Mục lục
- Trẻ em không được ăn nhiều quá.
- Không được ăn quá no.
- Không được ăn nhanh.
- Không nên cho trẻ ăn uống những thứ quá “ tinh ” .
- Không được vừa ăn vừa xem.
- Không được vừa ăn vừa đi đi lại lại.
- Không được để cho trẻ em khảnh ăn.
- Không nên vừa ăn vừa cười.
- Không nên cho trẻ em ăn quà vặt.
- Nên bỏ thói quen ngồi xổm ăn cơm của con trẻ.
- Tuyệt đối không nên bắt ép trẻ em ăn cơm.
- Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm có mầu.
- Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp.
- Không nên để trẻ em ăn những thực vật ôi thiu, biến chất.
- Trẻ em đi tàu xe không được ăn vặt
- Bốn điều kiêng kỵ về ăn uống của trẻ em vào mùa hè
- Không được để cho các em ăn quá nhiều
Trẻ em không được ăn nhiều quá.
Trên đời này không có ông bố bà mẹ nào lại không thương yêu con mình. Có một số ông bố bà mẹ chỉ muốn cho con mình ăn thật nhiều, cảm thấy như vậy là được an ủi vô cùng. Do đó mà hễ thấy trẻ đòi ăn cái gì là thoả mãn cho bằng được. Họ thật chẳng biết rằng kết quả làm như vậy thì lợi bất cập hại, bởi vì có một số thực vật mà trẻ em không nên ăn nhiều.
Ví dụ như bánh ngọt điểm tâm chẳng hạn, đây là một loại thực phẩm mà trẻ con rất thích ăn. Tuy trong loại bánh điểm tâm này có một số nhiệt lượng nhất định, nhưng loại thực phẩm này có rất ít vitamin, chất khoáng, chất anbumin và chất xơ, ăn nhiều sẽ làm cho trẻ em bị hỏng mất khẩu vị. Ngoài ra trên thị trường đang bán những loại bánh ngọt, trông có vẻ rất tươi mới, song trong đó lại có không ít vi trùng. Nếu không hạn chế ăn ít đi thì rất dễ bị trúng độc.
Những loại thức ăn quá ngọt như kẹo, mật ong, quả khô, đồ hộp v.v…dễ làm cho trẻ sún răng, cho nên cũng không nên cho trẻ ăn nhiều. Hiện nay sở dĩ có rất nhiều trẻ em sún răng, một trong những nguyên nhân đó là trẻ em ăn quá nhiều đường. Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại chứng minh rằng: Sự hình thành các loại bệnh như bệnh béo phì, bệnh tim, bệnh đái đường, bệnh cận thị v.v…của trẻ em thường có quan hệ mật thiết đến việc ăn đường của trẻ em.
Không được ăn quá no.
Bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển chưa đầy đủ, thường xuyên ăn nhiều, uống nhiều, ăn quá no, việc phân tiết của dịch tiêu hoá cung không đủ cầu dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hoá.
Không được ăn nhanh.
Ăn uống quá nhanh, việc phân tiết nước bọt không đủ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá và việc hấp thu các thành phần dinh dưỡng.
Không nên cho trẻ ăn uống những thứ quá “ tinh ” .
Những năm gần đây bệnh cận thị ở các em thiếu niên trẻ em tăng lên quá nhiều, khiến cho nhiều bậc cha mẹ và các thầy thuốc nhãn khoa phải chú ý. Công tác nghiên cứu khoa học gần đây nhất chứng minh rằng: ăn uống không thoả đáng là một trong những nguyên nhân làm cho các em thành cận thị. Ăn quá nhiều đường hoặc các loại đường tinh chế khác như bột mì, bột gạo v.v…chúng đã mất đi mất một phần sinh tố, chất khoáng và chất xơ; sẽ thúc đẩy việc hình thành và phát triển bệnh cận thị; trong cơ thể nếu thiếu chất crôm và thức ăn có hàm lượng anbumin quá cao đều là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến mắt cận thị. Cho nên, trẻ em ăn uống không nên dùng những thứ quá “tinh”, để bảo đảm cho các emn có thị lực bình thường.
Đại đa số những người mắc bệnh cận thị thì trong tóc của người đó thường thiếu hai nguyên tố canxi và crôm. Trong cơ thể người ta mà có hai nguyên tố canxi và crôm bình thường thì dịch áp trongmắt cũng bình thường; ngược lại, hàm lượng hai nguyên tố đó quá thấp hoặc quá cao đều khiến cho mắt nhìn các vật khó khăn.
