Mục lục
Thoát nút
Khi tần số nhịp xoang thấp hơn so với tần số của nhịp nút Tawara, thì nút này tự phóng xung điện và kích hoạt các tâm nhĩ ngược chiều (sóng p trở nên âm).
Khi tần số của nút xoang và tần số của nút Tawara gần bằng nhau, thì có thể xảy ra phân ly nhĩ-thất, gọi là đồng nhịp (phân ly nhĩ-thất đồng nhịp), và giống với bloc nhĩ-thất. Đây là một bệnh lành tính, nhất thời, đôi khi do digital. Không cần điều trị, mà chỉ cần hiệu chỉnh lại liều lượng digital.
Nhịp nhanh bộ nối (nhịp nhanh nút) không kịch phát
Tần số thay đổi từ 90 đến 130 nhịp/phút. Nhịp nhanh bộ nối không kịch phát gây ra do suy giảm ở nút xoang (nhồi máu cơ tim, quá liều digital, giảm oxy mô, phẫu thuật tim) hoặc do kích thích tính tự động của những cấu trúc nút.
Khởi phát và kết thúc của cơn nhịp nhanh này nói chung từ từ. Thường có những rối loạn dẫn truyền trong tâm thất (nội-tâm thất) kết hợp, điều này làm cho chẩn đoán phân biệt với trường hợp nhịp nhanh thất chậm (nhịp nhanh thất tần số thấp) là khó khăn. Điều trị: điều trị nguyên nhân.
Nhịp nhanh bộ nối (nhịp nhanh nút) kịch phát
Tần số thay đổi từ 130 đến 180 nhịp/phút. Khởi phát và kết thúc đột ngột, cũng giống với những trường hợp nhịp nhanh trên thất kịch phát khác, nhưng khác với những trường hợp đó là nhịp nhanh bộ nối kịch phát khó điều trị hơn, nhất là vì không cảm ứng với thủ thuật kích thích thần kinh phế vị. Điều trị xem: nhịp nhanh trên thất kịch phát.
Điện tâm đồ trong những trường hợp nhịp bộ nối (nhịp nút)
Có dấu hiệu kích hoạt tâm nhĩ ngược chiều (sóng p trở thành âm) và phức hợp QRS có độ dài thời gian bình thường. Sóng p âm này có thể đi trước phức hợp QRS, hoặc lẫn trong phức hợp này, hoặc đi sau phức hợp hoặc nằm trong đoạn S-T. Những sóng p này thường không nhìn thấy, và trong trường hợp này thì không có gì để phân biệt giữa nhịp nhanh bộ nối kịch phát với các trường hợp nhịp nhanh trên thất khác. Những thể có rối loạn dẫn truyền trong tâm thất (nội-tâm thất) kết hợp và phức hợp QRS rộng khó phân biệt với nhịp nhanh thất.