MA TỬ NHÂN HOÀN

(“Thương Hàn Luận”)

Hiệu quả: Chữa táo bón táo nhiệt, da dẻ sần sùi.

Thành phần dược liệu:

Ma tử nhân 30g, Hạnh nhân 15g, Chỉ thực 15g, Đại hoàng 20g, Hậu phác 15g, Thược dược 15g.

Cách thực hiện:

Đem tất cả vị thuốc trên cùng nghiền tán thành bột mịn hỗn hợp, rồi cho mật ong vào quấy đều, vo thành những viên thuốc nhỏ.

Cách dùng:

Mỗi lần dùng 9g sau bữa ăn. Mỗi ngày 1 – 2 lần uống với nước ấm.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp cho những ai có da dẻ sần sùi, đồng thời kèm có hiện tượng phần nước trong ruột mất thăng

bằng, đi tiêu phân khô rắn như phân dê, không dễ bài tiết ra; miệng khô, nước tiểu ngắn ít màu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Ngoài ra, người tuổi già cô thể hư nhược hoặc có táo bón tập quán kèm có thực nhiệt trong trường vị cũng có thể dùng phương này. Phương thuốc này lấy Ma tử nhân làm chủ thuốc, nên lấy tên phương thuốc là Ma tử nhân hoàn, Thuốc hoàn này chứa chất dầu có tác dụng nhuận đường ruột, đồng thời sau khi gặp chất dịch ruột non tính kiềm trong ruột sẽ sản sinh ra chất A-xít béo, có thể kích thích đường ruột, làm tăng mạnh sự nhu động của ruột, Hạnh nhân nhuận phế giảng khí, nhuận trường thông tiện. Thược dược dưỡng huyết liêm âm hòa lý. Chi thực, Hậu phác đều hành khí, giúp cho đi tiêu dễ dàng. Đại hoàng có tác dụng tả hạ táo nhiệt, Toàn phương hợp dùng có thể nhuận trường tư táo, thông đại tiện. Trung y cho rằng, Vị trường có nhiệt, nhiệt làm tổn thương tân dịch, tân dịch không thể đi xuống nhuận đại tiện, thì phân khô kết, khó mà bài tiết ra. Bởi vì phương thuốc này thanh tả thực nhiệt Trường vị, tư nhuận đường ruột, nên có thể chữa táo bón. Nhưng nên chú ý, nếu không táo nhiệt, thi không thích hợp dùng phương thuốc này.

MA HẠNH Ý CAM THANG

(“Kim Quỹ Yếu Lược”)

Hiệu quả: Chữa chứng da dẻ sần sùi và đen sạm, làm cho da dẻ nhẵn mịn trắng trẻo.

Thành phần dược liệu:

Ma hoàng 9g,                     Hạnh nhân 9g,

Ý dĩ 30g,                            Chích cam thảo 3g.

Cách thực hiện:

Dùng nước sắc nấu tất cả dược vật trên, rồi bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc.

Cách dùng:

uống trước bữa ăn, 3 lần một ngày.

Giải thích:

Bản phương thích hợp cho người da dẻ sần sùi, đồng thời gàu nhiều, thể chất tương đối khá, rêu lưỡi mỏng hoặc trắng nhẵn. Phương này nguyên là một phương thường dùng chữa phong thấp tại biểu. Còn về mặt tác dụng làm đẹp, người ta không mấy coi trọng. Thực ra hiệu quả làm đẹp của nó rất rõ rệt, Nó chủ yếu do vị thuốc sơ tán phong hàn, tuyên phế lợi tiểu hợp thành. Trong phương, Ma hoàng có công năng sơ tán phong hàn, tuyên phế lợi tiểu, làm cho lỗ chân lông được thông suốt không bị tắc nghẽn, tác dụng tuyên phế lợi tiểu của nó, có thể đẩy mạnh sự thay thế của nước dịch cơ thể con người, có lợi cho bài trừ phần nước thừa trong cơ thể. Hạnh nhân và Ý dĩ hợp dùng có thể lợi khí khử thấp. Trong đó Hạnh nhân có thể chữa được nhiều loại bệnh ngoài da, còn có tác dụng đẩy mạnh đại tiện thông suốt, rất cc ích lợi về chữa trị da dẻ sần sùi, Ý dĩ giỏi về khử trừ thấp tà ở kinh lạc, da thịt, và còn là một vị thuốc làm đẹp, Ý dĩ có tác dụng trừ đi phần nước thừa trong cơ thể, dùng Ý du chế thành trà, Ý dĩ có tác dụng giảm cân, Ngoài ra Ý dĩ còn bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết cho da dẻ con người, từ đó làm cho da dẻ nhẵn mịn tươi sáng. Nên 4 vị thuốc trên hợp lại dùng có công hiệu khử phong trừ thấp, lợi tiểu. Trung y cho rằng: tà uất của phong thấp làm cản trở sự thông suốt của da thịt, làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, làm công năng sơ tiết bị thất thường, dẫn tối da dẻ bị sần sùi. Bởi thế phương này có thể sơ phong trừ thấp, nên chữa được da dẻ sần sùi do phong thấp ẩn trong da dẻ gây ra.

