Nhận định chung
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tổn thương nhiễm trùng hiện diện tại nội mạc cơ tim, hay trên các cấu trúc nhân tạo trong tim (van nhân tao, vật liệu nhân tạo khác..). Biểu hiện tổn thương đặc hiệu dạng sùi (vegetation). Đây là tổn thương hình thành với sự hình thành của fibrin, tiểu cầu, vi khuẩn tăng sinh, hay nấm. Tác nhân là vi khuẩn, nấm hay virus và có thể biểu hiện dưới dạng cấp hay bán cấp. Nguyên nhân thường gặp nhất là là do vi khuẩn và phạm vi bài này chỉ đề cập đến vi nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh:
Streptocoques nhiều nhất khoảng trên 40%.
Staphylocoques chiếm khoảng 40% đang có xu hướng tăng dần do can thiệp ngoại khoa ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Các vi khuẩn khác:
+ Escherichia Coli.
+ Trực khuẩn gram âm.
+ Nhóm HACEK (Haemophilus spp, Actinobacillus actinomyceter comitants, Cardiobacterium hominis, Eikenella spp, Kingella kingae).
Phác đồ điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng ở trẻ em
Bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Cấp 1:
Khi nghi ngờ bệnh nhân có viêm nội tâm mạc cần làm các xét nghiệm ban đầu và hội chẩn chuyên khoa.
Cấp 2:
Điều trị nội khoa
Kháng sinh liệu pháp. Cần phải dùng kháng sinh phối hợp, diệt khuẩn, thích hợp với vi khuẩn gây bệnh theo kháng sinh đồ, đường tĩnh mạch, kéo dài từ 4 đến 6 tuần với nồng độ huyết thanh hiệu quả.
Kháng sinh ban đầu trước khi có kháng sinh đồ có thể sử dụng Amoxicillin 200mg/kg/ngày + gentamycin 3mg/kg/ngày Trên bệnh nhân có tổn thương da hay hậu phẫu mổ tim Oxacillin 200mg/kg/ngày hay vancomycin 60mg/kg/ngày Kháng sinh được điều chỉnh theo kháng sinh đồ và vị trí thuyên tắc.
Điều trị các biến chứng của bệnh và do quá trình.
Theo dõi điều trị
Lâm sàng: đường biểu diễn nhiệt độ, tổng trạng, tiếng tim, tình trạng huyết động (nhịp tim, huyết áp, nước tiểu), đường đi mạch máu tìm hiện tượng thuyên tắc, dấu hiệu thần kinh.
Sinh học: huyết đồ, CRP, thận gan Vi khuẩn: cấy máu, nồng độ huyết thanh của kháng sinh Tim mạch: X quang, ECG, siêu âm tim theo dõi diễn tiến sùi và đánh giá biến chứng.
Các biến chứng có thể gặp trong thời gian điều trị: shock tim, phù phổi cấp, block nhĩ thất hoàn toàn, tình trạng nhiễm trùng huyết không khống chế dược, thương tổn van nặng hơn, các biến chứng trên vật liệu sinh học thay thế đang dùng trên bệnh nhi.
Chỉ định điều trị ngoại khoa còn tranh cãi tuy nhiên tỷ lệ can thiệp ngoại khoa sớm ngày càng tăng lên
Suy tim dai dẳng đã được điều trị nội khoa tích cực.
Nhiễm khuẩn huyết không khống chế được: đối với những trường hợp cấy máu dương tính mà sau khi sử dụng kháng sinh 7 ngày cấy máu kiểm tra vẫn còn vi khuẩn thì cần hội chẩn ngoại khoa.
Huyết khối nhiều chỗ đặc biệt là nhồi máu hệ thống.
Đường kính sùi trên 10mm di động mạnh ở buồng tim trái.
Áp-xe quanh van, tổ chức cạnh van hay làm mủ khu trú trong cơ tim với rối loạn dẫn truyền.