Trẻ em ăn đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu các thức ăn khác; trong cơ thể mà có nhiều chất đường sẽ làm cho việc tích trữ nguyên tố crôm giảm đi, chất vitamin B bị thất thoát, đồng thời còn làm tiêu hao một phần lớn chất kiềm và chất canxi ở trong cơ thể. Do đó mà ảnh hưởng đến thị lực. Cho nên, để đề phòng cận thị, ngoài việc cần chú ý vệ sinh mắt ra, còn phải để cho các em ăn nhiều lương thực thô và những thực vật có nhiều chất canxi và crôm, như các loại xương động vật, tôm cá, các loại trứng, các loại sữa, các loại đậu, các loại rau hẹ, củ cà rốt, hoa quả v.v…
Không được vừa ăn vừa xem.
Vừa ăn cơm, vừa xem ti-vi, xem sách báo v.v…không những không cảm thấy thức ăn ngon mà còn ảnh hưởng đến việc phân tiết dịch tiêu hoá, nếu kéo dài sẽ làm cho bộ máy tiêu hoá trở nên xấu đi.
Không được vừa ăn vừa đi đi lại lại.
Vừa đi vừa ăn, không những không văn minh, mà còn rất mất vệ sinh. Bởi vì như vậy, những bụi bậm trong không khí, những vi trùng và những khí thể có hại sẽ bám vào thức ăn và vào trong bụng, rất có hại cho sức khoẻ.
Không được để cho trẻ em khảnh ăn.
Hàng ngày người ta ăn rất nhiều loại thực phẩm, song có một số trẻ em lại chỉ thích ăn một vài loại thức ăn hoặc dăm ba loại thức ăn thôi. Thói quen đó rất không tốt, làm cha mẹ cần phải giúp cho các em sửa đổi thói quen không tốt đó.
Cơ thể con người cần những chất dinh dưỡng muôn hình muôn vẻ, như chất đường, chất anbumin, chất mỡ, vitamin, chất khoáng v.v…Sức lực để chúng ta làm việc chủ yếu là nhờ có chất đường (thành phần chủ yếu của lương thực) và chất mỡ, con ngườilớn lên chủ yếu là nhờ vào anbumin, mỡ và các chất khoáng như sắt, canxi, phôtpho v.v… và các loại vitamin. Trong cơ thể mà thiếu chất sắt thì sẽ thành thiếu máu; thiếu canxi thì xương, răng lớn lên sẽ không chắc; thiếu vitamin A thì người ta dễ bị mù; thiếu vitamin B dễ mắc bệnh phù chân; thiếu vitamin C thì sẽ viêm lợi chân răng, dễ bị băng huyết; thiếu vitamin D, người ta dễ mắc bệnh còi xương hoặc bệnh còng.
Hàng ngày chúng ta ăn cơm là để hấp thu những chất dinh dưỡng này. Nhưng trong một món ăn thôi thì không thể có đủ tất cả các chất này được. Có món ăn thiếu chất này, có món ăn thiếu chất khác; có món ăn nhiều chất dinh dưỡng này, có món ăn nhiều chất dinh dưỡng khác. Để thoả mãn nhu cầu của cơ thể, những thực phẩm chúng ta ăn phải đa dạng. Nếu gây thành thói quen khảnh ăn, chỉ ăn thứ này mà không chịu ăn thứ kia, nếu cứ thế kéo dài thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trẻ em là thời kỳ đang lớn lên, nên càng cần phải chú ý đến vấn đề này.
Không nên vừa ăn vừa cười.
Có những trẻ em hễ cứ ngồi vào bàn ăn là thích cười đùa, trêu chọc nhau, nếu không lưu ý thì thức ăn dễ trôi vào khí quản, dẫn đến ho, sặc, nghẹn, nếu nghiêm trọng có thể nguy đến tính mạng.
Không nên cho trẻ em ăn quà vặt.
Trẻ em không thích ăn cơm là một tật xấu. Có một số trẻ em hễ cứ đến giờ ăn cơm, nếu không nhũng nhẽo, gào khóc thi cũng lắc đầu nguây nguẩy; có một số trẻ em khác thì cứ ngậm miếng cơm ở trong mồm, hàng nửa buổi không nuốt xong. Nguyên nhân gì đã làm cho các em không thích ăn cơm?