ĐẠI HOÀNG CAM THẢO THANG

(“Kim Quỹ Yếu Lược”)

Hiệu quả: Chữa chứng táo bón dẫn đến da dẻ sần sùi.

Thành phần dược liệu:

Đại hoàng 12g, Cam thảo 3g

Cách thực hiện:

Dùng nước sắc nấu hai vị thuốc trên, bỏ bã thuốc, lấy nước thuốc.

Cách dùng: uống nước thuốc.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp với những người da dẻ sần sùi. đồng thời có. táo bón, hay sình bụng, thể chất mạnh, chất lưỡi đồ, rêu lưỡi vàng. Trung y cho rằng: Trường vị tích nhiệt, phủ khí không thể đi xuống thì sẽ bị táo bón. Đại hoàng, trong phương này giỏi về thông phủ khí, tả tích nhiệt, thanh trừ táo,nhiệt trong Trường vị, Cam thảo có thể hòa hoãn tính mãnh liệt của Đại hoàng, đồng thời có thể hộ vị phù trợ chính khí, khiển công hạ mà không tổn thương chính khí. Toàn phương tuy chỉ có hai vị thuốc, nhưng lại giành thắng với số ít, và làm thực nhiệt trong Trường vị được nhanh chóng trừ đi, từ đó đại tiện thông suốt. Cho nên hiệu quả tốt với chứng táo bón do thực nhiệt của Trường vị dẫn đến da dẻ sần sùi. Chú ý phương thuốc nầy không nên sắc nấu lâu, sau khi nấu sôi lại cho nấu tiếp 3 đến 5 phút là được. Đối với những người cơ thể hư nhược, phụ nữ có mang, thời gian có kinh nguyệt, và thời kỷ cho con bú đều không thích hợp dùng phương thuốc nầy.

HẠNH SƯƠNG THANG

(“Hòa Tễ Cục Phương”)

Hiệu quả:

Thường dùng làm cho sắc mặt hồng hào, tươi mát và da dẻ trở nên nhẵn mịn, mềm mại.

Thành phần dược liệu:

Lật mễ 100g, Hạnh nhân 60g,

Muối ăn 60g,

Cam thảo 60g.

Cách thực hiện:

Tức mễ (gạo kê), Muối ăn, Cam thảo phân biệt sao lửa, Hạnh nhân bỏ vỏ, sao cám. Tiếp đó đem 4 vị thuốc trên cùng nghiền tán thành bột mịn là thành.

Cách dùng:

Mỗi lần 3g bột thuốc, hòa với nước sôi nguội để uống. Dùng thường xuyên.

Giai thích:

Bốn phương lấy bổ Tỳ chủ, nhưng thuộc tính bình mà không ôn táo. Túc mễ (gạo kê). Cam thảo trong phương đều bổ tỳ ích khí. Túc mễ tức là gạo kê, dưỡng thận khí, trừ nhiệt trong tỳ vị, ích khí, lại lợi tiểu nên ích tỳ vị, và còn có công năng bổ hư tổn, khai trường vị. Hạnh nhân có tác dụng nhuận trường, thông tiện, Trung y cho rằng có nhiều bệnh ngoài da đều liên quan với đại tiện không thông. Đại tiện không thông khiến trường vị sản sinh tích nhiệt, nhiệt tà uất kết ở da dẻ thì sẽ dẫn đến mụn nhọt và da dẻ sần sùi. Phương thuốc nầy gồm chất dầu có thể thông nhuận đường ruột, làm cho đại tiện được duy trì thông suốt, nên có tác dụng phòng chống nhiều loại bệnh ngoài da. Muối ăn có tác dụng thông tiện. Tổng hợp phương thuốc này có công hiệu kiện tỳ ích khí, nhuận trường thông tiện, nên sau khi dùng phương thuốc này, phòng chống được mụn nhọt trên mặt và da dẻ sần sùi, khiến da dẻ tươi mát mịn màng, sắc diện hồng hào.

