Mục lục
Sau bữa cơm trẻ em không nên đi bơi
Trẻ em sau bữa ăn mà đi bơi chỉ có hại cho thân thể chứ không có lợi. Sau khi ăn cơm, do nhu cầu tiêu hoá và dinh dưỡng, sức làm việc của các cơ quan tiêu hoá tăng lên, lúc này các cơ quan tiêu hoá cũng đòi hỏi một lượng máu tương đối lớn, nếu ăn cơm xong mà đi bơi ngay, khiến cho một lượng lớn máu tập trung vào tứ chi, máu ít chảy vào đường tiêu hoá, do đó mà ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Ngoài ra, sau khi ăn cơm, dạ dày phải làm việc nhiều, nếu nhảy xuống nước, dạ dày lại chịu áp lực của nước và các bộ phận khác đè ép sẽ làm cho nhu động khó khăn, không những thức ăn khó tiêu hoá, có khi còn gây nên chứng đau dạ dày.
Trẻ thơ không nên tắm nắng qua cửa kính
Có một số người thường hay để cho trẻ thơ nằm dưới ánh nắng sau cửa kính ở trong phòng, tựa hồ như đang tắm nắng, nhưng thực tế thì lại chẳng được tia tử ngoại chiếu vào.
Như mọi người đều biết, trong ánh nắng mặt trời có 60% tia hồng ngoại, nó đem lại cho người ta nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu và các chất thay thế mới; trong ánh nắng mặt trời có tia tử ngoại,có tác dụng diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng, còn có thể làm cho chất egôttêrôn ở trong lớp da biến thành vitamin D, mà vitamin D thì thúc đẩy việc hấp thu các chất phôtpho canxi. Vì tia tử ngoại ở trong ánh nắng không thể thông qua lớp kính được, mà phải để cho ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu lên lớp da mới thực sự có hiệu quả.
Cho trẻ thơ tắm nắng thì phải từ từ, tiến dần từng bước. Bình thường thì trẻ sơ sinh sau 1 tháng có thể bắt đầu cho ra ngoài trời tắm nắng, nếu là mùa hè, mùa thu thì đến tháng thứ ba có thể cho ra hoạt động ngoài trời, thời kỳ đầu, mỗi lần cho ra ngoài trời từ 5 đến 10 phút là thích hợp. Sau khi trẻ đã thích ứng với thời tiết bên ngoài thì có thể tăng dần thời gian này lên, đại khái là cứ sau 3 – 5 ngày lại tăng lên 5 phút, sau đó có thể kéo dài đến 1 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa..Cũng có thể tăng lên bằng cách cho ra ngoài trời 2 lần trong 1 ngày. Đầu mùa xuân, cuối mùa thu và mùa đông, cho trẻ ra tắm nắng ngoài trời thì phải chú ý mặc quần áo ấm cho trẻ, chỉ để hở mặt và bàn tay, phải chọn nơi kín gió, đề phòng trẻ cảm lạnh.
Trẻ em không nên chơi trò kéo co
Kéo co tuy là một trong những loại thi đấu được phát triển rộng rãi trong hoạt động thể dục quần chúng , song đối với trẻ em thì không nên tham gia loại thi đấu này.
Bởi vì kéo co thì trẻ em phải ưỡn người về phía sau hoặc cong người về phía trước hoặc phải nghiêng người, phải dùng hết sức của hai chân hai tay để duy trì ở một vị trí cố định và phải giữ vững một thời gian nhất định. Xương, các khớp xương của trẻ còn non yếu, rất dễ xảy ra sai khớp hoặc chệch khớp xương. Nếu chơi nhiều có thể làm cho xương cốt bị biến dạng, cột sống bị cong. Trong khi kéo co, tất cả cơ bắp toàn thân trẻ em đòi hỏi một lượng máu rất lớn để cung cấp dưỡng khí và chất dinh dưỡng. Do số lượng vi ti huyết quản ở trong cơ bắp của trẻ em còn ít, do đó mà lượng máu cung không đủ cầu, dễ sinh ra thiếu ôxy, rất có hại cho việc phát triển lớn lên của cơ bắp. Trong khi kéo co, trung khu tương ứng của vỏ đại não xảy ra quá trình hưng phấn mạnh và tập trung, hệ thống thần kinh dễ mệt mỏi, việc đó rất không có lợi cho sự phát triển của hệ thống thần kinh. Trong khi kéo co, trẻ thơ phải miễn cưỡng chịu sự ngột ngạt quá nhiều và thời gian quá dài, tất nhiên sẽ dẫn đến máu tĩnh mạch chảy về tim giảm sút. Lượng vận chuyển máu của tim giảm đi, tim phải gánh vác nặng hơn, buồng tim và đại não xuất hiện hiện tượng thiếu máu tạm thời, nếu nghiêm trọng thì có thể bị ngất xỉu. Khi bị ngột ngạt trong lúc kéo co, thanh môn căng thẳng, việc dùng lực của cơ bụng và hô hấp giảm đi, làm cho ngực thót lại, nội áp trong ngực tăng lên, việc hô hấp không thể tiến hành bình thường, khí thể ở trong phổi không thể đẩy ra được, dưỡng khí thì lại không hít vào được, mà trong lúc kéo co thì dưỡng khí lại đòi hỏi một khối lượng vượt qúa lượng dưỡng khí lớn nhất mà người ta thở vào. Như vậy là cơ thể trẻ em sẽ bị thiếu dưỡng khí, rất có hại cho sức khoẻ.