Có một số bậc cha mẹ coi con cái như hạt minh châu, chúng muốn gì là cho cái ấy, ngày nào cũng cho ăn rất nhiều, chất dinh dưỡng thừa thãi. Nếu cứ kéo dài thì đến bữa ăn trẻ không thấy đói nữa nên tự nhiên không muốn ăn cơm. Làm cha mẹ, nuông chiều con cái là lẽ thường tình của mọi người, chú ý bồi dưỡng thêm cho con chút dinh dưỡng là điều rất nên làm. Điều cần nhắc các bậc cha mẹ phải chú ý là phải giảm bớt quà vặt của con trẻ đi, làm sao để đến giờ ăn cơm chúng cảm thấy đói bụng, thèm ăn, lúc đó chúng mới ăn cơm một cách ngon lành.
Nên bỏ thói quen ngồi xổm ăn cơm của con trẻ.
Có một số trẻ em lại thích bê bát cơm vừa ăn vừa chơi, đi hết nhà nọ sang nhà kia, lại còn thích tụ tập dăm bảy đứa ngồi chụm lại cùng ăn với nhau. Thói quen này thật không phù hợp với yêu cầu vệ sinh chút nào cả.
Khi ăn cơm, đồng thời với việc thức ăn liên tục trôi xuống, dung tích cuả dạ dày cũng không ngừng to lên. Nếu ngồi xổm ăn cơm, dạ dày sẽ bị ép lại, thực vật trôi xuống dạ dày không đủ không gian để dung nạp, rất nhanh chóng cảm thấy bụng căng lên, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu va tiêu hoá của dạ dày.
Còn nữa, khi trẻ em ngồi xổm ăn cơm, trọng lực toàn thân dồn nén lên hai bắp chân nên việc lưu thông máu ở hai chân cũng bị ảnh hưởng, như vậy rất không có lợi cho việc tuần hoàn máu bình thường. Ngoài ra, ngồi xổm ăn cơm, cách mặt đất rất gần cho nên bụi bặm và ô nhiễm nghiêm trọng. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải vứt bỏ ngay tập quán không tốt đẹp này.
Tuyệt đối không nên bắt ép trẻ em ăn cơm.
Ngày nay đại đa số các cặp vợ chồng trẻ đều chỉ có một con, cho nên hầu hết đều rất nuông chiều con. Lúc ăn cơm ai cũng muốn cho con mình ăn thật ngon. Có một số cha mẹ, hễ thấy con mình không chịu ăn cơm là lo lắng không yên, thoạt đầu thì doạ, rồi mắng, doạ rồi, mắng rồi vẫn không được thì sinh ra cáu kỉnh, có người còn đánh, còn chửi các em, ép chúng phải ăn bằng được. Bữa ăn như thế làm sao khiến cho các em cảm thấy ăn ngon miệng được? Thôi thì đành nuốt lấy nuốt để cho xong, như vậy thì làm sao tiêu hoá cho được? Cứ như vậy kéo dài sẽ dẫn đến tâm lý chán ăn của các em và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự lớn lên của trẻ thơ.
Nói chung,mọi trẻ em đều ham chơi, lúc đang chơi thú vị nhất thì chúng quên hết cả ăn uống, hoặc là ăn vội vàng qua loa cho xong bữa để rồi còn chơi tiếp. Nếu gặp phải tình hình như vậy, thì phải tạm thời khuyên giải cho bạn bè của em để cho em tập trung vào bữa ăn; khi ăn cơm nên để cho các em được tự do một chút, bảo đảm cho tâm thần của các em được vui vẻ thoải mái, nếu các em không chú ý gắp thức ăn cũng không nên trách mắng các em mà nên giảng giải một đôi điều các em có thể hiểu được là được. Còn việc các em ăn nhiều hay ít phải căn cứ vào trạng thái sinh lý và tâm lý bình thường của các em mà quyết định, tuyệt đối không nên dựa vào nguyện vọng chủ quan của người lớn mà bắt ép các em phải ăn.
Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm có mầu.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thực phẩm có mầu như kẹo, bánh ga-tô, các loại đồ uống lạnh và các loại đồ uống trong giấy mềm thường rất có hại cho sức khoẻ của con trẻ.