THUỐC RỬA MẶT BẰNG ĐÔNG QUA

(“Ngự Dược Viên Phương”)

Hiệu quả: Chữa nhan diện không sạch nhẵn, đen sạm không tươi sáng.

Thành phần dược liệu:

Đông qua (bí đao) 1 trái.

Cách thực hiện:                      .

Đông qua dùng dao bằng tre gọt bỏ vỏ xanh, xắc miếng mỏng. Dùng 1.500g rượu và 1000g nước nấu Đông qua đến chín nhừ. Tiếp đó dùng vải lọc bỏ bã, nấu cô tiếp thành dạng cao, rồi cho vào 600g mật orig, lại nấu cô tiếp đến độ đặc sệt vừa phải, lại dùng vải lọc qua, cho vào chum sành đậy kín lại.

Cách dùng:

Lúc dùng lấy độ nhiều ít khoảng như hạt dẻ, dùng tân dịch (tức nước bọt) hòa đều, thoa lên mặt, rồi dùng tay chà mặt.

Giải thích:

Đông qua trong “Bản thảo cương mục” còn gọi là “Bạch đông qua”. Vì trên vỏ ngoài có một lớp áo phấn trắng mịn và hạt của nó cũng trắng, nên được tên gọi trên. Đông qua vị ngọt, tính hơi hàn, vừa là loại rau quả thường gặp ở mùa hạ, lại là nguyên liệu tốt để làm mứt hoa quả. Đông qua từ vỏ đến hạt đều có tác dụng làm đẹp. vỏ Đông qua lợi tiểu tiêu thũng, cũng có thể làm kem thoa mặt, ruột của Đông qua sắc miếng dùng chà trên da chữa sảy, hiệu quả rất tốt. Trong cuốn “Thánh tế tổng lục” dùng Đông qua chữa mặt bị đen sạm. Căn cứ cuốn “Bản. thảo cương mục” ghi lại, dùng ruột Đông qua rửa mặt tắm gội, có thể loại trừ vết nám đen, làm cho da dệ con người trắng mịn, tươi mát. Đông qua nhân có công hiệu làm da dẻ tươi mát, sắc mặt đẹp (theo “Thần Nông bản thảo kinh”) và khử phong trong da dẻ, chữa vết nám, nhuận da thịt (theo “Đại Minh bản thảo”). Phương thuốc này dùng ruột và hạt Đông qua làm chủ, có tác dụng thanh nhiệt nhuận da, khử can ban, trắng da mặt. Nguyên trái Đông qua đều là bảo vật cả, vả lại giá cả rẻ, dễ tìm mua, là món mỹ phẩm quí giá hiếm có được như vậy. Trong phương này gia thêm mật ong trắng, vừa làm chất dính bám, lại vừa nhuận da dẻ, đẹp nhan sắc. Tân dịch có tác dụng tiêu sưng giải độc, vừa dùng tân dịch điều hòa thuốc, lại vừa chữa bệnh ngoài da. Nên sau khi sử dụng phương thuốc này có thể làm sắc mặt từ đen sạm chuyển trắng và tươi mát nhẵn mịn.

HOÀNG KỲ THANG

(“Chứng trị chuẩn thằng”)

Hiệu quả:

Chữa chứng da mặt sàn sùi, mặt xanh xao không tươi sáng. Làm cho da dẻ nhẵn mịn, sắc mặt hồng hào tươi mát.

Thành phần dược liệu:

Hoàng kỳ 30 gam,              Trần bì 12 gam,

Hỏa ma nhân 12 gam, Mật ong trắng 15 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước nấu cô cô ba vị thuốc: Hoàng kỳ, Trần bì, Hỏa ma nhân, xong bỏ bã thuốc, cho Mật ong trắng vào quấy đều.