Trước khi thi đấu không nên ăn cơm
Trước khi thi đấu thể dục 3 tiếng đồng hồ không nên ăn cơm.
Bởi vì vận động có thể làm cho công năng tiêu hoá bị trở ngại rất lớn, còn có thể làm cho dạ dày co giật, ảnh hưởng đến việc thi đấu. Ngoài ra , sau khi thi đấu, một số lượng lớn máu ở trong cơ thể chảy vào hệ thống tiêu hoá, do đó mà cơ bắp và não bị thiếu máu. Khi vận động, cơ bắp cần phải có đủ máu mới có thể làm được những động tác mà môn thể dục đòi hỏi. Lúc đó, nếu vận động viên dùng lực mà cơ bắp lại ở vào điều kiện bất lợi thì khó mà có thành tích cao được.
Học sinh trung, tiểu học không nên sấy tóc
Yêu cái đẹp là nét đẹp của con người. Nhưng trang điểm, chải chuốt như thế nào phải tuỳ người mà làm. Ví dụ như học sinh trung, tiểu học thì không nên sấy tóc.
Bởi vì tóc là do các chất sừng, chất da, chất tủy hợp thành, trong đó chất da ước chiếm 90%. Tóc của học sinh trung, tiểu học nhỏ và mềm mại, sau khi bị sấy nóng hoặc phản ứng hoá học, chất sừng và chất da của tóc đều bị tổn thương, khiến cho tóc đang đen tuyền biến thành màu đỏ quạch và giòn, chất dầu giảm đi, mất đi vẻ bóng mượt, rất dễ rụng. Cho nên học sinh trung, tiểu học không nên sấy tóc.
Học sinh cận thị không nên ngồi bàn đầu
Ngồi bàn đầu có thể làm cho mức cận thị nặng hơn. Bởi vì ánh sáng của vật thể phản xạ ra trước mắt ngoài 5 – 6 mét, thì mắt người ta không cần điều tiết cũng có thể hình thành hình dáng rõ ràng ở trên võng mạc của mắt, lúc đó việc điều tiết cơ bắp của mắt là thư giãn. Nhưng nếu ánh sáng của vật thể phản xạ ra trong vòng 5 mét, nếu mắt không điều tiết thì trên võng mạc của mắt không thể hiện lên hình dáng vật thể rõ ràng được, muốn nhìn rõ vật thể ở trong vòng 5 mét, việc điều tiết cơ bắp của mắt cần phải co hẹp lại ở những mức độ khác nhau, cự li vật thể nhìn thấy càng gần thì mức co hẹp càng mạnh. Những học sinh ngồi ở cuối lớp, điều tiết cơ mắt không căng thẳng như học sinh ngồi ở bàn đầu, có lợi cho việc bảo vệ đôi mắt. Để những học sinh cận thị ngồi ở bàn đầu, vì cự li của bảng đen gần quá, khiến cho cả tiết học việc điều tiết cơ mắt đều ở trạng thái căng thẳng, mắt càng dễ mỏi mệt, có thể làm tăng thêm độ cận thị của học sinh, dẫn đến tuần hoàn ác tính. Cho nên, học sinh cận thị không nên ngồi ở bàn đầu.
Không nên cho trẻ thơ nắm áo nhau đi dạo
Có một số nhà trẻ mẫu giáo hay tổchức cho trẻ thơ đi dạo chơi tập thể, thường hay tổ chức các em thành hàng , người sau nắm đuôi áo người trước đi sát vào nhau, đối với trẻ nhỏ thì cách làm như vậy thật không có lợi cho việc phát triển lớn lên của các em.
Nên nhớ rằng, khi một em chìa tay ra nắm chặt lấy đuôi áo của em đi trước, sẽ giữ một cự ly cố định giữa hai người, mà cự ly đó lại rất gần, ảnh hưởng đến bước đi, như vậy các em đành phải nghiêng người mà đi, nếu cứ kéo dài , dễ hình hành kiểu đi chân chữ bát, cũng có em phải nhón chân mà đi, như vậy cũng ảnh hưởng đến tư thế đi laị đúng đắn của các em. Cho nên để tiện việc quản lý các em, có thể dùng biện pháp căng dây cho các em đi hoặc để cho các em dắt tay nhau xếp hàng đôi đi một cách tự nhiên. Như vậy sẽ không ảnh hưởng xấu đến tư thế đi lại của các em.