Bởi vì phẩm nhuộm dùng để sản xuất thực phẩm mầu là các sắc tố hợp thành, nó từ dầu mỏ hoặc hắc ín sau khi luyện mà ra, rồi qua phương pháp hoá học để hợp thành, trong đó có một số độc tố nhất định. ở trên thế giới có trên một trăm thứ thuốc nhuộm dùng để nhuộm thực phẩm, nhưng người ta đã phát hiện ra không dưới một trăm loại có tác dụng phụ có chất độc hoặc bị hoài nghi có thể dẫn đến ung thư. Cho nên đã có rất nhiều quốc gia đã loại bỏ phẩm mầu thực phẩm. Hiện nay ngành y tế Trung quốc cũng chỉ cho phép sử dụng 5 loại hợp thành sắc tố sau đây: màu hồng son, màu hồng rau dền, màu vàng chanh, màu vàng giáng chiều, màu xanh lam, và cũng nghiêm khắc khống chế trong việc sử dụng.
Y học hiện đại cho rằng, trẻ em hấp thu một số lượng ít phẩm mầu thực phẩm đã được phép sử dụng, tuy không phát hiện ra ngay những phản ứng lâm sàng, song đối với cơ thể sẽ có ảnh hưởng nhất định. Biểu hiện cuả chúng là:
1) Loại phẩm mầu thực phẩm này có thể tiêu hao chất giải độc trong cơ thể con người, gây khó khăn cho phản ứng thay thế bình thường trong cơ thể. Biểu hiện chủ yếu là kết cấu tế bào trong cơ thể bị tổn hại, gây cản trở cho công năng bình thường của nhiều loại hoạt tính dung môi, từ đó mà làm cho quá trình chuyển đổi của đường, mỡ, anbumin, vitamin và chất xơ v.v…bị ảnh hưởng, bệnh trạng là đầy bụng, đau bụng, tiêu hoá không tốt v.v…
2) Hợp thành sắc tố còn có thể tích tụ trong cơ thể dẫn đến bị trúng độc mãn tính. Khi sắc tố hợp thành nằm cạnh thành dạ dày, ruột sẽ sinh bệnh, kèm theo đó là cơ quan cuả hệ thống tiết niệu dễ bị kết thành sỏi
3) Các tổ chức khí quan trong cơ thể của trẻ còn non yếu, rất mẫn cảm đối với các chất hoá học, nếu sử dụng nhiều sắc tố hợp thành sẽ ảnh hưởng đến xung động thần kinh, dễ dẫn đến bệnh hiếu động hoặc đa động.
Cho nên xin có lời khuyên các bậc phụ huynh, tốt nhất là không nên cho con em mình ăn những thực phẩm pha mầu.
Trẻ em không nên ăn nhiều thực phẩm đóng hộp.
Bất kể là loại đồ hộp gì, để đạt được mục đích giữ được mầu sắc và mùi vị và bảo quản được dài lâu, nhà sản xuất đều cho thêm một lượng thuốc nhất định như sắc tố hợp thành gia công, hương liệu, chất phòng thiu thối v.v… Những chất hợp thành nhân tạo này, đối với người lớn thì ảnh hưởng không nhiều, song đối với trẻ em thì có nguy hại. Bởi vì sự trưởng thành của trẻ em chưa thành thục, công năng giải độc của gan chưa hoàn thiện, nếu ăn quá nhiều đồ hộp, vượt quá hạn độ lớn nhất mà thân thể phải xử lý những vật chất này thì sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành và sức khoẻ, thậm chí chất hoá học tích luỹ dần mà dẫn đến bị trúng độc mãn tính. Ngoài ra chất vitamin trong đồ hộp, sau khi qua xử lý nhiệt đã giảm mất nhiều, như vitamin C thì bị phá huỷ trên 50%. Cho nên trẻ em chỉ nên ăn thực phẩm tươi, mới là chính, còn thực phẩm đóng hộp thì không nên ăn hoặc ăn rất ít.
Không nên để trẻ em ăn những thực vật ôi thiu, biến chất.
Bệnh mỏchim. Cũng gọi là bệnh xanh tím ruột. Thường gặp ở những trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Do sau khi ăn phải những thức ăn như cải xanh, cải trắng để lâu ngày, không còn tươi mới nữa hoặc đã muối thành dưa. Bởi vì trong đó có rất nhiều những chất muối axit nitric ngấm vào đường ruột sẽ gây rối loạn đường ruột và sinh bệnh. Nếu uống nước giếng hoặc nước sông có nhiều chất muối axit nitric thì cũng bị trúng độc.
