Giai đoạn cấp

  1. Ngay khi động mạch vành bị tắc, sóng T cao hẳn lên. Giai đoạn này ngắn, dài từ vài phút đến vài giờ, hiếm khi bắt gặp trên lâm sàng.
  2. Dòng điện tổn thương xuất hiện trong giai đoạn cấp nhồi máu cơ tim làm đoạn s – T chênh lên và có thể che lấp biến đổi sóng T của chu kỳ trước; s – T chênh nói lên có nhồi huyết mới.
  3. Hoại tử thành tâm thất thoạt tiên làm phức hợp QRS (sóng Q hoặc QS) trở nên âm nhiều hoặc ít. Các dấu hiệu của hoại tử xuất hiện khi tình trạng tắc mạch vành kéo dài. Đây là triệu chứng đặc hiệu của nhồi máu cơ tim.

Giai đoạn bán cấp

Trung bình 4 – 5 ngày sau, ST bớt chênh còn sóng T ngày càng trở nên âm hơn, sâu hơn, đối xứng và nhọn (sóng T thiếu máu), s – T chênh thường xuyên gặp trong phình thành tim hoặc có u tân tạo ở cơ tim. Tái xuất hiện s – T chênh cho thấy có nhồi huyết mói hoặc viêm màng ngoài tim.

Giai đoạn mạn tính

Các rối loạn về sóng T mất đi sau khoảng 10 – 20 ngày, hiếm khi sau nhiều tháng. Khi đó, di chứng của nhồi máu cơ tim chỉ còn là QRS âm (sóng Q hoặc QS). Dấu hiệu này cũng có thể mất đi (rất hãn hữu).

Nhồi máu cơ tim và bloc nhánh: có bloc nhánh làm cho việc chẩn đoán nhồi máu khó khăn.

  1. Bloc nhánh điển hình: nhồi máu bị che lấp hoàn toàn bởi bloc nhánh. Đường ghi loại này chủ yếu gặp khi có bloc nhánh trái.
  2. Bloc nhánh không điển hình: thường khó phân tích. Người ta có thể thấy hình ảnh bloc nhánh trái ở các đạo trình ngoại vi và hình ảnh bloc nhánh phải ở các đạo trình trước tim.
  3. Hình ảnh điển hình
  4. Bloc nhánh trái có nhồi máu mặt trước lan đến vách: hình ảnh bloc nhánh trái, có sóng Q tù ở I, VL và ở V5-V6.
  5. Bloc nhánh phải có nhồi máu trước vách: có các sóng QR ở bên phải vùng trước tim.

Xem tiếp Điều trị nhồi máu cơ tim

0/50 ratings
Bình luận đóng