Cây quýt thân gỗ nhỏ. Lá mọc so le, mép lá có răng cưa nhỏ, phiến lá nhẵn, khi vò dập có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn ở kẽ lá. Quả hình cầu hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mỏng nhẵn, chứa dầu thơm, có nhiều múi, trong múi có chứa hạt. Quả quýt được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá. Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.
Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng… Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm… ăn quýt rất có lợi.
Xơ quýt có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi.
Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần.
Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính.
Theo Đông y, quả quýt được chia thành các nhóm:
- Quả quýt non cắt đôi phơi khô gọi là thanh bì, có vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh can đởm. Tác dụng lợi gan, phá khí, làm tan chất kết tụ, giảm đau, tiêu thực, chữa đau tức khó thở, sưng vú, ăn uống không tiêu.
- Vỏ quả quýt phơi khô để dùng gọi là trần bì, có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, vào 2 kinh tỳ phế, tác dụng điều hòa khí tiêu đơm, táo thấp, tiêu chất ứ đọng, làm mạnh tỳ, chữa tức ngực, đầy bụng không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm.
- Hạt quả quýt chín phơi khô gọi là quất hạnh, có vị đắng tính bình, vào 2 kinh, thận phế, tác dụng điều hòa khí, giảm đau, chữa ruột non thoát vị, dái sưng đau, lưng đau thận lạnh.
Bài Thuốc chữa bệnh hay ứng dụng từ quả quýt:
Bài 1. Thuốc chữa bệnh tiêu hóa kém
+ Trần bì 6g
+ Bán hạ chế 3g
+ Phục linh 3g
+ Cam thảo 3g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 450ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 5 ngày.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh dạ dày lạnh gây nôn
+ Trần bì 9g
+ Gừng tươi 6g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 2 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 11 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa dái sưng đau
+ Thanh bì 6g
+ Hồi hương 3g
+ Xuyên luyện tử 3g
+ Ngô thù 3g
+ Mộc hương 3g
+ Quế tâm 3g
Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh chia đều 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liền 3-5 ngày.
Bài 4. Thuốc chữa bụng đầy chướng và nôn
+ Trần bì 10g
+ Chỉ xác 10g
+ Bán hạ 10g
+ Cành tía tô 10g
+ Hạt tía tô 5g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 9 ngày.
Bài 5. Thuốc chữa ho có đờm
+ Trần bì 10g
+ Bán hạ 10g
+ Bạch linh 10g
+ Hạt tía tô 5g
+ Nhân quả mơ 5g
+ Hạt cải 5g
+ Tiền hồ 10g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau khỉ ăn. cần uống liền 5 ngày.
Bài 6. Thuốc chữa bệnh mất tiếng
+ Trần bì 20g
+ Đường phèn 15g
Cho vỏ quýt vào nồi, thêm 500ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, khi còn 200ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã, cho đường phèn vào nước thuốc đun tiếp cho tan đường. Người bệnh chia uống nhiều lần trong ngày.