Diễn biến của bệnh mỏ chim xảy ra tương đối nhanh, nói chunễnuất hiện sau khi ăn 15 – 30 phút, như môi, móng tay hiện lên màu tím bầm. Nếu bị nặng thì loang ra niêm mạc và lớp da toàn thân. Cũng có thể sốt nóng và bị bệnh nhẹ ở đường tiêu hoá như tim đập mạnh, buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, đi ngoài v.v…Người bị bệnh nặng thì xuất hiện triệu chứng tinh thần mỏi mệt, buồn ngủ, kinh giật, hôn mê, tứ chi lạnh ngắt, thở khó v.v…
Để đề phòng bệnh mỏ chim, điều then chốt là phải chú ý khâu vệ sinh ăn uống, tuyệt đối không để cho trẻ con ăn những thức ăn ôi thiu, biến chất. Dưa muối thì phải muối cho thấu, trước khi ăn phải rửa cho sạch. Rau xanh nấu xong phải ăn ngay, không được để qua đêm.
Trẻ em đi tàu xe không được ăn vặt
ở trên tàu xe mà ăn vặt, không những ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, mà những thứ như kẹo bi, hạt quả hoặc những thứ nhỏ khác rất dễ trôi vào khí quản; khi xe vào những chỗ ngoặt hoặc phanh gấp, đồng thời cũng dễ nhiễm bệnh như bệnh kiết lỵ, bệnh viêm gan ác tính v.v…
Bốn điều kiêng kỵ về ăn uống của trẻ em vào mùa hè
Mùa hè nhiệt độ cao, thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất, thêm vào đó mồ hôi ra nhiều, việc phân tiết dịch tiêu hoá giảm đi, cơ năng dạ dày và ruột của trẻ em không thể hoàn toàn thích ứng với sự thay đổi của khí hậu nhiệt độ cao, rất dễ phát sinh những bệnh về đường ruột. Thường thấy nhất là tiêu hoá không tốt, viêm ruột và kiết lỵ. Cho nên vào muà hè phải đặc biệt chú ý đến việc ăn uống của trẻ em.
Một là không cho trẻ em ăn uống những thứ không sạch. Hoa quả phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất là gọt vỏ; khi mua những thực phẩm chín về nhà thì phải cho vào nồi đun lại cho kỹ rồi mới cho trẻ em ăn; không được cho trẻ em ăn cơm thừa, thức ăn thừa; cho trẻ uống sữa phải là sữa tươi mới, không cho ăn sữa để quá lâu. Đặc biệt là không cho trẻ em uống nước lã.
Hai là không cho trẻ em ăn uống nhiều quá. Bất kỳ là hoa quả, đồ uống lạnh, đều không nên cho trẻ em ăn uống quá nhiều, đặc biệt là thực phẩm thuộc loại mỡ càng không được ăn nhiều. Cho trẻ ăn uống phải chú ý định giờ, định lượng; trẻ bú sữa mẹ, phải giữ vững thời gian 3 – 4 giờ cho bú một lần; trẻ em ăn sữa pha chế, phải kiên trì cách 4 giớ mới cho ăn một lần, ban ngày thì cứ cách l – 2 tiếng đồng hồ lại cho uống một lần nước đun sôi pha đường muối để nguội.
Thứ ba là không được quên chất lượng. Ngày nóng cần cho trẻ ăn những đồ ăn nhạt dễ tiêu hoá. Những trẻ thơ còn phải nuôi bộ thì nên cho ăn cháo, ăn bột, ăn rau xanh là chính, cho thêm ít nước thịt vừa phải. Những thứ khó tiêu như lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, thịt băm viên thì nên cho trẻ ăn ít hoặc không ăn. Trẻ em trên l tuổi chủ yếu là ăn cơm, các thực phẩm loại mỡ nên ăn ít, mà nên ăn nhiều rau xanh.
Bốn là kiêng kỵ ô nhiễm. Mùa hè trẻ em ra nhiều mồ hôi, hai tay chỗ nào cũng sờ mó, cho nên rất dễ ô nhiễm thực phẩm. Cho nên trẻ em trước khi ngồi vào bàn ăn, nhất thiết phải bắt các em rửa tay cho thật sạch, và còn phải gây cho các em thói quen, sau khi đi vệ sinh nhất thiết phải rửa tay. Nếu phát hiện thấy trẻ em tiêu hoá không tốt, mắc bệnh đi ngoài, thì phải kịp thời đưa đến bác sĩ điều trị.
