).
– Một loạt các nghiên cứu liên quan đến tác động của các chất trong cây Pueraria mirifica trên các dòng tế bào vú trong ống nghiệm đã được thực hiện bởi Trường Đại học Emory Y khoa ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, và Bộ phận sản phụ khoa,Phramongkutklao College of Medicine, Bangkok, Thái Lan. Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chiết xuất rễ củ cây Pueraria mirifica (Smith Naturals Co Ltd, Bangkok) có thể chống estrogen thuộc tính chống lại các dòng tế bào ung thư tích cực trong ống nghiệm, đặc biệt là các tăng sinh thụ thể estrogen dương tính (ER +) dòng ung thư vú (T47-D, MCF-7, và ZR-75-1) thu được từ Viện Ung thư MD Anderson (Texas) và Viện Ung thư Quốc gia (NCI) tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) Pueraria mirifica thúc đẩy các nguyên bào sợi trong tế bào vú bình thường và ức chế tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen (Chưa công bố, Sawatsri.S, et al., 2001).
2. Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu tác dụng của Miroestrol và deoxymiroestrol – các Phytoestrogen chiết xuất từ loài Pueraria candollei var. mirificatrên chuột của Udomsuk L (Udomsuk L et al, 2011) cho thấy:
– Các hợp chất này có tác dụng trên các enzyme Cytochrome P450 của gan, cụ thể: gây tăng hoạt tính benzyloxyresorufin O-dealkylase và giảm hoạt tính methoxyresorufin O-dealkylase. Kết quả này khẳng định ảnh hưởng của Miroestrol và deoxymiroestrol trên hai enzyme Cytochrome P450 là CYP2B9 (kích thích) và CYP1A2 (ức chế).
– Nghiên cứu trên tế bào não chuột: hai hợp chất này có tác dụng làm giảm sự oxy hóa lipid thôg qua sự giảm sinh malondialdehyde trong não.
– Từ phân đoạn Ethyl acetat tách từ dịch chiết cồn rễ củ loài Pueraria candollei var. mirifica Sucontphunt A đã nghiên cứu trên tế bào thần kinh đại não chuột chủng HT22 thấy có tác dụng chống oxy hóa và kháng độc với glutamat rõ ràng ở nồng độ 10 và 50 µg/ml theo cơ chế bất hoạt tác dụng của H2O2. Tác dụng thể hiện trên hình ảnh vi học tế bào và số lượng tế bào còn sống (Sucontphunt A et al, 2011).
3. Tác dụng trên chuyển hóa
Những estrogen thực vật tách từ rễ củ qua thử nghiệm tác dụng lên sự chuyển hóa lipid trên những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cho thấy chúng có tác dụng làm tăng đáng kể nồng độ Lipoprotein tỷ trọng cao – HDL (34%) và apolipoprotein A-1 (40%), đồng thời giảm nồng độ Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL (17%) và aplipoprotein B (9%). Khi xét tỷ lệ LDL/HDL và Apo B/Apo A thấy hai tỷ lệ này giảm rõ rệt (lần lượt là 37% và 35%) sau 2 tháng dùng thuốc (Okamura S, 2008).
4. Tác dụng ức chế gây đột biến
Nghiên cứu trên vi khuẩn Salmonella typhimuriumchủng TA98 và TA100 thấy dịch chiết từ hai loài Pueraria mirifica và Pueraria lobata không gây đột biến tế bào, mặt khác còn thể hiện rõ tác dụng ức chế đột biến liều dùng 2.5, 5, 10 và 20mg/khoanh khi sử dụng tác nhân gây đôt biến là 2-(2-furyl)-3-(5-nitro-2-furyl)- acrylamide và benzo(a)pyrene (Cherdshewasart W, 2009).
Tài liệu tham khảo
1. Yagi N, Nakahashi H, Kobayashi T, Miyazawa M (2013). Characteristic chemical components of the essential oil from white kwao krua (Pueraria mirifica). J Oleo Sci.;62(3):175-9.
2. Chatuphonprasert W, Udomsuk L, Monthakantirat O, Churikhit Y, Putalun W, Jarukamjorn K. (2013), Effects of Pueraria mirifica and miroestrol on the antioxidation-related enzymes in ovariectomized mice. J Pharm Pharmacol.; 65(3):447-56.
3. Wiriyakarun S, Yodpetch W, Komatsu K, Zhu S, Ruangrungsi N, Sukrong S. (2012), Discrimination of the Thai rejuvenating herbs Pueraria candollei (White Kwao Khruea), Butea superba (Red Kwao Khruea), and Mucuna collettii (Black Kwao Khruea) using PCR-RFLP. J Nat Med.
4. Udomsuk L, Chatuphonprasert W, Monthakantirat O, Churikhit Y, Jarukamjorn K. (2012), Impact of Pueraria candollei var. mirifica and its potent phytoestrogen miroestrol on expression of bone-specific genes in ovariectomized mice. Fitoterapia.;83(8):1687-92.
5. Udomsuk L, Juengwatanatrakul T, Putalun W, Jarukamjorn K. (2012), Suppression of BSEP and MRP2 in mouse liver by miroestrol and deoxymiroestrol isolated from Pueraria candollei. Phytomedicine.;19(14):1332-5.
6. Tiyasatkulkovit W, Charoenphandhu N, Wongdee K, Thongbunchoo J, Krishnamra N, Malaivijitnond S. (2012 ), Upregulation of osteoblastic differentiation marker mRNA expression in osteoblast-like UMR106 cells by puerarin and phytoestrogens from Pueraria mirifica. Phytomedicine.;19(13):1147-55.
7. Shimokawa S, Kumamoto T, Ishikawa T, Takashi M, Higuchi Y, Chaichantipyuth C, Chansakaow S. (2013), Quantitative analysis of miroestrol and kwakhurin for standardisation of Thai miracle herb ‘Kwao Keur’ (Pueraria mirifica) and establishment of simple isolation procedure for highly estrogenic miroestrol and deoxymiroestrol. Nat Prod Res.; 27(4-5):371-8.
8. Malaivijitnond S. (2012), Medical applications of phytoestrogens from the Thai herb Pueraria mirifica. Front Med.;6(1):8-21