Cách dùng:

Mỗi ngày uống ba lần, một thang chia dùng ba lần.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp cho trường hợp da dẻ sần sùi, kèm có chứng đi tiêu phân khô rắn hoặc mềm, nhưng vài ngày không đi tiêu, hoặc đôi khi có ý muốn đi tiêu, nhưng bài phân khó khăn, dùng sức thì ra mồ hôi, hụt hơi, đuối sức. Lúc thường tinh thần không phấn chấn, tứ chi yếu đuối sức, mặt xanh xao không tươi nhuận, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Hoàng kỳ trong phương có vị ngọt, tính hơi ấm, giỏi về bổ ích khí của Phế Tỳ, là vị thuốc bổ khí. Trần bì hành khí kiện tỳ, có thể xúc tiến công năng vận hóa của tỷ, ngoài ra còn chữa chứng ruột già bị tắc nghẽn (“Bản thảo cương mục”). Trần bì trong chứa dầu phát huy đối với đường tiêu hóa có tác dụng hòa hoãn và kích thích, còn có lợi cho tiết ra tích khí trong trường vị, từ đó có giúp cho tiêu trừ trướng đầy vùng bụng do táo bón gây ra. Hỏa ma nhân vị ngọt, tính bình, nhuận trường thông tiện, tư dưỡng bổ hư. Bài thuốc này chứa chất dầu khá nhiều, có tác dụng nhuận trơn đường ruột, xúc tiến nhu động của ruột, cho nên có lợi cho bài tiết phân. Mật ong trắng tức là Mật ong, nhuận trường thông tiện, tư dưỡng bổ trang, có tác dụng làm trơn ruột già và nhuận táo tả hạ. Ngoài ra, còn có tác dụng làm đẹp, thường dùng mặt như Hồng hoa (“Dược tính luận”). Bốn vị thuốc trên hợp dùng, có tác dụng ích khí kiện tỳ, nhuận trường thông tiện. Sau khi dùng bài thuốc này có thể tiêu trừ táo bón do khí hư, ruột già không đủ sức chuyển đưa cặn bã (tức phân) gây ra, vì thế có thể chữa trị da dẻ sần sùi gây ra bởi táo bón và còn làm cho khí huyết sung túc, da dẻ hồng hào mà tươi mát

ĐƯƠNG QUI ẨM TỬ

(“Chứng trị chuẩn thằng”)

Hiệu quả:

Chủ trị chứng huyết hư phong táo, da dẻ dày, sần sùi, ngứa ngáy. Làm cho da dẻ nhẵn mịn, sắc diện hồng hào, không dễ có nếp nhăn.

Thành phần dược liệu:

Đương qui 10 gam, Thược dược 10 gam,

Xuyên khung 6 gam, Sinh địa 15 gam,

Bạch tật lê 12 gam, Kinh giới 10 gam,

Phòng phong 12 gam, Thủ ô 15 gam,

Hoàng kỳ 20 gam, Cam thảo 3 gam.

Cách thực hiện:

Dùng nước sắc cô tất cả vị thuốc trên.

Cách dùng:

Uống nước thuốc trước bữa ăn, chia dùng ba lần trong ngày.

Giải thích:

Phương thuốc này thích hợp trường hợp da dẻ dày mập, sần sùi, có màu nâu nhạt, giò ngửa ngáy bất định, đồng thời có kèm chứng tim hồi hộp, hụt hơi, mất ngủ, hay nằm mơ, chóng quên, sắc mặt xanh xao, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhỏ vô lực. Phương thuốc này chủ yếu do những vị thuốc dưỡng huyết và khử phong hợp thành. Trong phương, Đương qui, Thược dược, Sinh địa, Thủ ô đều dưỡng âm bổ huyết. Trong đó, Đương qui nhuận trường vị, gân cốt, da dẻ. Xuyên khung hoạt huyết hành huyết, có tác dụng xúc tiến tuần hoàn của máu. Bạch tật lê, Kinh giới, Phòng phong đều có tác dụng khu phong. Hoàng kỳ, Cam thảo ích khí bổ trung, làm cho khí huyết có nguồn sinh thành. Toàn phương hợp dùng gồm công hiệu dưỡng huyết nhuận táo, khu phong giảm ngứa. Trung y cho rằng huyết hư hóa táo sinh phong, uất ức ổ giữa da thịt, làm da mất đi dinh dưỡng, gây ra da dẻ dày mập, sần sùi. Huyết hư không dưỡng dược da thì da khô táo dễ sinh nếp nhăn. Vì phương thuốc này dưỡng huyết khu phong, nên chữa được chứng huyết hư phong táo gây ra da dẻ sần sùi, làm cho da dẻ trở nên nhẵn mịn, tư nhuận và còn có thể giảm bớt hoặc loại trừ nếp nhăn trên mặt.

0/50 ratings
Bình luận đóng