Không được để cho các em ăn quá nhiều
Có không ít các bậc cha mẹ chỉ thích cho con mình ăn thật nhiều, ăn thật ngon, cho rằng con to béo là khoẻ mạnh. Trongviệc ăn uống hằng ngày của con trẻ thường chỉ chú ý bố trí những thức ăn có nhiều chất đạm, nhiều chất mỡ v.v… để có nhiều ca-lo. Kỳ thực kết quả làm như vậy không những không nâng cao được tố chất thân thể của trẻ, ngược lại còn vì quá thừa dinh dưỡng nên sinh ra nhiều bệnh tật.
Dinh dưỡng là quá trình tổng hợp của việc hấp thu thức ăn để cơ thể con người duy trì sinh lý, sinh hoá, công năng miễn dịch bình thường của sự sống. Cái gọi là “Dinh dưỡng quá thừa” chính là hấp thu thực phẩm vượt quá nhu cầu nêu trên. Ngày nay, bất kỳ ở thành thị hay ở nông thôn, vì mức sống của con người ta được nâng cao khá nhiều, cho nên mọi người đều tìm mọi cách để trẻ con được ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn, điều đó chẳng có gì đáng chê trách cả. Có điều cần phải chú ý là, ngàynay việc ăn uống của trẻ thiên về những loại có nhiều ca-lo, điều này ở thành thị thì phổ biến rõ ràng hơn. Song họ chẳng biết rằng, thực phẩm có nhiệt lượng cao dễ tạo thành điều kiện vật chất quá thừa dinh dưỡng ở trẻ, là cơ sở để trở thành béo phì. Năng lực tiêu hoá ở trẻ tương đối kém, năng lượng quá nhiều mà lại khó tiêu hoá có thể chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở dưới các lớp da khiến cho thân thể có xu hướng ngày càng béo lên. Có người đã thống kê, nếu trước 13 tuổi mà vượt quá 20% thể trọng thông thường, thì sau 30 tuổi sẽ có 80 đến 90% trở thành đại béo phì. Trẻ em mà béo quá thì dễ tạo thành thể chất dị hình như chân vòng kiềng, chân bẹt v.v…mà bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tâm huyết quản. Nếu trẻ em cứ kéo dài thời kỳ quá thừa dinh dưỡng sẽ dồn gánh nặng cho hệ thống tiêu hoá, sẽ khiến cho các bộ phận như tuyến tuỵ, tràng dịch, mật v.v…phải phân tiết nhanh hơn, bộ phận gan sẽ phải phân giải, tồn trữ, giải độc liên tục không được nghỉ ngơi, nếu cứ thế kéo dài thì sẽ tạo thành mất trật tự của công năng hệ thống tiêu hoá và hệ thống nội phân tiết, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ em.
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ thường hay cho con ăn những thứ bổ sắt, bổ kẽm, như vậy là cần thiết, song cũng phải có hạn độ. Có một số bánh bích qui và kẹo có chất bổ sắt, bổ kẽm, nhưng nếu ngày nào cũng ăn nhiều thì sẽ quá số lượng sắt, như vậylại có hại cho sức khoẻ của trẻ em.
Tôn Tư Mạc, một nhà y học đời Đường cho rằng: “An sinh chi bản, tâm tư ư thực….bất tri thực nghi giả, bất túc dĩ sinh tồn dã.” Cũng tức là nói việc duy trì cuộc sống của cơ thể tất phải từ trong thực phẩm hấp thu lấy thành phần dinh dưỡng, nhưng nếu không biết khống chế việc ăn uống thì cũng khó bảo toàn được thân thể khoẻ mạnh. Cho nên cần phải chú ý hấp thu dinh dưỡng toàn diện, bảo toàn việc ăn uống cân đối những chất bổ, không nên chỉ thiên về một mặt nào đó. Nhất là đối với việc ăn uống của trẻ em, phải chú ý điều phối cho hợp lý, phải tăng cường bữa ăn chính và khống chế ăn vặt. Phải làm được việc là việc ăn uống phải theo giờ giấc, có chừng mực. Không nên dùng hình thức thưởng để cổ vũ trẻ em ăn nhiều, càng không nên cho trẻ em ăn nhiều chất có nhiều ca-lo quá. Để tránh việc vì muốn bồi dưỡng cho trẻ mà lại chuốc lấy hậu quả chẳng lành.